Thời hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 25 - 30)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2. Thời hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm

tốt, dao động từ 4,6 – 5 lá. Công thức đối chứng có số lá/ cây lớn nhất (5 lá), các công thức còn lại có số lá/cây ít hơn đối chứng, trong đó thấp nhất là III (4,6 lá) thấp hơn đối chứng 0,4 lá/cây.

- Màu sắc lá mạ

Trong vụ sản xuất này các giống đều có màu xanh nhạt.

Nhận xét chung: Qua theo dõi một số chỉ tiêu về mạ như đã phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy tất cả các giống đều có phẩm chất mạ tốt.

3.2. Thời hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thínghiệm. nghiệm.

Nghiên cứu thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa là cơ sở khoa học giúp ta biết được quy luật sinh trưởng qua các thời kỳ, từ đó có thể đưa ra những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp lên các thời kỳ đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa phát triển với mục đích cuối cùng là đạt được năng suất cao nhất, là cơ sở để bố trí thời vụ thích hợp và phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương.

Trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 tại Hà Tĩnh, từ khi xuống cấy đã chịu một đợt rét đậm kéo dài nhất trong nhiều thập niên qua (gần 40 ngày), nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của cây lúa. Nhìn chung, toàn bộ các giống lúa thí nghiệm sinh trưởng phát triển rất chậm, thời gian các giai đoạn đầu đều kéo dài.

Bảng 3.2. Thời gian thông qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm Đơn vị tính: ngày CT Giống Cấy HX HX BĐĐN BĐĐN ĐNTĐ ĐNTĐ BĐT BĐT KTT KTT CHT TTGST I(đ/c) Xi23(đ/c) 10 30 24 28 5 25 145 II L Đ1 10 30 25 28 5 25 146 III HT7 12 32 25 30 6 23 151 IV SL12 12 32 26 30 4 23 150 V TB10 12 30 26 28 4 23 146 VI DT47 10 30 23 28 4 23 141 VII BC15 12 32 25 30 5 25 152

- Giai đoạn từ cấy đến bén rễ hồi xanh

Thời gian này mà càng rút ngắn thì lúa càng bước vào đẻ nhánh sớm tập trung. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn cây lúa bước đầu làm quen với môi trường mới nên rất mẫn cảm với điều kiện bên ngoài đặc biệt là nhiệt độ.

Thể hiện của sự hồi xanh là bộ rễ nhú ra những phần mới (thường màu trắng), phần trên mặt đất đã hồi tỉnh trở lại (xanh lại), lá bắt đầu phát triển.

Trong vụ sản xuất này, sau cấy đã gặp thời tiết xấu, nhiệt độ xuống thấp nên đã kéo dài giai đoạn này 10 – 12 ngày. So với đối chứng (10 ngày), 4 giống III, IV, V, VII (12 ngày) có thời gian hồi xanh sau cấy dài hơn 2 ngày. Còn các công thức còn lại bằng đối chứng (10 ngày).

- Giai đoạn từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh

Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng liên quan mật thiết đến quá trình đẻ nhánh sau này. Thời gian này càng rút ngắn thì cây lúa càng bước vào đẻ nhánh sớm và tập trung và là tiền đề cho cây lúa đạt được năng suất cao.

Sau giai đoạn bén rễ hồi xanh, thời tiết tiếp tục rét đậm làm cho lúa hầu như ngừng sinh trưởng và rất chậm đẻ nhánh. Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng, các giống thí nghiệm sau khi hồi xanh 30 – 32 ngày mới bắt đầu đẻ nhánh. Trong đó

các công thức III, IV, VII (32 ngày) kéo dài hơn đối chứng 2 ngày. Còn tất cả các giống còn lại bằng đối chứng (30 ngày).

Như vậy, thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống thí nghiệm chênh lệch nhau không lớn (2 ngày), nhưng kéo rất dài ngày do gặp phải rét đậm. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đẻ nhánh sau này của các giống và ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ nhánh tối đa

Thời gian này được tính từ lúc cây lúa bắt đầu đẻ nhánh đến khi số nhánh đạt cao nhất (tối đa). Là thời kỳ có ý nghĩa lớn liên quan mật thiết đến số bông/m2

và năng suất sau này. Đây cũng là thời kỳ dễ tác động các biện pháp kỹ thuật như bón phân, làm cỏ, điều chỉnh nước hợp lý nhằm cho lúa đẻ nhánh mạnh, tập trung, …với mục đích tạo ra số bông hữu hiệu/m2 cần thiết, hợp lý nhằm đạt được năng suất lúa cao nhất.

Trong vụ này, sau khi lúa bước vào đẻ nhánh thời tiết bắt đầu ấm dần, là điều kiện tốt để lúa đẻ nhánh thuận lợi. Giai đoạn này của các công thức thí nghiệm dao động từ 23 – 26 ngày. Công thức có giai đoạn này ngắn nhất là VI (23 ngày), ngắn hơn đối chứng 1 ngày. Các công thức còn lại đều dài hơn đối chứng từ 1 – 2 ngày và công thức có khoảng thời gian này dài nhất là IV và V (26 ngày).

Do thời tiết tương đối thuận lợi trong khoảng thời gian này nên các giống đẻ nhánh là tương đối tập trung, tuy nhiên do các giai đoạn trước rét quá đậm và kéo dài nên nhánh nhỏ, yếu.

Trong giai đoạ này chúng tôi đã tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật như: Sau khi lúa đẻ nhánh 5 ngày bón thúc cho lúa, đồng thời rút bớt nước và làm cỏ sục bùn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lúa đẻ nhánh, sau 30 ngày khi lúa bắt đầu đẻ nhánh chúng tôi tiến hành tháo nước sâu vào ruộng để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu.

- Thời gian từ đẻ nhánh tối đa đến bắt đầu trổ

Đây chính là thời kỳ làm đòng của lúa, là giai đoạn quyết định đến số hạt/bông. Đây cũng là giai đoạn mà cây lúa chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh

dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn này cần nhiều dinh dưỡng, nước,…đồng thời cũng chịu sự chi phối nhiều của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ . Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong giai đoạn này sẽ làm thoái hóa hoa, giảm tỷ lệ hạt chắc,…

Tại Hà Tĩnh, thường bố trí thời vụ để giai đoạn này bắt đầu từ đầu tháng 3 (dương lịch) nhằm tận dụng ánh sáng, nhiệt độ, né tránh được các điều kiện bất thuận. Nhưng trong vụ sản xuất này, do các giai đoạn đầu lúa bị gặp rét đậm kéo dài nên đã kéo dài thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa do vậy giai đoạn này rơi vào tháng 4, nhưng nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu cũng khá tốt cho giai đoạn này tiến hành thuận lợi. Giai đoạn này sự chênh lệch giữa các giống thí nghiệm là tương đối nhiều, dao động từ 28 - 30 ngày. Trong đó các công thức kéo dài hơn đối chứng là III, IV, VII (30 ngày) hơn 2 ngày. Các công thức còn lại bằng với đối chứng (28 ngày).

Trong giai đoạn này chúng tôi đã tiến hành bón thúc đòng sau kết thúc đẻ nhánh tối đa 6 ngày (là thời điểm lúa phân hóa gié cấp 2), đồng thời tăng mực nước trong ruộng nhằm giảm sự đẻ nhánh vô hiệu và tăng tỷ lệ hạt chắc, độ mẩy của hạt. Giai đoạn này không tiến hành làm cỏ cho lúa để tránh gây tổn thương cho đòng.

Giai đoạn bắt đầu trổ đến kết thúc trổ

Sau khi kết thúc quá trình phân hóa đòng, bông lúa đã phát triển hoàn chỉnh và thoát ra khỏi bẹ lá đòng, thực hiện quá trình trổ bông. Đối với một giống lúa trong điều kiện bình thường quá trình này mất khoảng 5 - 10 ngày.

Giai đoạn này không dài nhưng rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh bên ngoài đặc biệt là điều kiện nhiệt độ và sâu bệnh. Nếu nhiệt độ khi trổ thấp hoặc cao quá đều ảnh hưởng đến quá trình phơi mao, thụ phấn thụ tinh. Sâu bệnh cũng là đối tượng phá hoại mạnh trong giai đoạn này, đặc biệt là đạo ôn cổ bông và rầy nâu.

Tại Hà Tĩnh, thời gian trổ bông của lúa thường rơi vào cuối tháng 10 – 25/4 nhằm tránh được rét (đợt rét nàng Bân) và gió Tây Nam khô nóng thịnh hành. Trong vụ sản xuất này thời gian trổ vào nữa đầu tháng 5 do thời gian của các giai đoạn trước bị chậm lại, nhưng điều kiện thời tiết vẫn thuận lợi cho quá trình trổ

bông. Thời gian trổ bông của các giống thí nghiệm dao động từ 4 – 6 ngày. So với đối chứng, công thức có thời gian này dài hơn là III (6 ngày) hơn 1 ngày, các công thức IV, V, VI (4 ngày) ngắn hơn đối chứng 1 ngày, còn II, III, VII (5 ngày) bằng với đối chứng.

Như vậy, thời gian trổ của các giống thí nghiệm là tương đối ngắn đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá phơi mao, thụ tinh thu phấn diễn ra thuận lợi.

- Giai đoạn từ kết thúc trổ đến chín

Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ sinh trưởng phát triển đời sống cây lúa. Đây là giai đoạn tích lũy và vận chuyển vật chất khô về hạt, do vậy khối lượng 1000 hạt được quyết định trong thời kỳ này.

Trong vụ sản xuất này, thời gian từ kết thúc trổ đến chín của các công thức thí nghiệm là tương đối giống nhau (23 – 25 ngày). Trong đó có 2 công thức III, IV (23 ngày) là ngắn hơn đối chứng 2 ngày, các công thúc còn lại bằng đối chứng (25 ngày).

- Tổng thời gian sinh trưởng

Tổng thời gian sinh trưởng của một giống lúa được quyết định bởi tổng tích ôn. Trong điều kiện ở Hà Tĩnh, cùng một giống gieo trồng trong vụ Đông Xuân thường kéo dài hơn so với vụ Hè Thu khoảng 15 - 20 ngày. Nhưng trong vụ sản xuất này thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là rất dài, hơn bình thường khoảng 27 – 44 ngày. Do giai đoạn từ sau cấy đến bắt đầu đẻ nhánh gặp rét đậm kéo dài, làm chậm khả năng sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Biết được thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm trong vụ này là cơ sở để chúng ta bố trí thời vụ làm sao chúng trổ bông vào dịp khoảng giữa tết thanh minh – cốc vũ nhằm tránh rét muộn (rét nàng Bân) và lúc gió Tây Nam chưa hoạt động, lúc đó các quá trình phơi mao, thụ tinh thụ phấn sẽ diễn ra thuận lợi.

Mục đích là vậy, nhưng trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 tất cả các giống thí nghiệm đã không trỗ đúng như dự kiến do đầu vụ rét đậm kéo dài. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy rằng tổng thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ 141 – 152 ngày. So với đối chứng các công thức có thời gian sinh trưởng

dài hơn là II và V (146 ngày) hơn 1 ngày, IV (150 ngày) hơn 5 ngày, III (151 ngày) hơn 6 ngày, VII (152 ngày) hơn 7 ngày. Công thức còn lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng là VI (141 ngày) là 4 ngày.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w