Chủ trương của Đảng bộ, chính quyền Nghệ An.

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 61 - 65)

Để phát triển giáo dục trong thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc ác liệt và tình hình kinh tế có những khó khăn, thì Đảng bộ chính quyền và Ty Giáo dục Nghệ An đã có những chuyển hướng mới trong việc nâng cao chất lượng giao dục đào tạo.

Theo tinh thần hội nghị giáo dục do Ban bí thư Trung ương Đảng triệu tập vào đầu tháng 8/1965 và tình hình của chỉ thị 97 CT/ TW về đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa ,số 102 CT/TW về tăng cường giáo dục chính trị tư

tưởng trong nhà trường của Ban bí thư Trung ương Đảng thì trước tình hình mới ngành giáo dục phải kịp thời chuyển hướng để phục vụ tốt sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân, phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, xây dựng miền Bắc, chiến tranh miền Nam.

Trên tình hình đó ngành giáo dục chủ trương đẩy mạnh công tác BTVH, chuyển sang một thời kỳ mới nhằm hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về BTVH và tình hình kế hoạch 5 năm lần thứ 2, phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng cải cách giáo dục, chuẩn bị từng bước để tiến hành cải cách giáo dục đó. Đảng và chính quyền đã phát động thi đua “phất cao cờ hồng Xô Viết, hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm, đưa phong trào Nghệ An tiến lên mạnh mẽ”[31, 80, 973].

Sau khi có chỉ thị 96 NQ/TU ngày 4/9/1967 của Thường vụ Tỉnh ủy về công tác vận động quần chúng ở vùng Thiên chúa giáo và chỉ thị 5 CT/TU ngày 17/03/1969 của Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác đào tạo cán bộ. Với những chỉ thị, nghị quyết đã yêu cầu phải mở rộng thêm quy mô trong văn hóa của ban tuyên giáo Tỉnh, tăng cường số học sinh, thêm thời gian học tập hoàn chỉnh lại chương trình và nội dung dạy và học bao gồm cả văn hóa, chính trị, kỹ thuật nhà nước về công tác quản lý HTX. Ngoài ra Tỉnh ủy đã mở Hội nghị tổng kết về công tác Đảng lãnh đạo giáo dục vào 11/1967 và 8/1969. Tiếp đó hầu hết các huyện trong tỉnh cũng có những Hội nghị bàn về công tác giáo dục. Từng thời kỳ có nghị quyết về công tác giáo dục như: Quế phong, Diễn Châu, Thanh Chương…

Nắm vững nội dung chỉ thị 237/TTg ngày 1/12/1970 của Thủ tướng Chính phủ và kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến để vận dụng một cách thích hợp phương thức vừa học vừa làm bằng những hình thức trong các loại trường phổ thông phù hợp với yêu cầu giáo dục lao động, kỹ thuật, đối với từng cấp học, từng lứa tuổi. Đảng chủ trương phải đưa lao động sản xuất ở nhà trường vào nề nếp, thành một phong trào thường xuyên của nhà trường,

phải chú trọng quản lý tốt lao động sản xuất ở nhà trường, ở HTX để tăng tính giáo dục và hiệu quả kinh tế [19, 79, 952].

Dưới ảnh hưởng của nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của BCH Trung ương Đảng của Đại hội nghị giáo dục do Ban bí thư triệu tập (6/1971). Nhiệm vụ giáo dục của tỉnh ta trong những năm tới là phải “Quán triệt đầy đủ và sâu sắc mục tiêu nội dung và phương hướng giáo dục của Đảng, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm các điển hình tiên tiến, tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục trong tỉnh một cách cân đối, vững chắc, với tốc độ nhanh, quy mô lớn và bằng nhiều hình thức; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường để thiết thực phục vụ nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, vận dụng con người mới trong tỉnh” [12, 79, 954].

Nhiêm vụ cụ thể là:

Phấn đấu đưa 45% số cháu đến tuổi vào lớp mẫu giáo, phổ cập vỡ lòng, cấp I phổ thông, phát triển mạnh cấp II đạt tỷ lệ 90% học sinh tốt nghiệp cấp I và vào lớp 1, cũng cố và phát triển vững chắc cấp II phổ thông và đạt tỷ lệ 38% học sinh tốt nghiệp cấp II.

Khẩn trương xóa mù chữ cho lớp người từ 12 đến 40 tuổi, phấn đấu hoàn thành phổ cập cấp I cho đồng bằng và vùng thấp miền núi, phát triển mạnh cấp II. Cán bộ chủ trì Tỉnh, Huyện, Xã, đoàn viên và thanh niên phải có trình độ hết cấp II, cố gắng phát triển cấp III cho những đối tượng đã có trong phương án đào tạo.

Trên cơ sở phát triển vững chắc và cân đối về số lượng các ngành học, phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, yêu lao động tinh thần làm chủ dũng cảm và thật thà, bồi dưỡng và phát huy tinh thần tự hào về quê hương, giáo dục đạo đức phẩm chất và tình cảm cách mạng cho học sinh, phấn đấu nâng cao chất lượng kiến thức văn hóa cơ bản theo hướng tinh giản vững chắc và gắn với thực tế, gắn hơn nữa nhà trường với cuộc sống xã hội. Coi trọng giáo dục lao động, giáo dục kỷ luật và rèn luyện kỹ năng cho học

sinh, phù hợp với từng cấp học, từng lúa tuổi và theo yêu cầu của từng vùng kinh tế trong tỉnh; chăm lo đúng mức sức khỏe của học sinh bao gồm cả mặt vệ sinh phòng bệnh và thể dục thể thao, rèn luyện nếp sống mới, trật tự kỷ luật và khoa học. Chú ý bồi dưỡng và phát triển các năng khiếu và mỹ dục của học sinh.

Ổn định và củng cố tốt các trường bồi dưỡng và sư phạm, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và đào tạo làm cho người thầy giáo ở trường sư phạm ra phải là người thầy giáo XHCN, có tư tưởng và đạo đức tốt, có kiến thức văn hóa về nghiệp vụ khá, đồng thời có một số kiến thức về kỹ thuật về lao động và quản lý học sinh. Khẩn trương thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên toàn diện và có hệ thống, coi trọng công tác này là khâu trọng yếu để giải quyết vấn đề chất lượng toàn diện của nhà trường.

Trên cơ sở phát triển số lượng và chất lượng mà làm cho sự nghiệp giáo dục có những đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh nhà, nhất là việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh và thâm canh, phát triển chăn nuôi nghề cá và các mặt hoạt động kinh tế khác để tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và nhân dân, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân trong tỉnh.

Ngày 16/06/1973 Tỉnh ủy có nghị quyết về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thiếu nhi. Đặc biệt ngày 13/08/1973 tỉnh ủy có nghị quyết về công tác giáo dục trong giai đoạn mới. Nghị quyết nêu rõ: “Thiếu nhi là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh. Bởi vậy công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi có ý nghĩa quan trọng, có quan hệ đến tương lai đất nước và tiền đề của cách mạng” [27, 275].

Như vậy với những chủ trương phù hợp với điều kiện tỉnh nhà, ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An đã đạt được những thành tựu to lớn trong 10 năm (1965 - 1975), thực hiện chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và tiến tới thống nhất nước nhà. Ngành giáo dục Nghệ An đã có bước phát triển

mạnh mẽ, làm tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội đất nước góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Một phần của tài liệu Giáo dục nghệ an thời ký chống mỹ cứu nước ( 1954 1975 (Trang 61 - 65)