Hòa bình lập lại, ngành giáo dục phổ thông Nghệ An đứng trước những thử thách nặng nề, vừa phải khôi phục phát triển ngành học, thực hiện kế hoạch giáo dục do Trung ương đề ra. Tuy nhiên, trong 10 năm (1954 - 1964), quán triệt quan điểm của Đảng, định hướng của Bộ về phát triển sự nghiệp giáo dục, ngành giáo dục phổ thông Nghệ An dã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, thỏa mãn phần lớn nhu cầu học tập của con em nông dân.
Năm 1954 - 1955, ngành giáo dục Nghệ An đã tập trung nhiệm vụ khá nặng nề là đón nhận và nuôi dạy 2.000 học sinh miền Nam tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơ- ne- vơ. Ty giáo dục Nghệ An đã huy động hàng trăm cán bộ quản lý và thầy cô giáo có năng lực để phục vụ gần 3.000 người gồm cả thầy và trò của các tỉnh miền Nam trung bộ. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, năm học 1954 - 1955 Ty gióa dục Nghệ An đã sắp xếp học sinh miền Nam vào 5 trường có đủ các lớp từ vỡ lòng đến cấp III. Đến hè năm 1955, theo chủ trương của Bộ học sinh miền Nam được chuyển ra vùng gần thủ đô để tiện chăm sóc.
Triển khai việc thực hiện hệ thống giáo dục mới, giáo dục 10 năm, giáo dục phổ thông Nghệ An đã có mạng lưới trường, lớp tương đối hợp lý. Từ năm 1950 với chủ trương xóa các trường Tư thục thì đến năm 1969 tình trạng trường Tư thục cấp II không còn. Thực hiện nghị quyết 5 của Trung ương Đảng về yêu cầu của cuộc cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp, Nghệ An đã thực hiện yêu cầu đó bằng mở các trường cấp II PTNN. Ngay trong năm học 1959 - 1960 đã hình thành 128 trường cấp II PTNN, mỗi huyện miền xuôi có 2 đến 4 trường. Hơn 2 năm Nghệ An đã phát triển khá nhiều trường lớp PTNN, đến năm 1963 đã sáp nhập PTNN vào với Phổ thông nhằm đưa nhà trường phổ thông đi sâu vào đời sống sản xuất, phục vụ sản xuất. Đến năm 1963 - 1964 đã có 116 lớp (54 lớp năm thứ 2), con số học sinh lên tới 6.000 (hơn 2.000 nữ) [29, 79, 951].
Trong 3 năm 1958 - 1960, công tác giáo dục có những chuyển biến quan trọng, chuyển biến mới trong xây dựng nhà trường của thời kì quá độ lên CNXH. Ba năm tiến hành cải tạo XHCN đã có tác động đến ngành giáo dục, nó làm biến đổi nhận thứ về tính chất cũng như nguyên lý cơ bản của nền giáo dục, mặt khác đề ra yêu cầu to lớn hơn cho ngành giáo dục. Do dó, giáo dục Nghệ An thời kì này có những chuyển biến lớn.
Hầu hết các xã vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Ở miền núi đã có huyện có trường phổ thông cấp I, II, huyện có trường phổ thông cấp III. Năm
1961, trong tỉnh có 633 trường phổ thông, trong đó có 7 trường cấp III, 98 trường cấp II và 528 trường cấp I. Trong các trường cấp I và cấp II có 4.968 giáo viên và 199.273 học sinh. Đặc biệt là 87 xã miền núi đã có trường cấp I và 4 huyện miền núi có 15 trường cấp II thu hút 1.273 học sinh là con em dân tộc thiểu số tới học. Có trường dạy tốt học tốt, bắt đầu được hình thành nhiều trường điểm của ngành giáo dục trong tỉnh như trường phổ thông cấp I xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu. Năm 1960 - 1961 tổng số học sinh phổ thông ba cấp là 182.464 em, tăng so với năm 1955 - 1956 là 2,8 lần [42, 51].
Trong đó: Cấp I có 152.975 em Cấp II có 26.255 em Cấp III có 3.234 em.
Tổng số giáo viên phổ thông 3 cấp là 4.523 người, trong dó giáo viên cấp I là 3.675, cấp II là 733, cấp III là 115.
Tình hình học sinh phổ thông đầu niên khóa 1962 - 1963 của cả ba cấp tỷ lệ 105% so với năm trước, trong đó đặc biệt cấp II số học sinh tăng so với năm ngoái là 46% và số học sinh cấp III vượt năm trước là 31%. Tổng số học sinh 3 cấp là 192.693 em, trong đó: học sinh cấp I là 150.360 em chiếm 78%, cấp II là 38.077 em chiếm 20%, cấp III là 4.256 chiếm 2% học sinh toàn cấp. Nói chung số học sinh cả 3 cấp phát triển nhiều hơn năm trước là 5%, bình quân 6,88 người dân có 1 người đi học phổ thông. Về thành phần nữ trong số học sinh các cấp thì tỷ lệ học sinh nữ cấp I cao nhất: 46%, cấp II: 34% và thấp nhất là tỷ lệ nữ ở cấp III [1, 79, 962].
Tình hình trường lớp phổ thông năm học 1962 - 1963 phát triển song song với sự phát triển của học sinh phổ thông. Toàn tỉnh đã có 158 trường cấp II, 580 trường cấp I, 9 trường cấp III, 18 trường phổ thông Thanh niên dân tộc. Riêng trường phổ thông cả ba cấp tăng 117% so với năm ngoái, còn về lớp cả ba cấp năm nay đạt 106% so với năm trước. Tính theo dân số bình quân toàn tỉnh thì hiện nay trung bình cứ 1.790 người dân có một trường phổ thông mới chung 3 cấp (năm ngoái 2.110 người dân có 1 trường). Tỉnh cũng đã chú trọng
đối với công tác giáo dục miền núi, nhiều giáo viên tự nguyện lên rẻo cao dạy học. Ở miền xuôi cứ 6 người có 1 người đi học phổ thông, ở miền núi cứ 10 người có 1 người đi học phổ thông. Tất cả các xã đều có trường cấp I. có xã có 2, 3 trường. Cứ 2 xã rưỡi có 1 trường cấp II. Ở miền núi đã có tới 196 trường cấp I, 26 trường cấp II, 1 trường cấp III [16; 80; 975].
Về giáo viên phổ thông cả ba cấp là 5.053 người, trong đó: cấp I chiếm 74%., cấp II chiếm 23% và cấp III chiếm 3% so với tổng số. Đối chiếu số giáo viên phổ thông các cấp với tổng số lớp của các trường cấp III thì bình quân mỗi lớp có 1 giáo viên phụ trách (chung cả 3 cấp).
Trong năm 1963 - 1964, tuy không đạt chỉ tiêu kế hoạch nhưng học sinh cấp II cũng tăng 10%. Cấp II phổ thông nông nghiệp tăng 58% và cấp III tăng 18% so với năm học 1962 - 1963 chất lượng toàn diện nhà trường được nâng lên một bước theo phương hướng nhà trường gắn với cuộc sống, nhất là chất lượng giáo dục và lao động [11, 79, 961].
Tháng 12/1964 toàn tỉnh có 106 lớp cấp III với 5.401em, 954 lớp cấp II với 49.697em, 3.648 lớp cấp I với 148.393 em. Toàn tỉnh đã có 75% số trẻ em từ 7 đến 13 tuổi đi học cấp I và cấp II, 106 xã phổ cập cấp I với mức 85% [29, 79, 950]. Đặc biệt ở một số vùng đồng bào Thiên chúa giáo thì tỷ lệ phổ cập lại còn thấp (Hưng Trung 56%, Hưng Yên 40%). Trong khi đó năm 1964 toàn tỉnh có 15.000 học sinh bỏ học. So với yêu cầu chất lượng toàn diện được năng lên, nhưng vẫn còn thấp nhất là chất lượng kiến thưc văn hóa [11, 79, 961].
Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng giáo dục cũng được nâng lên. Từ năm học 1956 tiếp thu tinh thần nội dung chương trình học, cấu tạo hệ thông các môn theo hệ thông giáo dục mới, Ty Giáo dục Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt tập trung lớn cho giáo viên các cấp. Đồng thời tổ chức nhiều lớp học bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ. Một số nòng cốt trong đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục của tỉnh được cử lên Bộ, được cử đi học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Từ khi trường cấp II PTNN được thành lập, Ty Giáo dục Nghệ An đã chuẩn bị đội ngũ giáo viên bằng cách
chọn lọc những giáo viên cấp I có năng lực chuyên môn khá, đã giảng dạy từ 5 năm trở lên, tổ chức bồi dưỡng kiến thức kĩ thuật cho họ trong những tháng hè. Ty giáo dục chuẩn bị tài liệu giảng dạy, tài liệu kĩ thuật, in ấn tài liệu cho họ học tập, nghiên cứu. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học.
Trên cơ sở xác định tính chất và nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN, đề cao nguyên lý phục vụ chính trị và gắn với lao động sản xuất mà nội dung và phương thức giáo dục cũng thay đổi. Đặc biệt kể từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, phương châm nhà trường gắn liền với đời sống, sản xuất ngày càng được thể hiện tốt. Ý thức phấn đấu thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất đã được thâm nhập vào quần chúng và trở thành phong trào quần chúng tự giác thực hiện.
Để đảm bảo phát triển toàn diện học sinh, các nhà trường phổ thông đã tăng cường việc thực hiện công tác thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, và hoạt động ngoại khóa. Hàng năm đã tổ chức được Đai hội khoa ở các nhà trường, ở các huyện, ở tỉnh. Hầu hết các phong trào đều thu hút đông đảo học sinh tham gia. Nhờ đó mà trường đã phát hiện được nhiều em có năng khiếu và cho đi bồi dưỡng.
Tuy nhiên, việc phát triển giáo dục vẫn chưa bảo đảm cân đối giữa các vùng miền, tỷ lệ học sinh người dân tộc còn quá thấp. Mặc đù có những tiến bộ mới như chất lượng chính trị, đạo đức tư tưởng học sinh được nâng lên, nhưng chất lượng kiến thức văn hóa cơ bản và sức khoẻ thì còn yếu, học sinh chỉ chăm lao động cho gia đình, cho HTX nhưng chưa thật hăng say trong học tập. Do tình hình lớp học phân tán, phải học ban đêm nên việc học của học sinh không được bình thường. Mặt khác do trình độ chính trị chuyên môn của giáo viên còn non, kinh nghiệm và kiến thức đời sống cũng còn non nên đã hạn chế việc nâng cao chất lượng học sinh. Việc vận dụng kiến thức văn hóa để nghiên cứu áp dụng kỹ thuật, khoa học phục vụ cho sản xuất của học sinh
còn yếu. Đối với giáo viên, vẫn còn những biểu hiện cầu an, dao động, ngại khó, ngại gian khổ, sợ hy sinh, cá biệt có giáo viên bỏ nhiệm vụ. Về mặt lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng cũng còn nhiều thiếu sót.