Thanh toán nạn mù chữ là một nhiêm vụ mang tầm chiến lược, là một công việc không thể thực hiên trong một sáng một chiều. Tuy nhiên với
những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền Nghệ An trong 10 năm (1954 - 1964) công tác xóa mù chữ đã đạt được nhiều thành tựu. Năm 1955 có 10.119 người thoát nạn mù chữ. Do yêu cầu của giai đoạn cách mạng tiến lên XHCN, Trung ương Đảng đề ra kế hoạch căn bản XNMC ở miền xuôi “đối với công nhân, nông dân, cán bộ, thanh niên còn mù chữ ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng XHCN” [ 9, 81, 982 ]
Đối tượng xóa mù chữ là những người còn mù chữ trong độ tuổi từ 12 đến 50. Hình thức xóa mù là động viên, thậm chí cưỡng bức, khuyến khích những người lớn tuổi học tập, làm gương cho con cháu noi theo. Bước đầu thực hiện, năm 1956 ở các cơ quan dân chính Đảng từ Trung ương đến huyện đã có 2.825 người thoát nạn mù chữ, 19.789 người học cấp I và 4.442 người học cấp II. Năm 1957, kết quả học tập văn hóa có tiến bộ thêm một bước, Nghệ An đã XNMC ở miền xuôi cho 66.789 đồng bào từ 12 - 50 tuổi và 4 xã nông thôn, 3 khu phố Thị xã Vinh.
Trong những năm đầu của kế hoạch XNMC không ít khó khăn đã đến nhưng Nghệ An vẫn có những điển hình tốt lôi kéo phong trào. Về cá nhân, Nghệ An có cô Lôi chỉ học 50 ngày. Về tập thể điển hình có xã Diển Liên, huyện Diển Châu là một trong 15 xã của toàn miền Bắc đã được ghi nhận là đơn vị thanh toán nạn mù chữ ngay cuối năm 1956: “Đầu năm 1956, xã Diển Liên, huyện Diễn Châu còn 86 cán bộ Đảng viên, thanh niên lao động và 142 người từ 16 - 50 tuổi còn mù chữ. Hơn 6 tháng thực hiên kế hoạch nhà nước 5 năm về phát triển văn hóa, ngày 10/7 xã Diễn Liên đã XNMC cho 100% số người. Hiện nay, 466 cán bộ Đảng viên, thanh niên lao động và 382 người từ 16 đến 50 tuổi đã thanh toán nạn mù chữ” [38, 81, 983]. Trong cuối năm 1956, xã Nghi Thu, huyện Nghi Lộc cũng đã xóa bỏ nạn mù chữ cho 312 người từ 9 đến 15 tuổi và 92 người trên 50 tuổi biết đọc, biết viết.
Đây là một thắng lợi đầu tiên trong việc thực hiên kế hoạch nhà nước về mặt văn hóa và 2 xã Diễn Liên và Nghi Thu là 2 xã thanh toán nạn mù chữ sớm nhất của tỉnh Diễn Liên được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao
động. Ngày 12/12/1956 một vinh dự nữa đến với xã Diển Liên, Hồ Chủ Tịch gửi thư cho các xã Vĩnh Khang, Tam Cường, Diển Liên (Nghệ An), Liên Sơn và thị xã Phát Diện. Sau khi khen các đơn vị dẫn đầu: “Thanh toán nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta là một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, và giàu mạnh” [6, 281, 282].
Tháng 6 năm 1957, Hồ Chủ Tịch về thăm Nghệ An sau 46 năm xa quê đi làm cách mạng. Trong buổi nói chuyện với Hội nghị Đại biểu Đảng nhân dân Nghệ An ngày 14/6 có đoạn Bác nói: “Về BDHV tỉnh ta cũng khá tiến bộ như xã Diễn Liên đã XNMC, được Chính phủ thưởng Huân chương, Chính phủ ta đang để giải thưởng cho Thành phố Vinh và mong muốn Thành phố Vinh nhà ta làm sao mà lấy được giải thưởng ấy, các đại biểu Trung ương nghĩ thế nào?”…Huyện Con Cuông là một huyện thượng du, phong trào BDHV cũng phát triển tốt, trong 107 xóm đã có 105 lớp, từ quý III năm 1957, phong trào thanh toán nạn mù chữ được dần dần khôi phục, một số vươn lên mạnh như Quỳnh Lưu đã có 33/34 xã mở được lớp [42, 40].
Ngày 27/12/1957, Trung ương thành lập Ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ. Trưởng ban là cụ Tôn Đức Thắng - Trưởng ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban lãnh đạo thanh toán mù chữ tỉnh Nghệ An do cụ Lê Nhu - chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc làm trưởng ban. Sự phối hợp các ngành, các giới trong một mặt trận diệt dốt lớn mạnh và sự quyết tâm sử dụng lực lượng của toàn ngành giáo dục và sự nghiệp xoá mù chữ là 2 điều kiện đảm bảo cho sự hoàn thành kế hoạch đúng thời hạn quy định. Năm 1957 toàn tỉnh Nghệ An có 19.489 người thoát nạn mù chữ, đạt tỷ lệ 32,4%.
Đầu năm 1958, trong số 502.288 đồng bào miền xuôi từ 12 đến 50 tuổi có 90.949 người mù chữ. Trong số có lý do được miễn và hoãn học, số người
còn lại phải thanh toán là 77.302 người, trong đó có trên 10.000 người thuộc đối tượng chủ yếu. Năm 1958 toàn tỉnh Nghệ An đã thanh toán cho 23.500 người, 20 xã, 165 xóm, 147 chi bộ Đảng ở nông thôn, 63 chi đoàn TNLĐ và có 53.185 người đang theo học các lớp BTVH. Đặc biệt, Thị xã Vinh - Bến Thủy đã hoàn thành XNMC gần 3 khu phố và 3 thị xã nông thôn trước thời hạn [9, 81, 982].
Năm 1958, mặc dù nạn mù chữ đã căn bản được giải quyết ở miền xuôi, nhưng mãi tới 4 năm sau, Nghệ An mới quét sạch được nạn mù chữ, quay trở lại mù chữ lại xuất hiện và lan dần, vùng đồng bào Thiên chúa giáo, vùng biển và vùng cao mù chữ vẫn còn trầm trọng. “Nạn mù chữ là một chướng ngại ngăn trở con đường tiến lên của bản thân phong trào BTVH”. Nhận thức được điều đó và thấm thía lời nhắc nhở của Hồ Chủ Tịch trong dịp người về thăm tỉnh nhà, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An nung nấu một quyết tâm phải chấm dứt hẳn nạn mù chữ. Trung ương Đảng đã phát động chiến dịch tổng phản công hoàn thành XNMC nhằm vĩnh viễn quét sạch nạn mù chữ ở miền xuôi và 2 huyện miền núi Nghĩa Đàn và Con Cuông trước ngày 19/5/1963. Trong hè Trung ương lại phát động mở “chiến dịch diệt dốt ở vùng cao” nhằm căn bản giải quyết nạn mù chữ trong đồng bào các dân tộc ít người thuộc các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, và Quỳ Châu. Trong các chiến dịch này tỉnh Nghệ An đã thu được nhiều kết quả, tiêu biểu nhất là Hưng Nguyên huyện yếu, năm 1962 đã vươn lên sớm nhất và đã trở thành lá cờ đầu trong chiến dịch XNMC. Noi gương Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu và tiếp theo là các huyện khác đã lần lượt phát động phong trào rầm rộ và đã thu được nhiều kết quả. Nhiều huyện đã đưa vấn đề ra thảo luận trong Đai hội huyện Đảng bộ, trong các Hội nghị hội đồng nhân dân và có nghị quyết riêng về XNMC. Các hội nghị Ban chấp hành Huyện ủy, ủy ban nhiều nơi đã dành nhiều thì giờ thích đáng bàn bạc kế hoạch, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và phân công các đồng chí ủy viên về cụm, về xã đôn đốc, kiểm tra. Ở Nam Đàn, đồng chí Bí thư huyện ủy đã tự mình viết thư riêng nhắc nhở, động viên các
cấp chú ý đến phong trào. Giáo viên, học sinh phổ thông, đoàn thanh niên, cán bộ giáo viên đã tập hợp thành một lực lượng diệt dốt đông đảo. Họ đã nêu cao quyết tâm: “quyết thắng trận cuối cùng” trong công tác XNMC. Phát động: “Bất kì lúc nào, bất kì chỗ nào, trong nhà, ngoài đồng, trên thuyền, hễ người mù chữ là các em chia nhau dạy”. Hưng Nguyên đã phát động “ba cũng”: “ mấy người cũng dạy, mấy phúy cũng dạy, ở đâu cũng dạy”.
Cuối năm 1958, trong 315 xã miền xuôi có 106 xã thanh toán nạn mù chữ trên 90%, 143 xã dưới 90%, 3 huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Nam Đàn và Thị xã Vinh đã hoàn thành căn bản XNMC [8, 81, 981].
Từ đầu năm đến hết cuối tháng 8/1958 Nghệ An đã mãn khóa được 30.928 người. Sau 5 tháng diệt dốt “nước rút” từ tháng 6 đến tháng 11 toàn tỉnh đã thanh toán nạn mù chữ cho 21.908 người, trong đó có 6.058 người thuộc đối tượng chủ yếu, có thêm 67 xã, xóm xóa song nạn mù chữ cho nhân dân [8, 81, 981].
Cuối tháng 11 năm 1958, trước mùa gặt ở miền xuôi chỉ có 39 xóm trắng so với đầu tháng 9 đã xóa được 875 xóm trắng. Trong mùa gặt ở miền xuôi tất cả 315 xã đều có lớp. Số học viên sơ cấp đi học có 28.506 người, đạt tỷ lệ so với người còn đi học 87%.
Trong 3 năm (1956 - 1958) toàn tỉnh Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu to lớn, sự nghiệp giáo dục đã phát triển nhanh, nạn mù chữ đã hoàn toàn thanh toán ở đồng bằng và 2 huyện Con Cuông và Nghĩa Đàn, và căn bản thanh toán ở Quỳ Châu, Tương Dương. Ngày 19/12/1958, sau đợt kiểm tra của Bộ Giáo dục, Nghệ An đã được công nhận là tỉnh “hoàn thành căn bản XNMC cho lớp người từ 12 đến 50 tuổi ở miềm xuôi và huyện Nghĩa Đàn [41; 41]. Tỷ lệ biết chữ trong dân số ở độ tuổi từ 12 đến 50 của Nghệ An là 94%, đứng thứ 6 trong 21 tỉnh thành. Nhờ có phong trào dạy và học BTVH đạt nhiều thành tích nên 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã được chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Hai và bằng khen cho tỉnh và một số xã có thành tích xuất sắc. Thầy giáo Nguyễn Trung Thiếp, xã Diễn Bình, huyện
Diễn Châu, người tiêu biểu nhất trong hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ diệt dốt của tỉnh và miền Bắc được tuyên dương “anh hùng lao động” tại Đại hội Liên hoan Anh hùng chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ 2 và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thành tích nổi bật năm 1961 là phong trào XNMC phát triển rộng khắp, phong phú và đa dạng. Kể từ khi Bác Hồ về thăm quê, phong trào phát càng mạnh. Đến cuối năm 1961, toàn tỉnh đã có tới 134.000 học viên. Huyện Thanh Chương trong 3 tháng cuối năm đã thanh toán nạn mù chữ được 512 người. Huyện Quỳ Châu thanh toán mù chữ được 3 xã. Xã Mường Lống, huyện Tương Dương có đến 897 người được đi học. Keng Du, một xã biên giới cũng đã có lớp học ở khắp 24 bản. Huyện Yên Thành mở trường học tại trại khai hoang Đức Thành, các huyện miền núi xây dựng được 18 trường Thanh niên dân tộc liên xã. Hai huyện Nghĩa Đàn và Con Cuông dẫn đầu về công tác XNMC trong các huyện miền núi Nghệ An. Kết quả năm 1961, toàn tỉnh có 9.233 người được thanh toán nạn mù chữ, tạo điều kiện đẩy mạnh các cấp học và mở mang dân trí [27; 90]. Nhiều cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể đi lên từ ngành học này. Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều người không có điều học tập sớm nên phong trào XNMC có ý nghĩa rất thiết thực đối với tỉnh nhà.
Năm 1963, Quỳ Châu, huyện vùng cao đầu tiên xóa xong nạn mù chữ, có thêm 8 xã vùng cao như Tương Dương, Kỳ Sơn,…cũng hoàn thành nhiệm vụ. Trong số 5.128 người đi học thì có 3.137 người đã thoát nạn mù chữ trong 6 tháng đầu năm. Ở miền xuôi 12.250 người từ 12 đến 40 đã thoát nạn mù chữ, số người thoát nạn mù chữ trong 6 tháng đầu năm đã gấp 2 lần cả 2 năm 1961 - 1962. Năm 1963 toàn tỉnh đã có 94 xã và huyện Tương Dương đã thanh toán nạn mù chữ cho 13.267 người. Năm 1964 có thêm 4.226 người thanh toán được nạn mù chữ, đưa tỷ lệ số người biết chữ lên 90% dân số toàn tỉnh. Tính đến hết năm 1964 Nghệ An đã căn bản XNMC cho 23.800 người.
Tuy Nghệ An đã hoàn thành kế hoạch 3 năm XNMC ở miền xuôi và nhiều huyện miền núi đã căn bản xóa nạn mù chữ nhưng hiện tượng tái mù chữ lại trở nên phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này là do người tham gia XNMC chưa quyết tâm xóa mù, nhiều trường hợp đi học là do cưỡng bức, xóa dược mù nhưng không ôn lại, hoặc học BTVH nên quay trở lại mù. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn đã chi phối rất lớn đến việc học chữ của nhân dân. Nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là do ban lãnh đạo công tác XNMC chưa sát tình hình, Đảng bộ tỉnh chưa tăng cường công tác lãnh đạo đến các cơ sở. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành kế hoạch Trung ương giao. Sau đó Đảng bộ đã kịp thời điều chỉnh, kế hoach XNMC đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Thắng lợi này là cơ sở để phong trào BTVH phát triển và hoàn thành phổ cập cấp I.