Quán triệt sâu sắc đường lối giáo dục của Đảng, kiện toàn sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với công tác giáo dục. Kiên quyết đưa sự nghiệp giáo dục Nghệ An tiến lên mạnh mẽ, vững chắc theo hướng cải cách giáo dục, phục vụ đắc lực sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, bảo vệ và xây dựng CNXH hiện nay, tích cực chuẩn bị cho những bước tiến mạnh mẽ sau này.
Với khí thế phấn khởi cùng miền Bắc tiến lên CNXH, giáo dục Nghệ An (1954 - 1964) đã có những chủ trương cụ thể để phát triển nâng cao chất lượng giáo dục, quyết tâm hoàn thành kế hoạch mà Đảng và Chính phủ chỉ thị về công tác giáo dục.
Năm 1956, Đảng và Chính phủ đề ra nhiệm vụ cấp thiết của BDHV là khẩn trương thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân miền Bắc. Chủ trương này gắn với thời kì lịch sử: toàn Đảng, toàn dân ra sức thực hiện kế hoạch ba năm phát triển kinh tê - văn hóa ở miền Bắc (1957 - 1960). Nhiệm vụ hoàn thành căn bản thanh toán nạn mù chữ ở miền xuôi, miền Bắc đã ghi thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 1958 trở thành một pháp lệnh, đó là một lời tuyên thệ của Đảng và Chính phủ trước nhân dân trong nước và thế giới, Hồ Chủ Tịch luôn luôn kiểm tra theo dõi phong trào và vừa trực tiếp chỉ thị cho chúng ta: “đã nói thanh toán trong ba năm là phải thanh toán cho được” [8, 81, 981].
Với chủ trương đó, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và UBHC tỉnh đã đề ra kế hoạch ba năm căn bản xóa bỏ nạn mù chữ ở miền xuôi đối với Đảng viên, công nhân, nông dân, cán bộ, thanh niên còn mù chữ. Chỉ thị 23CT/TU ngày 12/09/1957 của Tỉnh ủy và bổ cứu về công tác BDHV. Hội nghị chính quyền Tỉnh ủy ngày 04/10/1957, các cấp ủy Đảng và chính quyền Nghệ An đã tích cực kết hợp lãnh đạo đẩy mạnh và khôi phục phong trào học tập đạt kết quả. Ngày 07/03/1958, Ban bí thư đã có chỉ thị số 72CT/TU về tăng cường lãnh đạo BTVH để hoàn thành việc thanh toán nạn mù chữ vào cuối
năm 1958. Phong trào diệt dốt được phát động theo chỉ thị 41TT/TC ngày 23/03/1958. Để hoàn thành nhiệm vụ đó Tỉnh ủy chủ trương nhân dịp kỷ niệm 13 năm thành lập BDHV (08/09/1958), phát động thi đua “nước rút” hoàn thành nhiệm vụ căn bản xóa nạn mù chữ ở miền xuôi. Yêu cầu đợt phát động này là:
- Động viên hết mọi người mù chữ đi học. - Tất cả mỗi xóm đều có một lớp.
- Xúc tiến xóa mù chữ cho đối tượng chủ yếu trước thời hạn.
Đặc biệt dưới ánh sáng của chỉ thị 682VP/TW ngày 17/10/1958 dành riêng cho Tỉnh ủy, Trung ương nhắc nhở có tính chất phê bình tỉnh Nghệ An, ban lãnh đạo về công tác thanh toán nạn mù chữ. Trung ương đã nhiều lần nhắc nhở, nêu lên các thông báo, chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Trung ương, trước lãnh tụ và trước quần chúng, Trung ương đã chỉ thị: “nhất thiết phải hoàn thành thanh toán nạn mù chữ đúng kỳ hạn và phải hoàn thành vượt mức kế hoạch” [9, 81, 982].
Quyết tâm xóa nạn mù chữ với khẩu hiệu: - Quyết tâm chống nạn mù chữ.
- Giặc mù chữ là thù của nhân dân.
- Tỉnh ta sẽ không thua tỉnh Thái Bình về việc hoàn thành thanh toán nạn mù chữ trong 5 năm.
Tiếp tục chủ trương hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, đầu 1958 Tỉnh ủy đã quyết định: “kết hợp chặt chẽ với các nhiệm vụ trọng tâm, phát động cuộc đại vận động diệt dốt đầu năm 1958 nhằm đạt mục đích và yêu cầu” [8, 81, 981]. Làm cho phong trào BDHV trở thành một phong trào quần chúng thực sự và rộng rãi, gây một không khí diệt dốt bền bỉ và liên tục suốt năm trong toàn Đảng bộ, trong cán bộ lãnh đạo, các ngành, các giới và nhân dân để động viên được mọi lực lượng lãnh đạo, mọi khả năng tích cực tham gia hoàn thành tốt và đúng kế hoạch 3 năm căn bản hoàn thanh thanh toan nạn mù chữ.
- Mỗi một đoàn viên, mỗi một thanh niên là một chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận diệt dốt.
- Giữ trọn lời hứa với Đảng trong năm 1958 thanh niên quyết tâm quét sạch giặc dốt ra khỏi xã (hay xóm ta).
- Thanh niên chúng ta là đội xung kích diệt dốt, hãy dũng cảm tiến lên. - Thanh niên quyết tâm xứng đáng là đội Tiền phong trong sự nghiệp xóa mù chữ.
- Ai sẽ là những người “vô danh anh hùng” của phong trào diệt dốt. - Thanh niên quyết tâm không lùi bước trên mặt trận diệt dốt của xã ta. - Xã ta quyết không để một đảng viên, đoàn viên , thanh niên, cán bộ còn mù chữ.
- Thi đua đẩy mạnh phong trào sản xuất tăng vụ và chuẩn bị tốt cho sản xuất mùa xuân.
Với những khẩu hiệu đó sẽ là tiền đề, là động lực để Giáo dục Nghệ An hoàn thành kế hoạch thanh toán nạn mù chữ kịp thời hạn và đạt kết quả cao.
Hội nghị Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ (mở rộng) họp từ ngày 28 đến 30/12/1959. Sau khi nghiên cứu nghị quyết 93 NQ/TW ngày 02/12/1959 của Trung ương Đảng: “tăng cường lãnh đạo công tác BTVH, các cán bộ, công nhân, nhân dân nhằm đẩy mạnh XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”[29; 79; 950]. Đồng thời, năm 1960 với những thành tích về phong trào BTVH của tỉnh đã được Quốc hội và Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đảng bộ tỉnh chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt chủ trương nội dung giảng dạy phải thiết thực gắn liền với kỹ thuật, phục vụ thiết thực cho kỹ thuật sản xuất, phục vụ cho được kế hoạch “biến chữ thành nhiều ngô, khoai, sắn, gạo, bò béo, lợn to” [29, 79, 950].
Đối với các vùng Thiên chúa giáo và miền núi cần tập trung vào việc thanh toán nạn mù chữ, trước hết cho cán bộ lãnh đạo xã, bộ phận quản lý hợp tác xã, và thanh niên, cán bộ tuyên giáo cần phối hợp tổ chức với cán bộ
BTVH, giáo viên, học sinh phổ thông áp dụng kinh nghiệm diệt dốt những năm qua theo phương châm: “đánh lẻ, ăn chắc”; “bám sát đối tượng”, tích cực chủ động và giúp đỡ đồng bào học tập. Ở vùng cao các đơn vị công an nhân dân vũ trang, bộ đội biên phòng…có trách nhiệm tham gia phong trào XNMC. Các ngành khác như mậu dịch, y tế, điện ảnh… đi tới đâu có thể tuyên truyền và có thể trực tiếp dạy chữ cho đồng bào các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu. Cần có biện pháp động viên các giáo viên tự lực tiến hành một đợt diệt dốt mạnh mẽ trước lúc về ăn tết.
Trên tinh thần của nghị quyết 93 của Trung ương Đảng và nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy, cần tổ chức học tập thư của đồng chí Tôn Đức Thắng, cán bộ và nhân dân Nghệ An quyết tâm gia sức học tập đưa giáo dục tỉnh nhà phát triển đuổi kịp các tỉnh bạn.
Chấp hành tốt chỉ thị 195TTg ngày 27/05/1961 của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề lãnh đạo phong trào BTVH và chế độ đối với giáo viên ở các công nông, lâm trường, xí nghiệp, UBHC Tỉnh đã có chỉ thị 17 về chế độ đối với giáo viên các trường Đoàn và HTX nông nghiệp.
Dưới ánh sáng của nghị quyết 90 TTg năm 1963 của Thủ tướng chính phủ nhấn mạnh vai trò quyết định của trường PTNN với công tác sản xuất ở nông thôn, Đảng bộ Nghệ An đã nêu rõ: “Vấn đề chính trong cải cách giáo dục phổ thông là làm thế nào để người học sinh đào tạo ở trường lao động được tốt trên cơ sở có văn hóa, có kỹ thuật”. Yêu cầu đặt ra là cần sáp nhập trường PTNN vào trường Phổ thông. Phải cho toàn thể giáo viên và học sinh thông suốt được mục đích, vị trí của trường PTNN đối với tốc độ phát triển nông nghiệp của miền Bắc, giáo dục Nghệ An phải góp phần tích cực cho nông nghiệp trở thành cơ sở vững chắc của sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN bằng cách tích cực phát triển nhiều trường lớp PTNN và đưa ngành PTNN hoạt động đúng với mục đích của nó.
Triệt để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III về việc phổ cập giáo dục cấp 1 trong thời gian tới, nghị quyết Trung ương 5 lại cụ thể lại một
lần nữa. Để thực hiện nghị quyết của Đảng, thực hiện lời dạy của Bác trong dịp người về thăm tỉnh nhà, Đảng chủ trương XNMC ở miền xuôi trước 02/09/1962 (chú trọng vùng đồng bào Thiên chúa giáo và những người từ 40 tuổi trở xuống), thanh toán căn bản ở miền núi trước mùa xuân ngày 19/12/1962(chú trọng nâng cao cán bộ lãnh đạo xã, hợp tác xã, thanh niên) [29, 79, 950].
Thực hiện nghị quyết 26 NQ/TU ngày 10/07/1964 của Tỉnh ủy Thường vụ Tỉnh ủy chủ trương phát động chiến dịch “BTVH mùa xuân trên quê hương Xô Viết”, nhằm tạo nên một chuyển biến thật mạnh mẽ, thật sâu rộng đều khắp trong phong trào BTVH toàn tỉnh từ lãnh đạo đến chỉ đạo, giảng dạy và học tập, làm thế nào để đến ngày 19/05/1965 hoàn thành cho kì được kế hoạch 5 năm về BTVH ở một số huyện và đại bộ phận xã, nhất là miền xuôi, một số cán bộ công nông trường. Nhà nước thực hiện kế hoạch toàn tỉnh nhằm chào mừng Đảng, mừng Bác, kỷ niệm 20 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [30, 79, 951].
Nghị quyết của Ban chấp hành Tỉnh ủy trong phiên họp từ ngày 16 đến 24/11/1964 đã quyết định phát động một phong trào thi đua mạnh mẽ trong nông nghiệp lấy tên là: “Cao trào thi đua thâm canh cao sản”, giành vụ Đông Xuân vượt mức để tiến hành cách mạng miền Nam với nội dung là: “Năng xuất nâng cao, hoa màu nhiều, chăn nuôi giỏi, cây trồng tăng, thủy lợi tốt”. Cụ thể là phải phấn đấu tăng cho kì được 9 vạn tấn lương thực, 33,7% giá trị sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi và các ngành nghề khác. Nhà trường phải thực hiện phong trào theo tinh thần: “nhà trường là một đơn vị của địa phương, có trách nhiệm thiết thân trong phát động phong trào thi đua cao sản”. Vì tương lai của học sinh thân yêu nhà trường phải có quyết tâm cách mạng, nhiệt tình lao động sôi nổi, với một khí thế tưng bừng quyết chiến thắng trong cuộc đọ sức với đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam để giành những thành tích lớn nhất trong đời nhà giáo của mình cũng như trong lịch sử của trường mình, về cả mặt phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng giảng
dạy và giáo dục. Cuộc vận động này có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc hoàn thành kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, chi viện cho miền Nam, xây dựng cách mạng XHCN ở miền Bắc, tăng cường lực lượng hợp tác xã và cải thiện đời sống.
Thực hiện nghị quyết trên, các cấp các ngành đã chăm lo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi một cách toàn diện, từ kiến thức văn hóa đến phẩm chất đạo đức, về lòng nhân đạo, vị tha trong lối sống, biết quý trọng mọi người. Chủ trương phát triển giáo dục;” học kết hợp với hành, học tập gắn với lao động sản xuất, đời sống xã hội và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Tại Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An khoá 7, năm 1963 đã đề ra nhiệm vụ, phương hướng của ngành trong những năm tới là:
Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ XHCN, có văn hóa, có sức khỏe để xây dựng xã hội mới để phục vụ đắc lực vào việc đào tạo cán bộ, có nhiệm vụ không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật cho nhân dân lao động, tạo điều kiện mở rộng vận động cải tiến kỹ thuật và cải tiến quả lý trong các ngành sản xuất và xây dụng. Trong những năm tới phải tận dụng mọi khả năng của nhân dân và nhà nước tiếp tục phát triển giáo dục thêm một bước, đi đôi với phát triển về số lượng, phải lấy việc nâng cao chất lượng làm chủ yếu. Việc phát triển về số lượng được thực hiện với điều kiện là chất lượng được đảm bảo, không ngừng nâng cao, đồng thời phải giữ vững sự cân đối giữa phát triển giáo dục với phát triển kinh tế. Nền kinh tế có phát triển, mức sống của nhân dân có được nâng cao mới tạo điều kiện cho giáo dục phát triển nhanh mạnh và vững chắc.
BTVH có một vai trò đặc biệt trong đáp ứng vai trò sự nghiệp xây dựng CNXH, yêu cầu cải tiến quản lý hợp tác xã, yêu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho các ngành kinh tế. Hướng phấn đấu là phải phổ cập cấp I cho các xã viên HTX nông nghiệp, đảm bảo trình độ hết cấp I cho các xã viên hợp tác xã nông nghiệp, đảm bảo trình độ hết cấp I và một số có trình độ
cấp II cho các cán bộ lãnh đạo xã, cho những thanh niên tiên tiến có thành tích trong sản xuất. Ngoài đối tượng người lớn, ngành giáo dục phải phụ trách cả việc BTVH cho thiếu niên không có điều kiện theo học ở hệ phổ thông.
Phải gắn liền học văn hóa với kỹ thuật, thực hiện phương châm “cần gì học nấy”. Kiến thức kỹ thuật chủ yếu là tại chức, hết sức thu hẹp trường tập trung. Ngành giáo dục phổ thông phải thực hiện việc phổ cập cấp I cho thiếu niên.
Trên cơ sở phát huy truyền thống có sẵn của nhà trường đoàn kết, cần cù, khiêm tốn trong giảng dạy, mỗi trường phải xây dựng cho mình những học sinh điển hình có màu sắc riêng, mỗi lớp học, mỗi tổ học tập, mỗi tổ bộ môn xây dựng cho mình truyền thống tốt về giảng dạy.
Như trên đã nói, cấp II cấp III phát triển thêm nhưng phải tính toán vững chắc. Cố gắng đáp ứng thích đáng yêu cầu học tập của con em nhân dân, nhưng phải căn cứ vào khả năng của nhà nước, mức đóng góp của nhân dân và thực lực của bản thân ngành giáo dục. Mặt khác phải đảm bảo đúng để tránh ảnh hưởng đến lực lượng lao động sản xuất, nhất là vùng nông thôn phải nghiên cứu tổ chức cho học sinh đến tuổi lao động tham gia lao động sản xuất ở HTX ngoài giờ học tập. Đối với trường phổ thông có học nghề phải cải tiến nội dung học tập cho đúng phương hướng là “vừa học văn hóa vừa học nghề, vừa học sản xuất” [3, 35].
Đối với miền núi: “phải tích cực hơn trong việc XNMC và BTVH cho cán bộ, đồng thời tiếp tục phát triển giáo dục phổ thông, chú ý cấp II, cấp III để làm cơ sở đào tạo cán bộ cho người dân tộc” [3, 40].
Với những chủ trương trên trong 10 năm (1954 - 1964) giáo dục Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu cả về công tác XNMC, BTVH, giáo dục phổ thông, mẫu giáo và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ngành Sư phạm.