Năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 43 - 44)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.7.Năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế của các giống thí nghiệm

- Năng suất sinh vật học: Năng suất sinh vật học của lúa chính là lượng vật chất khô tích lũy được do quá trình quang hợp tạo ra trên một đơn vị diện tích ( m2, ha,…). Chỉ tiêu này đánh giá khả năng quang hợp và tích lũy chất khô mạnh hay yếu của quần thể ruộng lúa.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy rằng, năng suất sinh vật học của các giống thí nghiệm dao động từ 116,8 – 132,7 tạ/ha. Trong đó giống II thấp nhất (116,8 tạ/ha), thấp hơn 6,8 tạ/ha, cao nhất là VI (132,7 tạ/ha),cao hơn 9,1 tạ/ha so với đối chứng.

Năng suất kinh tế

Đối với cây lúa năng suất kinh tế là năng suất hạt, đó chính là sản phẩm mà chúng ta cần thu hoạch.

Trong vụ thí nghiệm này, năng suất kinh tế của các giống thí nghiệm thay đổi từ 44,9 – 57,2 ta/ha. So với đối chứng (45,5 tạ/ha) các công thức VII (57,2 tạ/ha),VI (56,7 tạ/ha) III (55,7 tạ/ha), IV (53,2 tạ/ha); II (52,2 tạ/ha)có năng suất kinh tế cao hơn lần lượt là 11,7; 11,2; 10,2; 7,7 và 6,7 tạ/ha. Chỉ có công thức V (44,9 tạ/ha) thấp hơn đối chứng lần lượt là 0,6 tạ/ha.

Bảng 3.7. Năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế của các giống thí nghiệm

CT

Chỉ tiêu Giống

Năng suất kinh tế

(tạ/ha)

Năng suất sinh vật học

(tạ/ha)

I(đ/c) Xi23 (đ/c) 45,5 123,6 0,368 II L Đ1 52,2 116,8 0,446 III HT7 55,7 122,1 0,456 IV SL12 53,2 117,5 0,452 V TB10 44,9 119,6 0,375 VI DT47 56,7 132,7 0,427 VII BC 15 57,2 130,3 0,438 Hệ số kinh tế

Hệ số kinh tế kinh tế là tỷ lệ giữa năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học. Hệ số kinh tế ngoài phụ thuộc vào đặc điểm di truyền còn phụ thuộc sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc. Do vậy, không phải lúa đạt năng suất sinh vật học cao thì cho năng suất kinh tế cao, vì nó còn phụ thuộc vào sự vận chuyển chất khô từ sản phẩm quang hợp về các bộ phận kinh tế (hạt) cao hay thấp.

Trong vụ thí nghiệm này, hệ số kinh tế của các giống thay đổi từ 0,368 – 0,456. Trong đó công thức đối chứng có hệ số kinh tế thấp nhất (0,368), cao nhất là công thức II (0,456).

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 43 - 44)