Nguyên nhân, hạn chế

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 83 - 91)

Trong những năm qua ngành giáo dục Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn một số hạn chế:.

Ngành giáo dục Nghệ An tuy vẫn giữ được đà phát triển, nhưng so với yêu cầu chung và thực tiễn tình hình tỉnh nhà thì sự nghiệp giáo dục phát triển chưa thật mạnh bằng nhiều hình thức, chưa thật cân đối giữa các ngành học,cấp học và giữa các vùng và nhất là chưa vững chắc.

Giữa các ngành học thì mẫu giáo phát triển còn chậm, vỡ lòng chưa phổ cập đúng tuổi, phổ thông chưa thực hiện được phổ cập cấp I, tỷ lệ học sinh lưu ban (kể cả 3 cấp) mỗi năm một tăng, đặc biệt BTVH trong những năm gần đây sút kém nghiêm trọng.

Giữa các vùng, các địa bàn thì công tác giáo dục ở vùng biển, vùng công giáo và miền núi phát triển chậm, trên các địa bàn thì cơ quan, xí nghiệp yếu hơn nông thôn.

Giữa các đối tượng thì đốt tượng chủ chốt huy động rất yếu, đối tượng thường cũng không được chú ý.

Nổi bật lên là chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu càu bảo vệ và xây dựng đất nước hiện nay và sau này.

Giáo dục chính trị tưởng trong học sinh, động cơ và thái độ học tập chưa đúng đắn, thiếu ham học, thiếu hoài bão và ý chí lớn, tư tưởng thoát ly nông thôn và không thích lao động chân tay còn phổ biến. Một số học sinh còn những thói hư tật xấu do ảnh hưởng của tồn tại lạc hậu trong xã hội.

Chất lượng kiến thức văn hóa cơ bản chưa vững chắc. Việc giảng dạy của giáo viên còn nặng về sách vở. Việc học tập của học sinh chưa có nề nếp, giảng dạy ít gắn với thực tế, học ít kết hợp với hành, nhà trường ít gắn với xã hội.

Cơ sở vật chất trường học còn quá thiếu thốn, trường lớp thiếu bàn, thiếu ghế và chưa đúng quy cách, còn rất thô sơ và đơn giản, sách giáo khoa, sách nghiên cứu cho thầy và sách đọc cho trò còn thiếu thốn, đồ dùng dạy học

cũng rất thiếu. Cơ sở vật chất để giáo dục rèn luyện học sinh như phòng truyền thống, sân bãi,…hầu như chưa có gì.

Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu chỉ đạo ở các cấp cũng thiếu và yếu, chưa được tăng. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, trình độ chuyên môn còn thấp và không đồng bộ.

Những nhân tố mới xuất hiện ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa được bồi dưỡng, phát huy và nhân lên không rõ ràng. Ví dụ như nhân các đơn vị tiên tiến, vấn đề tổng kết kinh nghiệm…

Các cấp ủy Đảng chưa nhận thức được đầy đủ, sâu sắc quan điểm đường lối của Đảng. Nhiều cấp bộ Đảng chưa thật nắm chắc giáo dục, chưa thực sự năm chắc và lãnh đạo nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là dạy tốt và học tốt theo đúng đường lối quan điểm giáo dục của Đảng.

Mặt khác, tình hình sức khỏe của học sinh là điều đáng quan tâm: thể lực phát triển chậm, bệnh học đường càng lên lớp trên càng tăng, bệnh xã hội cũng khá phổ biến, công tác thể dục vệ sinh trong trường và ngoài trường còn yếu.

Các mặt mỹ dục, nữ công, văn nghệ, giải trí cồn chưa được chú ý đúng mức

Do những thiếu sót trên mà nhìn chung học sinh chưa được chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe cho việc ra trường và tham gia cuộc sống xã hội.

Tóm lại, thiếu sót lớn nhất là “thế hệ trẻ của chúng ta chưa được chuẩn bị tốt cho mặt trận sản xuất.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do:

Nguyên nhân khách quan: Trong xã hội còn nhiều mặt, nhiều ảnh hưởng tiêu cực, nhất là một số cha mẹ học sinh có những quan niệm sai lầm về mục đích và phương pháp giáo dục và hoàn cảnh chiến tranh cũng gây nhiều khó khăn cho công tác giáo dục.

Nguyên nhân chủ quan: Chủ yếu và quan trọng nhất là do mục tiêu nội dung và phương thức giáo dục chưa được quán triệt một cách sâu sắc và đầy đủ trong các hoạt động của nhà trường; công tác đoàn đội còn yếu, đội ngũ giáo viên tuy có được bồi dưỡng nhưng vẫn còn bất cập theo yêu cầu, cơ sở vật chất trường học còn quá nghèo nàn. Sự chỉ đạo của ngành giáo dục chưa thật sát, các cơ sở trường học chưa có biện pháp tích cực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng chưa thật toàn diện, chưa chủ động và quan tâm đầy đủ đối với sự nghiệp giáo dục, một số cán bộ Đảng và chính quyền do chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ mục đích giáo dục nên dã gây khó khăn không ít cho việc thực hiện mục tiêu nội dung, phương pháp giáo dục, biểu hiện rõ nhất trong các kỳ thi cử hết cấp, chuyển cấp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong thời kỳ kháng chiên chống Mỹ cứu nước 1965 - 1973, Nghệ An vừa phải chống chiến tranh phá hoại rất ác liệt do đế quốc Mỹ gây ra, vừa phải đấu tranh chống thiên nhiên đẩy mạnh sản xuất, xây dựng kinh tê trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng sự nghiệp giáo dục vẫn phát triển và có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp cách mạng, trong việc bồi dưỡng trình độ hiểu biết, năng lực hoạt động cho cán bộ, công nhân, nông dân tập thể, trong việc đào tạo thế hệ trẻ và cung cấp cho các ngành đạo tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế.

Đạt được những thành tựu to lớn đó, trước hết là do sự lãnh đạo của Trung ương, tinh thần hiếu học có truyền thống của nhân dân tỉnh nhà, sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác giáo dục hơn trước của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của Đoàn thanh niên và các ngành, các đoàn thể khác trong tỉnh. Mặt khác, tinh thần chịu đựng gian khổ, khăc phục khó khăn, tự lực cánh sinh của cán bộ và giáo viên trong ngành là một yếu tố quan trọng dã tạo nên những thắng lợi đó.

Tuy nhiên, so với yêu cầu và thực tiễn tình hình của tỉnh nhà thì sự nghiệp giáo dục Nghệ An phát triển vẫn chưa thật mạnh, chưa tật cân đối và

nhất là chưa vững chắc. Mâu thuẫn nổi bật nhất hiện nay là chất lượng không đi kịp với số lượng còn quá thấp so với yêu cầu, 10 năm qua vẫn chưa tạo được cơ sở vững chắc để vươn lên trong những năm tới. Nguyên nhân chủ yếu là các cấp ủy Đảng chưa thực sự năm chắc giáo dục, chưa thực sự quan tâm lãnh đạo giáo dục mội cách chặt chẽ và sâu sắc. Sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đói với giáo dục chưa được đảm bảo.

C. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận khoa học sau:

1. Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân tài đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng nhân tài thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều”. Theo Người, con người là vồn quý nhất, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ yếu, giáo dục góp phần vào việc rèn luyện con người, hình thành nhân cách con người. Giáo dục luôn là mục tiêu, động lực trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đặc biệt quan tâm đối với công tác giáo dục.

2. Để xứng danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, vùng đất hiếu học giáo dục Nghệ An đã đạt nhiều thành tựu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975.

Biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong học tập, lao động sản xuất thành tinh thần quyết tâm xây dựng miền Bắc XHCN để tăng cường tiềm lực hậu phương, nhân dân Nghệ An đã giành được thắng lợi to lớn trên mặt trận giáo dục bằng những phong trào học tập văn hóa và sản xuất, với các phong trào chung như chiến dịch như “Lam Trà nổi sóng”. “An Ngãi quật khởi”, “Cao trào thi đua thâm canh cao sản”, “ngọn cờ hồng trên quê hương Xô Viết”, và thực hiện có hiệu quả công tác XNMC, hoàn thành kế hoạch 5 năm

lần thứ 1, 2 về công tác giáo dục. Chất men thắng lợi đã thực sự trở thành động lực để Đảng bộ tỉnh Nghệ An hoàn thành xuất kế hoạch, chỉ tiêu giáo dục và góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Từ trong học tập và lao động, mỗi học sinh, giáo viên không ngừng bồi dưỡng tư tưởng chính trị, tình cảm cách mạng và năng lực phụng sự tổ quốc, bước đầu xây dựng và phát triển nền giáo dục XHCN, xây dựng con người mới XHCN.

Bảo vệ thành quả cách mạng và giáo dục Nghệ An bước vào thời kỳ thử lửa, nhân dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 ra sức học tập, lao động sản xuất. Hình tượng “Diễn Kỷ đội bom đi học” đã trở thành biểu tượng sáng ngời về lòng quả cảm, ý chí kiên cường, lạc quan trên mặt trận giáo dục và lao động sản xuất. Giáo dục Nghệ An mãi tôn vinh những tập thể điển hình xuất sắc như Diễn kỷ, Diễn Liên, Nghi Thu, Đại Thắng, Cẩm Bình…, những cá nhân tiêu biểu như cô Lôi, thầy giáo Nguyễn Trung Thiếp…,học sinh Nguyễn Thị Lý, Đào Thị Hải, Phan Văn Chương… Những thành tích mà giáo dục Nghệ An dành được đã góp phần đập tan các âm mưu của Mỹ, bảo vệ vững chắc thành trì XHCN miền Bắc, giải phóng miền Nam và hoàn thành sự nghiệp thống nhất.

Ngay sau ngày hòa bình lập lại 1954 - 1955, ngành giáo dục Nghệ An đã được giao nhiệm vụ hết sức nặng nề là đón nhận và nuôi dạy 2000 học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Ngành giáo dục Nghệ An đã hoàn thành trọng trách một cách xuất sắc, các trường học trở thành gia đình của các em, bà con ở nơi trường đóng dù đang lúc gặp khó khăn đói kém vẫn cưu mang, đùm bọc học sinh miền Nam, hay nhưng việc làm của học sinh Nghệ An đối với thiếu nhi miền Nam cũng đủ nói lên tinh thần “vì đồng bào miền Nam ruột thịt”. Trong chiến tranh ác liệt, ngành giáo dục Nghệ An đã gặp vô vàn khó khăn nhưng dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành giáo dục đã cố gắng vươn lên đạt nhiều thành tích rất đáng tự hào. Ngành giáo dục Nghệ an vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huân chương lao động hạng Ba và là lá cờ đầu của ngành giáo dục cả nước.

3. Những thành tựu mà giáo dục Nghệ An đạt dược trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, là nhờ sự chỉ đạo và lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Đây chính là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự hình thành và phát triển của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Với việc đưa ra nhữnh nhiệm vụ và phương hướng hành động kịp thời, đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục suốt những năm tháng của thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào quỹ đạo phát triển vì mục đích chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Mọi hoạt động của ngành giáo dục đều xuất phát từ mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương mà Đảng định hướng và phát triển trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, gian khổ mà hào hùng. Giáo dục Nghệ An trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 đã phát huy và thực hiện một cách sinh động tinh thần các chỉ thị, nghi quyết, thông tri, kế hoạch của Trung ương Đảng, của Đảng bộ tỉnh, góp phần thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN. Giáo dục Nghệ An, đã khẳng định hơn nữa vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

4. Khi đất nước bước vào thời kì CNH - HĐH, Trung ương Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Nghệ An nói riêng đang phấn đấu để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, từng bước đi lên giàu mạnh, phải xây dựng nền giáo dục ngày càng tiến bộ về mọi mặt. Sự nhận thức đúng về thực trạng giáo dục Nghệ An và vai trò của giáo dục trong thời kì CNH - HĐH đất nước để có những giải pháp, phương hướng để phát triển giáo dục trong thời gian tới. Vấn đề này luôn được Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm, vì hơn bao giờ hết đầu tư cho chiến lược phát triển giáo dục như đầu tư cho một định hướng phát triển bền vững của xã hội.

Quán triệt chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đang ra sức thực hiện mọi biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Nghệ An từng bước đi lên theo kịp các tỉnh khác. Con đường tốt nhất, hữu hiệu nhất là tăng cường

công tác giáo dục, đào tạo nhân tài. Giải pháp để phát triển giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh là triển khai thực hiện đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với “sự nghiệp trồng người”. Đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, mua sắm sách và thiết bị trường học, xây dựng thư viện và phòng thí nghiệm, phòngđồ dùng dạy học phục vụ nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, cải cách hành chính sửa đổi, thực hiện miễn giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh giỏi. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, nhất là nề nếp trong thi cử. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong các nhà trường. Củng cố và nâg cao công tác thi đua khen thưởng, trong đó tập trung vào việc xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong ngành. Ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp nội trú, bán trú và có chính sách đảm bảo đủ giáo viên các vùng này. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH đất nước.

Nền giáo dục Nghệ An thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên cũng còn nhiều khuyết điểm. Song với truyền thống hiếu học của nhân dân trong tỉnh và những thành tựu mà giáo dục Nghệ An đạt được trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước sẽ là chất men, là cơ sở, là điều kiện để giáo dục Nghệ An tiếp tục định hướng phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới Đảng bộ tỉnh cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo đối với công tác giáo dục, huy động hơn nữa sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành để đưa giáo dục Nghệ An phát triển ngang tầm với sự phát triển giáo dục trong nước, xứng đáng là ngọn cờ hồng trên quê hương Xô Viết.

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 83 - 91)