Đường lối phát triển giáo dục của Đảng và chính quyền

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 58 - 61)

Liên tiếp thất bại trong việc thực hiện chính sách Thực dân mới, nhất là trong “chiến lược chiến tranh đặc biệt”, nhưng đế quốc Mỹ vẫn không chịu từ bỏ tham vọng điên rồ của một tên “sen đầm quốc tế”. Trong thế bị động lúng túng lại được sự cố vấn đắc lực của quan thầy Mỹ như lời Tay Lo (Đại sứ Mỹ ở miền Nam) kiến nghị với chính quyền giôn xơn: “Cần phải có một hoạt động táo bạo để có một sự thay đổi, giờ đây không hoạt động tích cực là chấp nhận thất bại trong tương lai khá gần”. Ngay sau đó chiến lược chiến tranh cục bộ được vạch ra, Đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào vùng chiến sự yểm trợ đắc lực của các vũ khí hiện đại và cơn mưa đôla, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nhằm mục đích:

- Ngăn chặn nguồn viện trợ từ bên ngoài vào Bắc và sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam nhằm bao vây, cô lập và suy yếu để đi đến tiêu diệt các lực lượng cách mạng, dập tắt cuộc đấu tranh nhân dân ta ở miền Nam.

- Phá hoại công trình xây dựng CNXH làm suy yếu tiềm lực kinh tế và lực lượng quốc phòng của miền Bắc, làm cho miền Bắc kiệt quệ không thể tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài. Đồng thời gây cho nhân dân nhũng khó khăn trong việc xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc

- Uy hiếp tinh thần, lung lay ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam của nhân dân, nhằm làm rối loạn hậu phương miền Bắc buộc ta phải nhân nhượng và chấm dứt chiến tranh theo điều kiện của Mỹ.

Đạt được âm mưu trên, Mỹ sẽ củng cố được tinh thần hoang man dao động của bọn Ngụy quân, Ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam. Ngoài ra chúng còn muốn thể hiện sức mạnh của một cường quốc đế quốc răn đe phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.

Cách mạng Việt Nam chuyển sang một bước ngoặt mới, cả nước trong tình trạng trực tiếp chiến đấu chống Mỹ xâm lược. Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong hội nghị lần thứ 11(3/1956) và lần thứ 12(12/1966) thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn dân, đã nêu cao quyết tâm động viên mọi lực lượng, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Xuất phát từ kết quả miền Bắc 10 năm đi lên CNXH , từ những tiền đề được tạo, Đảng nhận thức nước ta chuyển sang một thời kì mới, thời kì cả nước có chiến tranh, phương châm của Đảng đề ra đối với miền Bắc: vừa xây dựng kinh tế, vừa chiến đấu bảo vệ hiệu quả cách mạng XHCN, mà còn phải sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất XHCN và xây dựng kinh tế trong chiến tranh, làm trọn nhiệm vụ hậu phương lớn, sẵn sàng chi việc sức người sức cùa ngày càng tăng theo yêu cầu của tiền tuyến.

Dưới ánh sáng của nghị quyết lần thứ 11 và lần thứ 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, đảng ta nhanh chóng phát động một cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Với sức chống phá ác liệt của để quốc Mỹ, giáo dục miền Bắc phải chuyển hoạt động phù hợp với tình hình thời chiến.

3.1.1. Đường lối chung

Đảng và nhà nước ta từ lâu đã khẳng định mục đích cao cả và nhiệm vụ vinh quang của công tác giáo dục là đào tạo có chất lượng người lao động mới, có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ văn hóa và khoa học tiên tiến, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khỏe tốt. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ việc đào tạo những thế hệ trẻ cách mạng tương lai cho đất nước, coi đó là nhiệm vụ rất quan trọng vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của nước ta.

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ đã bắn phá hàng trăm trường học tư Mẫu giáo đến Đại học. Sau một thời gian dài theo dõi,

thấy địch càng ngày càng mở rộng phạm vi và tăng cường mức độ đánh phá, Đảng và nhà nước ta có những chủ trương mới đối với toàn ngành giáo dục.

Ngày 5/8/1965, theo đề nghị của Bộ Giáo dục, Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra chỉ thị 88/TTg cho toàn ngành giáo dục phải chuyển sang hoạt động phù hợp với tình hình thời chiến [26, 176].

Chỉ thị đã nêu ra 4 phương hướng quan trọng thể hiện tinh thần chủ động tiến công trên mặt trận giáo dục:

- Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục theo hướng cải cách giáo dục - Gắn chặt hơn nữa học tập, giảng dạy và mọi hoạt động của nhà trường với đời sống, với sản xuất, và chiến đấu

- Bảo đảm an toàn sức khỏe

- Chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn, đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục một cách mạnh mẽ và vững chắc

Nội dung của chỉ thị 88/TTg của Chính phủ tổ chức việc học tập phù hợp với điều kiện thời chiến và nơi sơ tán, vừa học tập vừa sản xuất và phục vụ chiến đấu…làm cho việc phát triển giáo dục không bị ngừng trệ. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hàng chục vạn học sinh, sinh viên, thầy cô và nhân viên nhà trường đã rời khỏi các vùng có thể trở thành mục tiêu đánh phá của địch, đi đến các vùng nông thôn hẻo lánh hay rừng núi để tiếp tục dạy và học [26, 177]. Bằng công sức của học sinh, thầy giáo, và công nhân viên đã di chuyển đi xa hàng trăm tấn thiết bị, máy móc, và dụng cụ cần thiết cho việc dạy và học, dựng những căn nhà tranh tre nứa lá để đảm bảo chỗ ăn, ở, làm việc và học của trường, đào đủ hầm để trú ẩn ở nơi sơ tán. Vì thế tuy địch đánh phá rất ác liệt, có trường bị đánh đi đánh lại nhiều lần, nhưng số người bị thương vong rất ít.

Quy mô phát triển giáo dục cũng như chất lượng giáo dục trong giai đoạn này cũng được nâng lên. Học tập gắn với lao động sản xuất được phát động ở các trường Đại học và Chuyên nghiệp phụ trách. Theo đề nghị của Bộ Giáo dục Đại học và trung học Chuyên nghiệp, thủ tướng chình phủ đã ban

hành 2 chỉ thị quan trọng để hoạt động lao động sản xuất ở các trường nhằm cụ thể hóa chỉ thị 88/TTg và bổ sung các chỉ thị, quy chế đã có từ cuộc vận động xây dựng XHCN. Đó là 2 chỉ thị 237/TTg ngày 1/12/1970 và 222/TTg ngày 7/8/1972 [26, 178].

Thực hiện nguyên lý kết hợp giáo dục và lao động sản xuất trong 2 đợt địch đánh phá ác liệt, các trường Đại học và Chuyên nghiệp đã đóng góp công lao lớn vào việc chống lũ, khôi phục hậu quả lũ: giữ đê, hàn đê, cứu dân, di chuyển vật tư thiết bị máy móc, kho tàng, đường xá, khám bệnh…khi lũ lụt. Có thể nói những đóng góp của thầy và trò các trường Đại học, Chuyên nghiệp trong phục vụ chiến đấu và bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe của nhân dân thời gian bị thiên tai, địch họa những năm 1964 - 1972 là rất quan trọng. Nhưng năm 1964 - 1972 ngành giáo dục nói chung và các trường Đại học, Chuyên nghiệp Việt Nam nói riêng đã viết nên những trang sử vẻ vang của mình vừa tiếp tục phát triển quy mô, vừa bảo đảm việc dạy và học, vừa phục vụ đắc lực cho sản xuất và chiến đấu. Do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các trường học và các cơ sơ giáo dục vừa tiến hành sơ tán, vừa tiếp tục duy trì việc dạy và học của tất cả các ngành học.

Ngày 15/10/1968, trong bức thư gửi cho ngành giáo dục, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương “chúng ta đã thắng đế quốc Mỹ trên cả mặt trận giáo dục [26, 180]. Có thể nói ngành giáo dục của nước ta trong thời kỳ này đã giữ vững được quy mô, chất lượng giáo dục và đạt được nhiều kỳ tích lớn hơn.

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 58 - 61)