4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm
Năng suất là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng hợp tất cả các quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa thông qua các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông hữu hiệu/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau dưới tác động của di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, muốn đạt năng suất cao cần điều chỉnh các yếu tố cấu thành năng suất một cách hợp lý nhất thông qua các biện pháp kỹ thuật như: Bố trí mật độ cấy hợp lý, bón phân thích hợp,…dựa vào từng điều kiện cụ thể của từng vùng về thời tiết, đất đai, trình độ canh tác.
Kết quả bảng 3.8 cho thấy:
Số bông/m2 đóng góp trên 70% năng suất sau cùng của cây lúa. Quyết định đến yếu tố này là giai đoạn lúa đẻ nhánh hữu hiệu, do vậy muốn đạt số bông/m2 cần thiết phải tác động vào giai đoạn này: Bón phân thúc sớm và tập trung, điều chỉnh nước hợp lý trong ruộng,…
Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy, số bông/m2 của các giống có sự khác biệt nhau tương đối lớn dao động từ 234 – 294 bông/m2. Trong đó các công thức có số bông/m2 lớn hơn đối chứng (246 bông/m2) là III (252 bông/m2); VI (258 bông/m2); IV (282 bông/m2); VII (294 bông/m2) cao hơn lần lượt là 6; 12; 36; 48 bông/m2, đây là những giống thực sự có ý nghĩa. Các giống thấp hơn đối chứng là II và V (234 bông/m2), thấp hơn 12 bông/m2.
- Số hạt/bông
Số hạt/bông được quyết định từ lúc lúa phân hóa đòng, đặc biệt là giai đoạn phân hóa gié cấp 2. Để quá trình này diễn tốt thì thời tiết phải thuận lợi, tránh được sâu bệnh và dinh dưỡng, nước phải đầy đủ.
Trong vụ này, số hạt/bông của các giống thí nghiệm dao động từ 90,8 – 130 hạt/bông. So với đối chứng (112,4 hạt/bông) 2 công thức có số hạt/bông cao hơn là III (130,0 hạt/bông) và V (123,0 hạt/bông), cao hơn lần lượt là 17,6 và 10,6 hạt/bông. Những công thức còn lại: IV, II, VII , VI , thấp hơn công thức đối chứng lần lượt là 21,6; 7,6; 6,4 và 5,2 hạt/bông.
Số hạt chắc/bông
Đây là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến năng suất. Số hạt chắc/bông ngoài phụ thuộc vào đặc điểm di truyền còn chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện ngoại cảnh đặc biệt yếu tố nhiệt độ và sâu bệnh. Do vậy, một giống có số hạt/bông cao thì chưa chắc có số hạt chắc/bông đã cao vì chưa chắc quá trình trổ bông, phơi mao, thụ tinh thụ phấn của giống đó diễn ra thuận lợi.
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
CT Chỉ tiêu Giống Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ hạt lép (%) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
I(đ/c) Xi23 (đ/c) 246 112,4ab 83,5a 25,7 21,25 43,64 39,60bc II L Đ1 234 104,8ab 83,0a 20,8 26,56 51,58 43,80abc III HT7 252 130,0a 90,3a 30,5 23,67 53,87 43,20abc IV SL12 282 90,8b 70,1a 22,8 25,45 50,31 45,76ab V TB10 234 123,0ab 87,4a 28,9 20,84 42,61 37,90c VI DT47 258 107,2ab 88,4a 17,5 24,47 55,82 48,30a VII BC 15 294 106,0a 81,2a 23,4 23,06 55,05 46,56a LSD0,05 30,45 21,25 6,92 43.64 39.6 51.58 43.8 53.87 43.2 50.31 45.76 42.61 37.9 55.82 48.3 55.05 46.56 0 10 20 30 40 50 60 I (đc) II III IV V VI VII NSLT NSTT
Biểu đồ 3.4: Năng suất lý thuyết, thực thu của các thí nghiệm vụ Đông Xuân 2007 - 2008
Giai đoạn quyết định nhất đến số hạt chắc/bông là thời kỳ lúa trổ bông, nếu thời kỳ này gặp rét hoặc nóng (đặc biệt ở khu vực miền Trung có gió Tây Nam) thì chắc chắn tỷ lệ lép cao.
Trong vụ này, các giống thí nghiệm có số hạt chắc/bông thay đổi từ 70,1 – 90,3. Trong đó cao nhất là công thức III (90,3 hạt chắc/bông), cao hơn đối chứng (83,5 hạt chắc/bông) là 6,8 hạt chắc/bông, thấp nhất là công thức IV (70,1 hạt chắc/bông) thấp hơn 20,1 hạt chắc/bông. Các công thức cao hơn giống đối chứng là III, V cao hơn lần lượt 6,8; 4,9; 3,9 hạt chắc/bông. Công thức II và VII thấp hơn đối chứng 0,5; 2,3 hạt chắc/bông.
Thời gian lúa trổ trong vụ sản xuất này gặp nhiều ngày âm u nên quá trình phơi mao gặp nhiều khó khăn, cộng với nền nhiệt độ cao nên đó là lý do giải thích tại sao tỷ lệ hạt lép tương đối lớn, thay đổi từ 17,5 - 30,5%. Trong đó các công thức III (30,5%) và V (28,9%) có tỷ lệ lép cao hơn đối chứng (25,7%) lần lượt là 4,8% và 3,2%. Các công thức còn lại II (20,8%), IV (22,8%), VI (17,5%), VII (23,4%) thấp hơn I (đ/c) lần lượt là 4,9%; 2,9%; 8,2% và 2,3%.
Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết biểu hiện tiềm năng năng suất của các giống lúa thí nghiệm. Chỉ tiêu này phụ thuộc chặt chẽ vào sự hài hòa cân đối của số bông trên m2, số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt.
Trong vụ sản xuất này, năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm ở mức trung bình, thay đổi từ 42,61 – 55,82 tạ/ha. Trong đó các công thức II (51,58 tạ/ha); III (53,87 tạ/ha), IV (50,31 tạ/ha), VI (55,82 tạ/ha), VII (55,05 tạ/ha) có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng (43,64 tạ/ha) lần lượt là 7,94; 10,23; 6,67; 12,18 và 11,41 tạ/ha. Công thức còn lại V (42,61 tạ/ha) có năng suất lý thuyết thấp hơn đối chứng 1,03 tạ/ha.
Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá thực tế của tất cả các quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa trên đồng ruộng. Năng suất thực thu ngoài phụ thuộc vào yếu tố di truyền còn bị chi phối rất chặt chẽ của điều kiện ngoại cảnh và chế độ canh tác.
Trong vụ sản xuất này, năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm dao động từ 37,90 – 48,30 tạ/ha. Trong đó các công thức II (43,9 tạ/ha), III (43,2 tạ/ha), IV (45,76 tạ/ha),VI (48,30 tạ/ha) và VII (46,56 tạ/ha) có năng suất thực thu cao hơn đối chứng (39,60 tạ/ha) lần lượt là 4,30; 3,60; 6,16; 8,7 và 6,69 tạ/ha. Chỉ có công thức V (37,90 tạ/ha) có năng suất thực thu thấp hơn đối chứng 1,7 tạ/ha.
Sự phụ thuộc của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên là rất chặt chẽ, điều đó cũng đã được thể hiện rõ trong hai vụ thí nghiệm chúng tôi tiến hành. Điều kiện thời tiết trong hai vụ là rất khác nhau, đặc biệt là sự khắc nghiệt bất thường của
thời tiết trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 đã làm cho sự sinh trưởng, phát triển của các giống lúa là rất khác nhau, được thể hiện rõ qua sự khác nhau về năng suất của các giống triển vọng trong cả hai vụ.