Giáo dục tiền học đường

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 49 - 54)

Trong những năm qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, nhưng sự nghiệp giáo dục Nghệ An vẫn phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt về giáo dục tiền học đường, tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển hướng vỡ lòng. Chủ trương này bắt đầu được thực hiện từ 1952. Đến năm 1958, sau 6 năm xây dựng phong trào, Nghệ An đã có những bước đi vững chắc. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi, các lớp vỡ lòng đã thu hút hàng chục vạn trẻ em vào.

Ngày 21 - 5 - 1956 Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra thông tri số 217/ PT về “chấn chỉnh phong trào vỡ lòng”, thông tri quy định rõ: “Vỡ lòng năm trong hệ phổ thông, là cơ sở đầu tiên của phổ thông nhưng chưa sáp nhập vào cấp I, nhằm rèn luyện học sinh có một số kiến thức và đức tính tốt, đủ điều kiện vào lớp 1 các trường phổ thông…đối tượng của vỡ lòng là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi tính đến 1/9, nhất thiết không nhận trẻ em dưới 6 tuổi.”

Đến năm 1957, Bộ có chủ trương phổ cập vỡ lòng. Bởi muốn phổ cập cấp I, điều kiện không thể thiếu là trước hết phải phổ cập vỡ lòng. Tháng 8 - 1958 Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương phát triển thật rộng phong trào vỡ lòng và phổ cập chậm nhất vào năm 1960. Và cũng từ năm 1958 này, ngành học mẫu giáo lại được xây dựng lại. Do yêu cầu cách mạng đòi hỏi phải phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng nâng cao hơn nữa. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) phong trào vỡ lòng cần được tiếp tục củng cố và phát triển phục vụ cho nhiệm vụ phổ cập cấp I.

Hơn 5 năm thực hiện chủ trương phổ cập vỡ lòng của Bộ Giáo dục, hầu hết các huyện miền xuôi Nghệ An dã đạt tỷ lệ lớn, tỷ lệ phổ cập từ 80% trở lên. Năm 1960, Thị xã Vinh đạt tỷ lệ phổ cập 97,3%, Anh Sơn đạt 96%, Nam

Đàn đạt 93,4%, Yên Thành đạt 91%, huyện đạt tỷ lệ phổ cập vỡ lòng thấp nhất như Hưng Nguyên cũng đạt 84% [11, 79, 961].

Miền núi có nhiều khó khăn hơn, các huyện miền xuôi đã vận động được 417 giáo viên tình nguyện lên giảng dạy ở các vùng miền rẻo cao. Các giáo viên này vừa giảng dạy BTVH, vừa dạy vỡ lòng. Ngoài ra, còn 61 giáo viên người dân tộc trực tiếp làm công tác giảng dạy. Với tinh thần cố gắng vượt khó của hơn 400 giáo viên tình nguyện và giáo viên dân tộc nên hầu hết các xã miền núi đã có lớp vỡ lòng.

Xã Tiêu Bình, huyện Quỳ Châu năm 1960 đạt tỷ lệ phổ cập 96%. Xã Khun Tinh, huyện Quỳ Châu năm 1960 đạt tỷ lệ phổ cập 98%. Toàn huyện Quỳ Châu năm 1960 đạt tỷ lệ 90%.

Riêng miền núi đã có 9.004 em ra lớp học, tăng hơn năm 1963 là 11.218 em.

Như vậy trong 6 năm phổ cập vỡ lòng Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu: Số học sinh vỡ lòng tỉnh Nghệ An từ năm 1959 - 1964 Năm Học sinh vỡ lòng 1959 1960 1961 1962 1963 1964 59.034 68.209 52.250 50.414 45.560 56.778

(Nguồn: Báo cáo tình hình phổ cập vỡ lòng của Ty Giáo dục Nghệ An từ 1959 -1964)

Năm 1960 - 1961 ngành học mẫu giáo ở Nghệ An bắt đầu hình thành. Sau một năm, toàn tỉnh đã có 183 lớp với 5.500 cháu. Hệ vỡ lòng cũng tiếp tục phát triển, thu hút 50.000 cháu theo học. Đây là bước phát triển mới trong việc giáo dục thế hệ mầm non của tỉnh nhà. Tuy nhiên năm 1964 ở nông thôn các lớp mẫu giáo đã giảm xuống 83 lớp (từ 200 lớp xuống 117 lớp), các lớp vỡ lòng toàn tỉnh chỉ mới phổ cập được 86% [11, 79, 961].

Trong những năm qua, nhờ tinh thần thi đua Bắc Lý, chất lượng giáo dục vỡ lòng cũng được chú ý hơn trước: sức khỏe của học sinh được bồi dưỡng và tăng cường vệ sinh ăn uống, thể dục trước giờ lên lớp; về giáo dục đạo đức, tác phong, rèn luyện thói quen, hành vi văn minh cho trẻ cũng được coi trọng với nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Các tổ giáo viên đã giữ vững sinh hoạt hàng tuần để soạn bài tập thể , thực tập, kiến tập, đúc rút kinh nghiệm để bồi dưỡng cho giáo viên mới, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh như Diễn Liên, Diễn Trường, Diễn Nguyên (Diễn Châu), Nam Thanh (Nam Đàn), Đăng Sơn (Anh Sơn)…Nhờ tinh thần thi đua “Hai tốt” và nhiệt tình giảng dạy của giáo viên nên trình độ văn hóa của học sinh cũng được nâng lên. Qua kết quả sơ kết học kỳ, các em đã nắm được chữ, vần, tiếng, đọc được chữ in, chữ viết. giáo viên đã tập cho các em nhiều bài hát hay, nhiều câu chuyện kể vừa chứa đựng nội dung giáo dục tư tưởng vừa rèn luyện kỹ năng phát âm cho các em.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ty Giáo dục đã mở lớp bồi dưỡng có gần 100 hướng dẫn viên các huyện, tổ chức chương trình học tập toàn diện cho cán bộ phụ trách các phòng Huyện. Đối với miền núi Ty đã cử cán bộ về trực tiếp giảng dạy chuyên môn và nghiệp vụ cho tất cả giáo viên vỡ lòng. Ty đã biên soạn cuốn “chương trình học vỡ lòng” gửi về tận các giáo viên. Nhiều cuộc hội nghị học tập nhiệm vụ năm học, nghiên cứu chương trình toàn diện, chỉ đạo vạch kế hoạch đơn vị được tổ chức đạt kết quả cao.

Dù hoàn cảnh kinh tế còn nghèo, nhưng cán bộ và giáo viên cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của cơ sở vật chất trong việc đảm bảo học tập và

sức khỏe của trẻ em. Nhiều HTX đã làm được trường lớp, tu bổ, thiết bị trường sở cho lớp vỡ lòng. Nhiều HTX đã làm được trường lớp riêng, có sân chơi , có bàn ghế đầy đủ vừa tầm cho các lớp vỡ lòng như vỡ lòng HTX Hồng Phong, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu…Đặc biệt 1 giáo viên ở Diễn Kim, Diễn Châu đã thấy được khó khăn của HTX và nhân dân nên đã đem xung phong cây gạo của gia đình mình đóng được 10 bộ bàn ghế, bảng đen cho học sinh vỡ lòng và 4 bàn vuông, 12 ghế cho HTX. Đồng chí Thông xã Diễn Thắng, Diễn Châu vác cột nhà đóng bàn ghế cho lớp học [19, 79, 952].

Hưởng ứng tháng đấu tranh “vì miền Nam ruột thịt” các giáo viên đã phát động phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong học sinh và củng cố phương pháp dạy học trong giáo viên. Các lớp vỡ lòng ở khu phố Thành phố Vinh đã tổ chức cho các em mang chai, sắt vụn…bán được 20 đồng ủng hộ thiếu nhi miền Nam,…Một số việc làm của tất cả các em không những biểu hiện đức tính “ thật thà, dũng cảm” mà bài học dạy các em bằng hoạt động thực tế, nó còn ảnh hưởng tốt ra ngoài nhân dân, được các bậc phụ huynh ca ngợi quá trình giáo dục của người thầy giáo vỡ lòng.

Từ phong trào thi đua 2 tốt, xuất hiện những nơi có phong trào khá nhất, những trường lớp khá nhất, những cán bộ giáo viên khá nhất của huyện như: Diễn Nguyên, Diễn Trường (Diễn Châu), Đăng Sơn ( Anh Sơn), Nam Thanh (Nam Đàn), Nghi Phú, Nghi Mỹ ( Nghi Lộc), Hưng Thùy (Thành phố Vinh)

Chiến sĩ vỡ lòng cũng không phải là ít, có giáo viên là chiến sĩ 2, 3 năm liền như: đồng chí Cẩm, Diên, Viên, đồng chí Hương ở Diễn Nguyên (Diễn Châu); đồng chí Báu ở Nghi Mỹ ( Nghi Lộc), đồng chí Quyên ở Tiên Thành ( Yên Thanh), đồng chí Nhạc, đồng chí Long ở Nam Đàn, đồng chí Công ở Hưng Long (Hưng Nguyên)…,cô Yếm ở Hưng Thùy (Thành phố Vinh) là chiến sĩ 6 năm liền.

Có thể khẳng định rằng công tác vỡ lòng thời gian qua đã có thành tích và tiến bộ đáng kể, đã góp phần xứng đáng vào việc phổ cập cấp I và giải

quyết một số việc học tập cho một số đông trẻ lớn tuổi do hoàn cảnh mà không được vào trường. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tích đó là do tinh thần tự lực cánh sinh, chịu đựng gian khổ của đội ngũ giáo viên lớp vỡ lòng, cộng với sự đóng góp lớn lao của nhân dân và của HTX trong việc xây dựng.

Tuy nhiên, còn nhiều khuyết điểm, tồn tại khá nghiêm trọng: tỷ lệ trẻ em đến tuổi chưa đi học còn cao và tập trung nhiều ở rẻo cao, vùng ven biển và nhất là vùng công giáo. Tình trạng thu nhận học sinh không đúng tuổi và tình trạng lưu ban qua nhiều. Một số giáo viên vỡ lòng trình độ chỉ lớp 3, 4 thậm chí có giáo viên lớp 1, 2. Có một số giáo viên già yếu, nghề yêu trẻ thì có, song phương pháp giáo dục, giảng dạy không phù hợp, thiếu khả năng thực hiện chương trình toàn diện ở lớp vỡ lòng. Do đó tình trạng dạy chay, dạy tranh thủ, cắt xén môn học, lên lớp không soạn bài, không có đồ dùng giảng dạy đã kéo dài nhiều năm. Giảng dạy không theo chương trình của Bộ ảnh hưởng đến chất lượng học sinh, gây tình trạng học sinh lưu ban. Chương trình là cương lĩnh của nhà trường, là pháp lệnh của nhà nước. Nhưng rất nhiều lớp vỡ lòng dạy không theo chương trình nào cả ( nhất là các lớp vùng Công giáo). Dạy theo lối cũ (dạy vẹt, học vẹt), giảng dạy không theo chương trình, không phân phối chương trình, dạy tùy tiện, nhồi nhét cho học sinh làm hạn chế trí nhớ của các em, dẫn đến lớp học thụ động. Cơ sở vật chất thiếu nghiêm trọng là một tồn tại lớn, hạn chế chất lượng giảng dạy và học tập. Nhiều lớp bàn ghế không có, có bàn thiếu ghế, có ghế thiếu bàn, các em phải quỳ giữa đất để viết, nằm viết, tư thế ngồi học đủ kiểu. Tình trạng học sinh học ở nhà kho của hợp tác xã, nhà tư hiện nay còn khá phổ biến. Lớp học dột nát chưa được chấm dứt, hầu hết các lớp trong tỉnh không có sân chơi, vườn sản xuất,…đồ dùng giảng dạy thiếu nghiêm trọng.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là: Tỷ lệ lưu ban cao do tình trạng nhận trẻ 5 tuổi khá phổ biến. Việc giảng dạy ở lớp vỡ lòng không phù hợp với tâm lý trẻ, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm chậm sự phát

triển trí tuệ của trẻ em sau này. Nó làm tăng số lớp, số giáo viên, gây nhiều khó khăn khác. Cơ sở vật chất thiếu thốn nghiêm trọng một phần do hoàn cảnh kinh tế còn nghèo, nhưng chủ yếu do chúng ta chưa quyết tâm, chưa nhận thức tầm quan trọng của cơ sở vật chất trong việc đảm bảo học tập và sức khỏe cho trẻ. Chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác vỡ lòng. Nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân còn thiếu thốn, nghèo nàn. Nguyên nhân chủ quan là do chúng ta chưa có nhận thức đầy đủ đối với công tác vỡ lòng, đồng thời chưa đặt công tác vỡ lòng trong toàn bộ công tác giáo dục và chăm sóc thiếu nhi của Đảng và nhà nước đúng như tinh thần của chỉ thị 197 của Ban bí thư Trung ương Đảng : “kiên quyết dành những điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho việc giáo dục Thanh Thiếu niên, nhi đồng”.

Do những nguyên nhân và thiếu sót trên, hiện nay có thể coi chất lượng vỡ lòng nói chung rất thấp. Để làm tốt công tác vỡ lòng hơn nữa, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành, đặc biệt là sự chuẩn bị về nhận thức, tầm quan trọng của giáo dục vỡ lòng. Chúng ta phải thấu suốt mối quan hệ khăng khiết giữa nhiệm vụ phổ cập vỡ lòng và phổ cập cấp I, giữa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của vỡ lòng với nâng cao chất lượng toàn diện cấp I. Đồng thời phải đặt giáo dục vỡ lòng vào công tác thiếu nhi nói chung. Chúng ta cần nâng cao tinh thần vượt khó, tự lực cánh sinh, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền giúp đỡ nhân dân, quyết tâm làm cho công tác vỡ lòng chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w