Ngành giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 70 - 78)

Năm học 1965 - 1966 là năm Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, là năm đầu tiên Đảng và Nhà nước thực hiện chủ trương chuyển

mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, các trường học tập trung phải thực hiện sơ tán. Ngành giáo và đào tạo phải vượt qua mọi khó khăn thử thách để tiếp tục duy trì và phát triển cả về số lượng và chất lượng và đảm bảo an toàn tính mệnh cho học sinh và thầy giáo. Trong suốt 10 năm qua sự nghiệp giáo dục phổ thông Nghệ An vẫn tiếp tục phát triển nhanh theo quy mô lớn.

Từ đồng bằng đến miền núi xã nào cũng duy trì được các trường cấp I và cấp II. Năm 1965, toàn tỉnh có 797 trường trong đó chỉ có 9 trường cấp III. Miền xuôi có 135 trường cấp II (gần 6 xã 1 trường). Miền núi có 248 trường, trong đó có 40 trường cấp II. Hiện nay mỗi huyện có ít nhất 1 trường, có huyện 2 trường, như Nam Đàn, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, có huyện 3 trường, như Thanh Chương. Ở miền núi cũng đã có trường cấp III, như Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông. Trong năm học 1965 - 1966 ở miền xuôi phổ cập cấp I với chủ trương đưa trường cấp I về xã, đưa các lớp 1, 2 về HTX. Hằng năm từ 65 - 70% học sinh học hết cấp I ở miền xuôi và 100% ở miền núi được vào học cấp II với chủ trường đưa dần trường cấp II về xã. Hiện nay bình quân 1, 2 xã có một trường cấp II. Hằng năm từ 20 - 25% học sinh hết cấp II ở miền xuôi, từ 40 - 45% ở vùng thấp, 90% ở vùng cao được vào học cấp III. So với năm 1960 - 1961, học sinh cấp I năm 1966 - 1967 tăng 191,9% ở miền núi, 25,4% ở miền xuôi, học sinh cấp II tăng 823,8% ở miền núi, 390,3% ở miền xuôi. Hiện nay số học sinh phổ thông chiếm 21% ở miền xuôi và 17,3% dân số ở miền núi. Công tác giáo dục cho đồng bào thiên chúa giáo cũng được chú ý, hiện nay học sinh phổ thông chiếm 12% số giáo dân. Có huyện như Nam Đàn, Thanh Chương chiếm 16% số giáo dân [2; 79; 953].

Năm học 1964 - 1965 học sinh cấp I có 160.295 em, tăng hơn năm 1963 - 1964 là 16%. Đặc biệt đã mở được 230 lớp 1 cho gần 1 vạn trẻ em từ 7 tuổi trở lên chưa đi học. Cấp II có 46.673 học sinh, tăng hơn năm 1963 - 1964 là 5%, cấp III có 5.535 học sinh, tăng hơn năm 1963 - 1964 là 9,2% [30, 79, 951].

Năm 1968 - 1969, địch tập trung đánh phá hết sức ác liệt một số vùng trong tỉnh, nhất là các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam - Đàn, Thành phố Vinh nhưng số học sinh 3 cấp vẫn tăng lên hàng năm. Năm 1968 - 1969 số học sinh cả 3 cấp tăng gần 40,6% so với năm học 1965 - 1966, cứ 3 người dân có một người đi học. Cấp I, cấp II hàng năm tăng lên hàng vạn, số học sinh cấp III vẫn tăng lên hàng ngàn, tỷ lệ học sinh gái tăng 21%, học sinh dân tộc tăng 30%, học sinh có đạo Thiên chúa tăng 35%. Hàng năm có trên 2 vạn học sinh lớp 7 và trên 2.000 học sinh lớp 10 tốt nghiệp ra trường bổ sung cho các lực lượng vũ trang, lực lượng lao động có văn hóa ở nông thôn, xí nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ ở cơ sở và cung cấp cho các ngành đào tạo Trung học và Đại học trong và ngoài nước [12, 79, 954].

Số lượng học sinh cả 3 cấp ngày càng tăng. Năm học 1965 - 1966 từ 230.570 học sinh cả 3 cấp đến năm học 1974 - 1975 là 418.390. So với năm học 1965 - 1966 thì đến năm 1974 - 1975 tổng số học sinh tăng 97,3% nghĩa là tăng gấp đôi.

Trong đó: Học sinh cấp 1 tăng 51,2% Học sinh cấp 2 tăng 194,3% Học sinh cấp 3 tăng 401,4%

Bảng thống kê học sinh phổ thong các năm từ 1965 - 1966 đến 1974 - 1975. Năm Học sinh phổ thông

Tổng số Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 1965 - 1966 1966 - 1967 1967 - 1968 1968 - 1969 1969 - 1970 1970 - 1971 1971 - 1972 230.570 244.540 294.100 324.310 343.970 307.290 360.260 186.930 172.090 214.090 236.620 248.930 216.660 250.030 55.720 64.680 70.470 76.640 83.610 79.040 97.950 5.920 7.770 9.540 11.050 11.430 11.590 12.280

1972 - 19731973 – 1974 1973 – 1974 1974 - 1975 386.020 407.640 418.390 253.410 247.300 243.090 117.230 136.430 147.620 15.380 23.910 27.680 (Nguồn: 60 năm ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An 1945 - 2005) Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, công tác giáo dục trong tình trong những năm qua vẫn được thực hiện tốt về các mặt, phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn tính mệnh cho học sinh và thầy giáo. Năm học 1974 - 1975 giáo dục phổ thông phát triển theo quy mô lớn: cấp I phổ thông có 472 trường, cấp II phổ thông có 397 trường, cấp III có 26 trường. Số học sinh tuyển vào lớp 5: 47.880; tổng số học sinh cấp II: 147.620; học sinh tốt nghiệp lớp 7: 40.060. Tổng số lớp cấp II: 3.010; số giáo viên dạy cấp II: 5.310. Số học sinh tuyển vào lớp 8: 9.720; tổng số học sinh cấp III: 27.680. Tổng số lớp cấp III: 520; học sinh tốt nghiệp lớp 10: 5.380. Số giáo viên cấp III: 1.240; trong đó giáo viên khoa học cơ bản: 1.010, ngoại ngữ: 60, kỹ thuật: 40, chính trị: 80, thể dục: 50 [41, 71]. Đội ngũ giáo viên được tăng nhanh về thành phần nữ, hiện nay giáo viên nữ ở cấp I chiếm 31%, ở cấp II là 17%, cấp III là 5,3%. Thành phần giáo viên dân tộc cũng được tăng lên (hiện nay chiếm tỷ lệ ở cấp I là 18%, ở cấp II là 14,9% số giáo viên dạy ở miền núi) [2, 79, 953].

Cùng với phát triển quy mô và số lượng, Đảng bộ, chính quyền, Ty giáo dục Nghệ An đặc biệt chú trọng đến chất lượng giáo dục. Thực hiện mục tiêu đào tạo là chất lượng giáo dục phải toàn diện bao gồm các mặt: đức, trí, kỹ, lao, quân, thể, mỹ. Trên cơ sở nâng cao chất lượng toàn diện, trong giai đoạn này, ngành đã tập trung vào hoạt động giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh phổ thông qua chương trình nội khóa, thông qua giảng dạy các bộ môn, nhất là các bộ môn khoa học xã hội; đồng thời coi trọng công tác ngoại khóa, học sinh được rèn luyện trong sản xuất và chiến đấu sôi nổi của nhân dân và trong nhà trường, công tác giáo dục tư tưởng có tiến bộ hơn nên chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, tình cảm của học sinh nói chung là tốt, lành mạnh. Nhiều nề nếp giảng dạy và học

tập văn hóa được chú ý. Giáo dục lao động và tổ chức lao động sản xuất trong các trường có tiến bộ, bước đầu có sự chuyển biến tốt trong việc thực hiện nguyên lý kết hợp giáo dục với lao động sản xuất. Việc xây dựng nếp sống văn minh cho học sinh cũng dược chú ý. Những tiến bộ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước theo gương các điển hình. Với nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp giáo dục của nhà trường XHCN, thầy trò ngay khi còn đang dạy, đang học, đã góp phần vào việc xây dựng quê hương, nhà trường đã phát huy tác dụng to lớn của mình đối với sản xuất và chiến đấu, xây dựng nông thôn mới qua các “HTX măng non” như Nam Liên, như “đội học tốt làm tốt” ở nhiều địa trường, nhiều địa phương, những hoạt động câu lạc bộ như ở Lam Sơn (Đô Lương), HTX Đon - Cớn (Mường Nọc - Quế Phong), những đợt triển lãm, những buổi tối phát thanh, văn nghệ, những công tác vệ sinh hằng ngày ở làng bản, những đợt phục vụ chiến đấu và có khi ngay ở trận địa…Tinh thần yêu nước và quyết tâm đánh Mỹ biểu hiện rất rõ trong học sinh, nhiều em dũng cảm trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, hăng hái xung phong tòng quân. Từ năm 1966 đến 1973 có 8 cuộc tuyển quân trong ngành giáo dục, chỉ tiêu thường là 100 người, có năm 600 người, ngành giáo dục đã đảm bảo không thiếu một người. Có những đợt tuyển quân có hàng trăm học sinh sắp hết lớp 10 vẫn hăng hái tình nguyện lên đường đi cứu nước.

Vấn đề nâng cao chất lượng văn hóa được Đảng bộ và ngành giáo dục Nghệ An hết sức quan tâm. Trong chiến tranh phá hoại địch đã gây ra cho ngành giáo không ít khó khăn, chất lượng giáo dục có nguy cơ đi xuống. Đảng bộ Nghệ An có chủ trương mở cuộc vận động “dạy giỏi, học giỏi”. Nhiều biện pháp đã được thực hiện trong cuộc vận động này: phát động phong trào “3 mũi giáp công” trong giảng dạy (giảng dạy đảm bảo đúng kiến thức khoa học; giảng dạy gắn với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; giảng dạy theo phương pháp phát huy tự giác tích cực của học sinh). Trên cơ sở đó, công việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi đã được

đẩy mạnh. Hai lớp năng khiếu Toán cấp 3 của tỉnh bắt đầu mở vào năm 1965, ghép ở trường cấp III Vinh và trường cấp III Đô Lương; đến năm 1972, mở thêm lớp chuyên Văn. Công việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở các trường, ở các huyện cũng ngày càng mở rộng, nâng cao. Màng lưới cháu ngoan Bác Hồ, học sinh giỏi và đội ngũ giáo viên dạy giỏi đang hình thành và phát triển về số lượng. Nếu trong năm học 1964 - 1965 cả tỉnh có 69 học sinh giỏi toàn diện Bác khen và 50.000 cháu ngoan Bác Hồ thì trong năm 1965 - 1966 toàn tỉnh có 111 em được Bác khen và 120.000 cháu ngoan Bác Hồ. Năm 1966 - 1967 có 120 cháu ngoan Bác Hồ, 133 học sinh giỏi văn của tỉnh, 4 học sinh giỏi của miền Bắc ở cấp I. Đến năm học 1968 - 1969 có 145.000 cháu ngoan Bác Hồ, 214 học sinh giỏi Văn và Toán, 193 giáo viên dạy giỏi và 5 giáo viên được Bác Hồ khen [19, 79, 952].

Hết cấp học ra trường nhiều học học sinh sau khi ra công tác một thời gian đã trở thành những cán bộ cốt cán ở địa phương như Thường vụ Đảng ủy, Chánh, phó chủ nhiệm HTX…Nhiều em được kết nạp vào Đảng như Nguyễn Thị Lý, Đào Thị Hải ở Lam Sơn (Đô Lương), Phan Văn Chương ở Yên Thành…Điển hình là các em học sinh ở đội 14 xã Diễn Minh.

Tuy hoàn cảnh khó khăn gian khổ, nhưng chất lượng dạy và học các trường ở Nghệ An không ngừng tăng lên. Số học sinh giỏi Văn và Toán của Nghệ An năm nào cũng tăng, có cả học sinh giỏi tỉnh và học sinh giỏi quốc gia. Qua nhiều năm thi học sinh giỏi quốc gia, Nghệ An chỉ đứng sau Hà Nội, Hải Phòng và Hà Nam.

Để chất lượng học sinh giỏi ngày càng tăng, trên cơ sơ những lớp chuyên, năm 1974 - 1975 ngành giáo dục Nghệ An đã cho ra đời trường Cấp III chuyên Phan Bội Châu. Ngay từ năm học đầu tiên, trường đã có 6 lớp, gồm 3 lớp chuyên Văn, 3 lớp chuyên Toán, từ các lớp chuyên Toán ở Đô Lương và các lớp chuyên Văn ở Thanh Chương chuyển về.

Trong khói lửa chiến tranh, ngành giáo dục đã khắc phục moi khó khăn để hoàn thành các kì thi hết cấp I, cấp II, và tổ chức kì thi tốt nghiệp, thi học

sinh giỏi, kì thi chuyển cấp hàng năm đảm bảo bí mật và an toàn. Ngành đã điều động giáo viên ra ngoài tỉnh, ngoài huyện làm giám thị, giám khảo để đảm bảo tính nghiêm túc của các kì thi. Việc đảm bảo an toàn trong thi cử, việc đảm bảo bi mật đề thi trong hoàn cảnh chiến tranh, giao thông trở ngại, tất cả các khâu đều được thực hiện tốt trong những năm có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong các kì thi tốt nghiệp cấp 3 hàng năm số lượng thí sinh liên tục tăng, năm 1966 có trên 1.360 thi sinh đến năm 1975 là 3000 thí sinh, cả 10 kì thi đều đảm bảo an toàn ở các khâu trong điều kiện chiến tranh, đề phải vận chuyển từ bộ về [42, 73].

Để tăng cường chất lượng giáo dục phổ thông, công tác xây dựng cơ sở vật chất (bao gồm cả hầm, hào, lũy…) đã được xúc tiến nhanh chóng. Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn chỉ đạo sát xao để đảm bảo cho việc dạy và hoc diễn ra bình thường khi gặp sự cố. Những địa phương bị cháy vì bom đạn địch, chính quyền huyện phải vận động rời đi nơi khác, giúp đỡ về phương tiện và nguyên vật liêu xây dựng lại trường để hoạt động dạy và học được tiếp tục.

Trường lớp, bàn ghế được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo được các mặt vệ sinh, ánh sáng và sức khỏe cho học sinh.

Ngành đã phát động trong giáo viên phong trào tự trang bị đồ dùng giảng dạy, đồng thời nhà nước đầu tư trang bị thêm sách giáo khoa, sách nghiên cứu để giảng dạy, báo chí, bản đồ, tranh vẽ, các đồ dùng thí nghiệm, trước hết là cho các trường sư phạm và cấp III trong tỉnh, các trường trọng điểm của cấp I và cấp II.

Trong thời gian qua phong trào học tập điển hình, xây dựng tiên tiến phát triển tốt. Đã hoàn thành mạng lưới trường điểm, xã điểm, từng bước tạo điều kiện thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Bên cạnh quan tâm đến chất lượng dạy và học, nhà nước chú trọng quan tâm hơn nữa đến đời của giáo viên, công nhân viên trong toàn ngành giáo dục như cung cấp lương thực thực phẩm, các thứ hàng hóa thiết yếu.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt” Nghệ An đã xây được nhiều trường học tiên tiến và xã phát triển giáo dục theo gương trường Bắc Lý và xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên. Đã có 21 xã có một nền giáo dục toàn diện theo gương Cẩm Bình và 4 huyện có một nền giáo dục cả 3 ngành học đều phát triển. Trong các năm tổng kết của ngành giáo dục, ngành phổ thông đều được trao tặng Cờ thưởng luân lưu, 12 lá cờ luân lưu cho 3 cấp, mỗi cấp 4 lá, được trao tặng cho những trường xuất sắc về giáo dục toàn diện mà nổi nhất ở mỗi mặt: đức dục, trí dục, lao động sản xuất, thể dục, vệ sinh. Các trường điển hình đạt thành tích cao trong nhiều năm, ở cấp I có: Diễn Hoàng, Diễn Mỹ, Hoan Thành, Thịnh Sơn, Thanh Lĩnh, Châu Hạnh; cấp II có: Nghĩa Đồng, Diễn yên, Nghi Trung, Phúc Sơn, Lam Sơn, Nam Phúc, Tăng Thành, Kim Liên; cấp III có: Đô Lương, Quỳnh Lưu 2. Đặc biệt với thành tích trên, năm 1967 xã Nam Liên, huyện Nam Đàn vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen. Bác viết: “Bác hoan nghênh đồng bào, cấp ủy, chính quyền, các thầy giáo, cô giáo và các cháu”.

Đặc biệt, trong hội nghị tổng kết 5 năm 1971 - 1975 thi đua 2 tốt theo các điển hình tiên tiến, Trường cấp 2 Nghĩa Đồng và Trường Thanh niên lao động XHCN Sông Con đã được nhận Cờ thưởng luân lưu của Bộ Giáo dục. Trường cấp 2 Nghĩa Đồng từ năm 1970 đã đi đầu trong thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.

Những thành tựu trên đây của giáo dục Nghệ An giai đoạn 1965 - 1975 cho phép chúng ta khẳng định rằng “mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, chúng ta vẫn phát triển được sự nghiệp giáo dục, kể cả ở những vùng trọng điểm” [2, 79, 953]. Đồng thời qua các điển hình, không những về mặt số lượng được tăng nhanh mà cả chất lượng cũng có thể phát triển tốt.

Tuy nhiên tình hình giáo dục phát triển chưa đều, chưa vững chắc. Chất lượng giáo dục toàn diện còn chưa được nâng cao. Trang thiết bị trường học còn thiếu. Đội ngũ giáo viên chưa vũng mạnh. Trong thời gian tới Đảng bộ và

ngành giáo dục cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo và chỉ đạo để chất

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w