Một số đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 30 - 32)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm

Đặc điểm hình thái là những đặc trưng mà qua đó chúng ta có thể phân biệt được giữa giống này với giống khác. Mặc khác qua các đặc điểm nông học này chúng ta cũng có thể nhận biết được một phần nào những ưu điểm cũng như nhược điểm của các giống lúa nghiên cứu.

Các đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3:

- Chiều cao cây

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy, chiều cao của các giống thí nghiệm dao động từ 84,7 – 96,6cm, đây là khoảng chiều cao tương đối lý tưởng. Trong đó những công thức có chiều cao thấp hơn đối chứng (87,0 cm) là: II (85,2 cm) và VI (84,7 cm) thấp hơn 1,8 và 2,3 cm. Các công thức có chiều cao cao hơn giống đối chứng là III (91,3 cm), IV (89,3 cm), V (92 cm), VII (96,6 cm) cao hơn đối chứng lần lượt là 4,3; 2,3; 5; và 9,6 cm.

Như vậy, qua theo dõi chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Chiều cao của các giống lúa là tương đối thấp và thực tế cho thấy chúng có khả năng chống đổ khá tốt và cứng cây.

- Chiều dài bông (cm)

Chiều dài bông là một chỉ tiêu hình thái có liên quan chặt chẽ với năng suất. Thường những giống có chiều dài bông lớn cho nhiều hạt hơn những giống lúa ngắn bông. Và số hạt nhiều hay ít còn phụ thuộc nhiều vào mức độ đính hạt (độ sít hạt), số gié trên bông.

Trong vụ sản xuất này, chúng tôi thấy chiều dài bông của các giống thí nghiệm là bình thường, sự khác nhau giữa các giống là không lớn, dao động từ 20,59 – 22,41 cm. Cao nhất là công thức IV(23,05cm), dài hơn so với đối chứng 1,6cm, thấp nhất là công thức III (19,77cm) ngắn hơn so với đối chứng 1,68cm.

CT Chỉ tiêu Giống Chiều cao cây (cm) Chiều dài bông (cm) DTLĐ (cm 2) Dạng cây Màu sắc lá ĐTCB (điểm) ĐTCL (điểm) I(đ/c) Xi23(đ/c) 87,0 21,45 32,7 Gọn XĐ 1 1 II L Đ1 85,2 22,41 28,7 Gọn XN 3 5 III HT7 91,3 19,77 31,8 Gọn XN 3 1 IV SL12 89,3 23,05 30,2 Gọn XN 1 5 V TB10 92,2 21,24 27,6 Gọn XN 1 5 VI DT47 84,7 20,59 31,4 Gọn XN 1 1 VII BC15 96,6 21,81 33,8 Gọn XN 3 1 - Diện tích lá đòng

Diện tích lá đòng của các công thức dao động từ 27,6 – 33,8 cm2. Trong đó, chỉ có công thức VII (33,8 cm2) diện tích lá đòng lớn hơn đối chứng, các công thức còn lại có diện tích lá đòng thấp hơn đối chứng, thấp nhất là công thức V (27,6 cm2).

- Dạng cây:

Dạng cây của các giống lúa chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền. Dạng cây liên quan đến sự tiếp nhận ánh sáng tốt hay không tốt, qua đó ảnh hưởng tới khả năng phòng chống sâu bệnh phá hoại.

Các giống thí nghiệm đều có dạng khóm gọn, chứng tỏ hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau là ít nên rất phù hợp cho việc thâm canh, tăng mật độ. Đồng thời giảm được sâu bệnh phá hoại do ánh sáng có thể chiếu đến được tất cả các bộ phận của cây lúa, tránh độ ẩm cao trong quần thể lúa.

- Màu sắc lá

Đây là một đặc điểm hình thái của lúa được quyết định bởi yếu tố di truyền, nhưng cũng chịu sự chi phối của chế độ chăm bón: Nếu lúa thừa phân lá thường có màu xanh đậm hơn bình thường.

Trong thí nghiệm màu sắc lá của các giống từ xanh nhạt đến xanh đậm, chỉ có giống đối chứng là có màu xanh đậm còn các giống còn lại có màu xanh nhạt.

Thông thường, những giống có màu xanh đậm thường thu hút nhiều côn trùng, sâu bệnh đến phá hoại hơn các giống lá có màu xanh nhạt.

- Độ thoát cổ bông

Độ thoát cổ bông của các giống thí nghiệm quyết định chủ yếu bởi yếu tố di truyền, đây là chỉ tiêu hình thái ảnh hưởng lớn đến năng suất thông qua sự tác động trực tiếp đến tỷ lệ lép lững: Với những giống bông trổ thoát hoàn toàn ra khỏi bẹ thì tỷ lệ lép lững thấp, còn những giống trổ bông không thoát hoàn toàn ra ngoài bẹ lá thì các dé còn nằm trong thường lép lững do trở ngại trong việc phơi mao, thụ tinh thụ phấn.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Tất cả các công thức đều có độ thoát cổ bông từ khá đến tốt, trong đó có 3 công thức độ thoát cổ bông là khá: II; III; VII (điểm 3), các công thức còn lại là tốt như đối chứng (điểm 1).

- Độ tàn lụi lá

3 lá trên cùng của cây lúa có ý nghĩa quyết định đến năng suất lúa. Lượng tinh bột tích lũy trong hạt do 1/3 từ bẹ lá chuyển lên, 2/3 còn lại do quang hợp của các lá mà có. Do vậy, nếu các lá trên cùng (đặc biệt là lá đòng) tàn lụi nhanh thì lượng vật chất khô vận chuyển về hạt sẽ giảm, làm hạt lép lững nhiều. Độ tàn lụi của lá ngoài yếu tố di truyền còn phụ thuộc nhiều vào chế độ canh tác và phòng chống sâu bệnh phá hoại. Việc bảo vệ và chăm sóc các lá trên cùng lâu tàn là hết sức cần thiết trong kỷ thuật trồng lúa.

Trong vụ sản xuất này, chúng tôi thấy độ tàn lụi của lá từ trung bình đến tốt. Các công thức II, IV, V (điểm 5) có độ tàn lụi lá trung bình, các công thức còn lại có độ tàn lụi lá tốt (điểm 1) - lá vẫn còn xanh khi thu hoạch.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w