Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 49 - 51)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.10.Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính của các giống thí nghiệm

- Sâu đục thân:

Sâu đục thân lúa có ở khắp nước ta và nhiều nước trồng lúa trên thế giới. Ở các tỉnh miềm Trung, sâu đục thân là đối tượng gây hại rất nghiêm trọng đối với sản xuất lúa, năm 2003 tại Nghệ An có 5.245 ha bị nhiễm, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 207,5 ha, trong số này có đến 38 ha giảm năng suất đến hơn 70%.

Triệu chứng gây hại của sâu đục thân có thể thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa và tuổi phát dục của sâu. Cây lúa từ thời kỳ mạ đến trổ bông đều có thể bị nhiễm.Cây lúa thời kỳ mạ khi bị hại có thể bị chết khô, rất dễ đứt gốc khi nhổ mạ.

Bảng 3.10. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính của các giống thí nghiệm

(điểm)

CT Sâu, bệnh hại

chính Giống

Đục thân Rầy nâu Khô vằn Đạo ôn lá

I(đ/c) Xi23 (đ/c) 1 0 5 3

II L Đ1 1 1 1 3

IV SL12 0 0 1 2

V TB10 1 0 3 2

VI DT47 1 0 3 1

VII BC 15 1 1 3 3

Qua theo bảng số liệu 3.10 chúng tôi thấy: Sâu đục thân phá hoại vụ Đông Xuân 2007 – 2008 ở các công thức thí nghiệm không nặng, mức độ thay đổi từ điểm 0 - 1, trong đó các công thức III và IV (điểm 0) không bị sâu đục thân phá hoại, các công thức còn lại bị sâu đục thân phá hoại nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1).

- Rầy nâu

Tại Hà Tĩnh, rầy nâu là đối tượng gây hại trên lúa cả vụ Hè Thu và Đông Xuân. Trong vụ sản xuất này, rầy nâu gây hại ở một số giống nhưng đang ở mức nhẹ, mức độ gây hại từ điểm 0 – 1. Trong đó, các công thức I (đ/c), IV, V và VI (điểm 0) không bị nhiễm rầy nâu trong vụ này, những công thức còn lại bị nhiễm rầy nhẹ (điểm 1).

- Khô vằn

Khô vằn là đối tượng gây hại nghiêm trọng trong tất cả các vụ lúa tại Hà Tĩnh. Theo thống kê của Sở NN & PTNN Hà Tĩnh, trong vụ sản xuất Đông Xuân 2006 – 2007 do cuối vụ có mưa nhiều, ẩm độ cao đồng thời trên các vùng thâm canh ở các chân ruộng sâu trũng có hiện tượng bón thừa đạm làm cho bênh khô vằn phát sinh phát triển mạnh. Bệnh đã phát sinh gây hại ở giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông đến thu hoạch làm giảm năng suất, sản lượng lúa, diện tích bị nhiễm khô vằn trong toàn tỉnh lên tới 4.055 ha trong đó có 251 ha bị nhiễm nặng và hiện tượng khô đầu lá vào cuối vụ biểu hiện phổ biến trên các trà[14].

Trong vụ sản xuất này, bệnh khô vằn xuất hiện ở hầu hết các giống thí nghiệm trong giai đoạn trổ - chín với mức độ khác nhau giữa các giống thay đổi từ điểm 1 – 5. Trong đó các công thức II và IV (điểm 1) bị nhiễm khô vằn nhẹ nhất, các công thức bị nhiễm khô vằn nặng nhất là I (đ/c), III và V (điểm 5), còn các công thức còn lại đều nhiễm khô vằn ở mức trung bình (điểm 3).

- Đạo ôn lá

Bệnh đạo ôn lá cũng là một trong những bệnh thường xuyên xuất hiện trên tất cả các vụ lúa, trà lúa tại Hà Tĩnh.

Trong vụ sản xuất này chúng tôi thấy rằng bệnh đạo ôn lá xuất hiện và gây

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 49 - 51)