Ngành học mẫu giáo, vỡ lòng

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 78 - 80)

Thời kì chống Mỹ cứu nước 1965 - 1975, để đáp ứng yêu cầu kháng chiến và công tác chỉ đạo ngành học, ngày 19/11/1966 Chính phủ đã ra nghị định về nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức bộ máy giáo dục, trong đó quy định thành lập Vụ Mẫu giáo là một trong 4 ngành học thuộc Bộ Giáo dục, giáo dục mẫu giáo và bảo vệ trẻ thơ lúc bấy giờ đã trở thành một ngành học trong hệ thông giáo dục quốc dân. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 153/CP ngáy 12/8/1966 nêu rõ: “Ngày nay công tác nhà trẻ, mẫu giáo ngày càng được coi trong để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của các cháu, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ đảm đương nhiệm vụ ngày càng nặng nề cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”.

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền, Ty Giáo dục Nghệ An quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục mẫu giáo, vỡ lòng.

Trong chiến tranh phá hoại, ngành học mẫu giáo qua 6, 7 năm xây dựng, tuy đã có bước trưởng thành nhưng còn sơ khai. Bước vào những năm chiến tranh phá hoại, các lớp mẫu giáo, vỡ lòng đã phân tán nhỏ lẻ, tránh các mục tiêu đánh phá của định. Phần lớn lớp học các cháu nằm sâu trong lòng đất hoặc trong các hầm chữ A rất lớn, vừa là nơi trú ẩn vừa là nơi các cô giáo tổ chức dạy học và che chở an toàn cho các cháu khi cha mẹ xa nhà. Tuy rất khó khăn nhưng trong 2 năm đầu các lớp vỡ lòng, mẫu giáo đã căn bản phổ cập theo lưới tuổi và địa phương. Mẫu giáo bé ngày càng phát triển, đặc biệt trong 2 năm chống Mỹ cứu nước phát triển mạnh so với năm 1960 - 1961. Số cháu mẫu giáo bé năm 1965 - 1966 tăng 190%, năm 1966 - 1967 tăng 220% [2, 79, 953]. Đầu năm 1965 toàn tỉnh đã mở được 130 lớp mẫu giáo (nông thôn có 50 lớp). Nhũng năm tiếp theo phong trào phát triển mạnh. Để đáp ứng

yêu cầu của ngành giáo dục mầm non, vỡ lòng Ty Giáo dục Nghệ An đã kịp thời đào tạo đội ngũ giáo viên cung cấp cho ngành học.

Trong những năm qua, số lượng học sinh và giáo viên mẫu giáo, vỡ lòng có tăng hơn so với trước. Năm học 1965, các lớp vỡ lòng đã huy động được 61.105 học sinh, vượt chỉ tiêu kế hoạch 15% [30, 79, 951]. Năm học 1965 - 1966 số học sinh vỡ lòng là 66.769, số giáo viên là 2.110 đến năm học 1973 - 1974 là 69.180 học sinh và 2.160 giáo viên.

Bảng thống kê học sinh vỡ lòng các năm từ 1965 - 1966 đến 1973 - 1974: Năm học Học sinh vỡ lòng Giáo viên vỡ lòng 1965 – 1966 1966 – 1967 1967 – 1968 1968 – 1969 1969 – 1970 1970 – 1971 1971 – 1972 1972 – 1973 1973 – 1974 66.760 71.360 85.600 86.730 79.590 82.270 80.930 78.800 69.180 `2.110 2.320 3.912 2.610 3.818 2.550 2.980 2.380 2.160 (Nguồn: 60 năm ngành GD& ĐT tỉnh Nghệ An)

Qua bảng thống kê trên ta thấy: số lượng học sinh và giáo viên tăng nhanh qua các năm. So với năm 1964 - 1965 thì năm học 1970 - 1971 học sinh mẫu giáo tăng gần 30%, tuy nhiên từ năm 1970 trở đi số lượng học sinh và giáo viên giảm so với các năm trước đó. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đây là khoảng thời gian Mỹ tiến hành chiến phá hoại lần ra miền Bắc với mức đánh phá ác liệt hơn lần thứ nhất, gây ảnh hưởng lớn đến số lượng cũng như chất lượng ngành học.

Tuy nhiên, ngành học mẫu giáo chưa thật sự coi là ngành học cơ sở, biểu hiện trong việc tuyển chọn, bố trí, chế độ, cơ sở vật chất. Cá biệt có hiện tượng cô giáo giảng dạy 1 năm rồi mà chưa có ghế, các cháu phải học đứng. Tình trạng học chay, dạy chay vẫn còn phổ biến, nhiều giáo viên chưa có phương pháp, chất lượng giáo dục kém. Sức khỏe của các cháu chưa được quan tâm, tình trạng trẻ em đến tuổi đi học không dược đến trường vẫn còn khá nhiều, hiện tượng nhận học sinh trên 7 tuổi vào học còn phổ biến, tình trạng học sinh lưu ban cao, có cháu học 2 năm rồi mà vẫn chưa lên lớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trình độ nhận thức của người dân còn kém, chưa thấy tầm quan trọng của học vỡ lòng, các cấp các ngành chưa lãnh đạo và chỉ đạo sát, cơ sơ vật chất còn nghèo nàn lạc hậu…

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 78 - 80)