Sự phát triển của giáo duc Nghệ An giai đoạn 1965-

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 65 - 70)

3.2.1. Ngành học bổ túc văn hóa

Thời gian qua trong điều kiện chiến tranh ác liệt, sản xuất chiến đấu và công tác khẩn trương, tổ chức đời sống và sinh hoạt cán bộ và quần chúng công nông gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác BTVH của Nghệ An vẫn được duy trì và phát triển.

Dưới ánh sáng của chỉ thị 97 của Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 18 - 5 - 1965 về công tác BTVH. Đảng bộ và nhân dân Nghệ An trong suốt 10 năm qua đã phấn đấu liên tục với nhiều chủ trương và giải pháp tích cực với những bước đi thích hợp để hoàn thành mục tiêu.

Triển khai thực hiện chỉ thị số 97, Tỉnh ủy Nghệ An có chỉ thị 01. Trận đánh đầu tiên là phấn đấu hoàn thành kế hoạch BTVH 5 năm lần thứ I. Vượt bao khó khăn cố hữu của công tác BTVH, giờ được tăng lên gấp bội biện pháp về các mặt. Từ trong khói lửa chiến tranh, ngành học đã nắm được các diện, các địa bàn, xoay chuyển chỉ đạo, quản lý BTVH ở các cấp, các cơ sở đến các huyện, xây dựng điển hình các mặt để lôi cuốn thúc đẩy phong trào, bổ sung cán bộ, đội ngũ giáo viên cho các địa phương.

Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ I là đối tượng 1, 2 (cán bộ và thanh niên) hết cấp I, trong đó 25% học cấp II, đối tượng 3 (xã viên, công nhân) hết lớp 2, trong đó một số hết lớp 3, chỉ đạo nhạy bén, quan sát từng địa bàn, từng khâu, kiểm tra liên tục, hoàn thành đến đâu công nhận đến đó.

Với chiến dịch BTVH mùa Xuân trên quê hương Xô Viết “phất cao cờ hồng Xô Viết, thắm thiết tình nghĩa Bắc Nam, hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm, đưa phong trào Nghệ An tiến lên mạnh mẽ, đã gây được khí thế hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ I về BTVH trong các địa phương và đơn vị”[30; 79; 951]. Để phát triển phong trào bên cạnh lượng phổ thông, vỡ lòng, giáo viên chuyên trách, ngành giáo dục đã bổ sung và củng cố đội ngũ cán bộ giáo

viên BTVH chủ lực địa phương. Đặc biệt chú ý trong giáo dục tư tưởng, chính trị, chính sách, nâng cao nhiệt tình cho anh chị em, xây dựng thành một đội ngũ có chất lượng, xứng đáng là người thầy giáo của quần chúng công nông. Bổ sung, thay thế cán bộ BTVH những nơi thiếu và yếu. Đến tháng 3 năm 1965, hầu hết các xã đã có phong trào, 85% dân số hợp tác xã miền xuôi đã mở được lớp học, 71.754 học viên trong diện hoàn thành kế hoạch đã được vận động tới lớp (trong đó có 19.325 cán bộ đảng viên và đoàn viên). Riêng 12 huyện đồng bằng, trung du có 96 xã đã tổ chức được các lớp học thường xuyên. Một số biện pháp tích cực như mở lớp bán tập trung cho đối tượng chính phải học 2, 3 lớp để hoàn thành được kế hoạch đã được thực hiện ở các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Diễn Châu. Kết quả là 4 huyện: Quỳnh Lưu, Nam Đàn ,Nghi Lộc, Yên Thành và 28 xã miền xuôi, 22 xã miền núi đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ I về BTVH trước thời hạn (tất cả các Đảng viên, Đoàn viên có trình độ cấp I, 80% xã viên có lớp 2). Trên cơ sở phong trào được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi hơn trước, nhận thức về công tác BTVH của cán bộ và nhân dân được nâng lên một bước, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm bổ túc văn hóa được củng cố thêm một bước.

Phong trào BTVH phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và chiến đấu. Căn cứ vào 3 chức năng của BTVH (tuyên truyền phổ biến chính sách, nâng cao nhận thức, giáo dục tưởng, phổ biến kĩ thuật) thì một số địa phương đã có cố gắng giảng dạy và áp dụng kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong các lớp BTVH (Đại Thắng, Liên Hòa, Vạn Hồng, Quang Sơn…) và đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ngành giáo dục và tài chính đã có biện pháp và dành ngân sách thích đáng để tổ chức, huấn luyện bồi dưỡng giáo viên, cung cấp sách giáo khoa, biên soạn tài liệu bổ sung, phục vụ công tác trung tâm sản xuất, các lớp học đảm bảo chất lượng, kiến thức văn hóa cơ bản theo chương trình, với việc phục vụ sản xuất tốt, vẫn đưa yêu cầu và thực tiễn sản xuất, cuộc sống ở địa phương vào nội

dung giảng dạy, cùng với HTX tiến hành một số đề tài thực nghiệm kỹ thuật để lấy thực tế tuyên truyền kỹ thuật một cách thường xuyên, thuyết phục người nông dân xã viên tự giác áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, cải tiến công cụ, thủy lợi, làm cho lớp học trở thành nơi tuyên truyền phổ biến thường xuyên các biện pháp kỹ thuật sản xuất trong HTX. Phải phát huy một cách sáng tạo kiểu học và kiểu dạy của trường HTX Đại Thắng.

Số liệu về BTVH từ 1964 - 1973. Năm Dân số Số người học BTVH Tỷ lệ ( %) Thoát mù chữ Học tại chức Học tập trung 1964 – 1965 1965 – 1966 1966 – 1967 1967 – 1968 1968 – 1969 1969 – 1970 1970 – 1971 1971 – 1972 1972 - 1973 1.378.28 0 1.392.560 1.407.68 4 1.424.638 1.459.871 1.498.80 0 1.459.029 1.592.273 1.624.00 0 115.000 125.000 136.548 93.738 110.070 92.158 40.000 19.600 23.206 8 9 10 7 7 6 2,7 1,2 1,5 1.500 9.800 7.500 5.200 3.125 1.050 73.224 72.560 72.774 72.930 43.632 14.600 490 404 409 608 600 3.600

(Tỷ lệ người đi học BTVH so với dân số)

Phong trào BTVH ở miền núi cũng được chú ý phát triển. Sau cải cách dân chủ, phong trào BTVH miền núi có tiến bộ rõ rệt. Đến năm 1965 đã thanh toán mù chữ cho 18.000 người, có tới 43.000 người đi học. Trường dạy chữ ở rẻo cao đã dạy cho 2.085 người biết chữ, 101/136 xã miền núi hoàn thành kế hoạch BTVH 5 năm lần thứ I, trong đó huyện Quế Phong được Bác Hồ gửi thư khen. Năm 1968 bắt đầu mở được trường Thanh niên dân tộc, tính đến năm 1970, trường đã dạy cho 2.500 thanh niên hết cấp I, phần lớn thanh niên ra trường là nguồn cung cấp cán bộ cho miền núi. Đến năm 1971 đã đào tạo được 35 cán bộ xã, 289 cán bộ đoàn, gửi đi học các trường chuyên nghiệp được 306 thanh niên [12, 79, 954].

Trong hội nghị mừng công Nghệ An hoàn thành kế hoạch bổ túc 5 năm lần thứ I, đã tổng kết toàn tỉnh có 97,9% xã, 96% đối tượng, 100% cơ quan hoàn thành kế hoạch. Nhiều đơn vị điển hình được Đảng bộ khen như:

Ngành thủy sản: Lá cờ đầu khối cơ quan cấp tỉnh. Ngành kiến trúc: Lá cờ đầu khối công trường.

Tổng đội Thanh niên xung phong: Lá cờ đầu khối thanh niên xung phong.

Nông trường Sông Con: Lá cờ đầu khối nông trường Nhà máy gỗ Vinh: Lá cờ đầu khối xí nghiệp.

Năm 1966 bất chấp đạn bom ác liệt, hệ BTVH vẫn phát triển mạnh, đúng trọng tâm và đúng đối tượng. Toàn tỉnh có trên 100.000 học viên, 98% số xã, 80% số hợp tác xã và các cơ quan, xí nghiệp, lâm nông trường đều mở dược các lớp BTVH cấp I, cấp II, cấp III [27; 181] . Năm 1968 - 1969 có thêm 7.500 người đi học cả 3 cấp, đạt 6% dân số. Nhiều xã và một số đơn vị cơ quan xí nghiệp công lâm trường đã có biện pháp duy trì được phong trào BTVH trong những điều kiện khó khăn và biến động. Với thành tích này, ngành BTVH Nghệ An đã được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Trong cuốn Việt Nam chống nạn thất học, về thời điểm này có ghi: Thi đua với tinh thần “tiếng hát át tiếng bom”, “địch phá ta cứ đi”, học

viên BTVH vẫn “đội bom đi học”. Nghệ An đã duy trì được 10 vạn học viên, với như đơn vị xuất sắc như: Cẩm Bình, tỉnh Hà Tĩnh, Nghi Thiết, Diễn Kỷ, thường có 200 - 300 học viên học tập trong khói lửa chiến tranh: “Họ vẫn ăn, vẫn học hành, vẫn súng trên vai, trực chiến suốt ngày đêm”. Đặc biệt, trong tổng kết 5 năm toàn miền Bắc, xã Nghi Thiết đã dược công nhận điển hình về BTVH của liên khu IV cũ. Năm 1970, thực hiện đúng lời Hồ Chủ Tịch “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Mỗi giáo viên, mỗi học viên, các đội sản xuất, các HTX, các đơn vị công nông trường, cơ quan xí nghiệp đã có kế hoạch phát động thi đua dạy tốt và học tốt trong các trường lớp BTVH.

Trong 4 năm chống Mỹ cứu nước, ngành BTVH vẫn tiếp tục phát huy tốt những thành quả đã đạt được. Các trường tập trung như phổ thông lao động, bổ túc công nông vẫn được duy trì trong điều kiện vô cùng khó khăn của di chuyển sơ tán. Với sự động viên, chỉ dẫn của Hồ Chủ Tịch trong thư ngày 15 - 8 - 1968 và các phong trào thi đua 2 tốt theo gương các điển hình với 3 ngọn cờ Bắc Lý, Cẩm Bình, Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình được phát động từ năm 1971, rất nhiều điển hình BTVH xuất hiện. Cẩm Bình trở thành ngọn cờ đầu về phát triển giáo dục ở một xã. Cẩm Bình đi lên từ ngành học BTVH. Noi gương Cẩm Bình có xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, xã Nghi Thu, huyện Nghi Lộc, xã Hậu Thành, xã Phú Thành, huyện Yên Thành, xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu…Nổi bật nhất ở vùng cao có xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, ở vùng giáo có xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc. Nông trường 1 - 5, Nông trường 3 - 2 cũng tiến một bước dài trong công tác BTVH.

Theo gương Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình, Nghệ An đã xây dựng được 2 trường: Thanh niên lao động XHCN Sông Con ở Tân Kỳ và Thanh niên lao động XHCN Bãi Tập ở Quỳ Hợp theo chủ trương của Tỉnh ủy và quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh. Ba ngành: giáo dục, nông

nghiệp, đoàn thanh niên đã chăm lo xây dựng 2 trường này khá phát triển. Trong hội nghị tổng kết thi đua 5 năm 1971 - 1975, Trường Thanh niên lao động XHCN Sông Con đã nhận được cờ luân lưu của Bộ Giáo dục.

Sau 10 năm phát triển, năm 1975 toàn tỉnh Nghệ An đã có 50 xã hoàn thành phổ cập trình độ văn hóa cấp I: hết lớp 4 trở lên 70%, hết cấp II trở lên 55%; trình độ văn hóa đối tượng 2: hết lớp 4 trở lên 72%, hết lớp 2 trở lên 50%; trình độ văn hóa của đối tượng 3: hết lớp 3 trở lên 80%, hết cấp II trở lên 15% [42, 67].

Riêng ở miền núi, 50% cán bộ xã có trình độ văn hóa cấp I, 36% có trình độ văn hóa cấp II; 85% cán bộ huyện có trình độ văn hóa cấp I trở lên, 60% có trình độ cấp II trở lên.

Tuy nhiên, công tác BTVH chưa trở thành một phong trào sôi nổi đều khắp và liên tục của quần chúng, chưa dều ở diện nông thôn xí nghiệp, cơ quan công trường, chưa mạnh ở các địa bàn vùng trọng điểm lúa, vùng cây công nghiệp và vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa, các hình thức trường lớp chưa được chú ý phát triển nhất là trường lớp ba đảm đang, trường cấp II cán bộ. Vấn đề BTVH còn là vấn đề trầm trọng: chất lượng văn hóa và kỹ thuật còn thấp. Tác dụng của BTVH trong lao động kỹ thuật, trong năng suất lao động và hiệu suất công tác cũng như trong đời sống văn hóa chưa được thể hiện một cách rõ ràng và thiết thực.

Sở dĩ có những thiếu sót tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu và trước hết là do các cấp ủy Đảng chưa coi trọng và lãnh đạo chặt chẽ sự chỉ đạo và tổ chức, thực hiện của chính quyền và các đoàn thể chưa kịp thời, nhịp nhàng cân đối và hợp lý, nhất là các HTX, đội sản xuất, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và tổ chức công đoàn, chưa thấy hết chức năng, trách nhiệm của tổ chức mình đối với công tác BTVH.

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w