Giải pháp về quản trị

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 74 - 79)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2.1. Giải pháp về quản trị

a) Giải pháp về mục tiêu ngắn hạn

Năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và với ngành ngân hàng. Sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Đảng, Chỉnh phủ; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng thoát khỏi đà suy giảm, càng về cuối năm nâng cao được tốc độ tăng trưởng. Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục khởi sắc nhanh chóng như tình hình chính trị ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn

cầu. Nhưng đến năm 2011,lại là một năm đầy khó khăn của Việt Nam với mục tiêu

hàng đầu giữ vững tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát. Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư.

Việc tiếp cận được vốn tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng. Từ những khó khăn trên, làm cho dư nợ trên địa bàn có xu hướng giảm nhưng nhưng nợ xấu lại có dấu hiệu gia tăng. Nguyên nhân của việc nợ xấu tăng cao là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến các ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích

hợp. Một số tổ chức tín dụng cho vay chưa khảo sát kỹ khách hàng, phương án khả thi, cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, có nguy cơ phá sản, ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay.

Trước tình hình đầy khó khăn của những năm qua, hoạt động của Ngân hàng cũng bị chựng lại, hoặc phát triển ở mức bình thường, đủ để chống chọi với tình hình chung không chỉ riêng ở Khánh Hoà. Chính trong những lúc như thế này SeABank Nha Trang luôn luôn phải đặt mục tiêu cho những năm tiếp theo để bù đắp lại những gì mà chưa làm được tốt, có đà tiến lên không bị chậm so với các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, tăng trưởng nhanh, mở rộng thị trường là rất cần thiết để bám sát được thị trường mình đang hoạt động. Thị trường lạm phát cao, thứ nhất dẫn đến tăng lãi suất tiền gửi Ngân hàng, dẫn đến người dân đi gửi nhiều. Trong năm 2011, lãi suất huy động dân cư bên SeABank đỉnh điểm lên đến 22%/năm, lãi suất liên Ngân hàng đỉnh điểm là 20%. Một lãi suất mà chưa bao giờ gặp phải trong thập kỷ qua, chưa bao giờ gặp phải cảnh người dân đi gửi tiền biết đòi hỏi ở Ngân hàng không những về quà, chương tình khuyến mãi mà về thoả thuận lãi suất. Thứ hai, lãi suất tiền vay cao, nhu cầu vay ít lại. Thị trường tiền tệ lúc này Nhà nước có thể kiểm soát được, phù hợp trong ngắn hạn. Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo SeABank Nha Trang phải đẩy mạnh mọi hoạt động như: huy động theo lãi suất NHNN, đẩy mạnh cho vay, sản phẩm thẻ, hợp đồng trả lương, các dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền ra nước ngoài, trong nước,…để lấy lại đà phát triển cho SeABank. Theo như Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thì Chi nhánh muốn mở rộng mạng lưới thì hoạt động tại Chi nhánh phải có hiệu quả thực sự, để tránh những rủi ro phát sinh. Nên cần phải tăng trưởng nhanh để mở rộng thị trường, tăng tốc độ huy động được nguồn vốn, có như vậy mới đẩy mạnh về hoạt động cho vay góp phần tăng lợi nhuận cho SeABank Nha Trang. Hiện tại SeABank Nha Trang có 3 phòng giao dịch và hai quỹ tiết kiệm nhưng tập trung chủ yếu trong Tp. Nha Trang, và TP.Cam Ranh. Tỉnh Khánh Hoà có rất nhiều huyện giáp Tp.Nha Trang như Thị Xã Ninh Hoà là một thị xã rất phát triển. Thị xã (TX) Ninh Hòa (Khánh Hòa) được xác định là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa - giáo dục - khoa học kỹ thuật phía Bắc của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn đã hình thành các công trình trọng điểm thuộc Khu Kinh tế Vân Phong như: Nhà máy Thủy điện Eakrongrou, Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, Trạm phân phối xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Xử lý hạt

nix,… Đây là một nơi mà SeABank Nha Trang nên nhắm tới và mở rộng phạm vi hoạt động. Ở đó có rất nhiều Ngân hàng đã quan tâm như: ACB, Sacombank, SHB, VietABank, KienLong Bank,… những Ngân hàng quy mô lớn, và Ngân hàng có quy mô nhỏ cũng đã chiếm lĩnh thị trường trước mình. Và cũng là những đối thủ cạnh tranh mà SeABank đang quan tâm và cần phải học hỏi những thế mạnh của nó.

b) Giải pháp về chính sách

Doanh thu đến từ khách hàng. Nguồn doanh thu có thể lâu dài hoặc chỉ là tạm thời, có thể ổn định hoặc tăng dần theo thời gian. Ngân hàng cần phải bỏ ra một khoản chi phí để thu hút, duy trì và phát triển khách hàng cùng doanh thu của họ. Mỗi Ngân hàng sẽ có cách chăm sóc và thu hút khách hàng khác nhau, trong mỗi khách hàng có những tiềm năng khác nhau, SeABank phải có kế hoạch, chiến lược đánh vào tâm lý khách hàng, như vậy mới có khả năng khai thác được tiềm năng đó.

c) Giải pháp về nguồn lực

*Giải pháp phát triển bộ máy quản lý

- Hiện tại, bộ máy quản lý của SeABank Nha Trang chưa được ổn định, hay thay đổi, vì vậy cần nhanh chóng hoàn thiện và đổi mới cơ cấu quản lý đem lại hiệu quả. Thông qua việc xây dựng và phát triển các phòng ban đúng chức năng, đúng nhiệm vụ đạt được nhiều thành quả đem lại lợi nhuận cho SeABank. Quản lý phải dựa trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, bố trí, tạo điều kiện để nhân viên phát huy được hết khả năng của mình, tương xứng với bằng cấp, kinh nghiệm và khả năng của nhân viên. Đáp ứng được nhu cầu hiện nay của xã hội cũng như Khánh Hoà nói riêng.

- Xây dựng bộ máy quản lý điều hành có đủ năng lực để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đang diễn ra của SeABank để đảm bảo được những rủi ro, đem lại lợi ích cao nhất cho SeABank Nha Trang.

- Bộ máy quản lý phải chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong nghề lâu năm, lường trước được các rủi ro sắp tới và có những biện pháp phòng tránh rủi ro đó.

- Bên cạnh đó SeABank nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng quản trị và các nghiệp vụ nâng cao, để các cán bộ quản lý có cơ hội học hỏi và nâng cao tầm nhìn của mình hơn nữa. Nhằm tránh được tình trạng không đồng đều giữa các nhà quản trị với nhau về tư duy và cách điều hành công việc. Đặc biệt là kỹ

năng về nhân sự, đây là kỹ năng mà người quản lý nào cũng phải nắm, hiểu rõ để điều hành được cấp dưới của mình.

- Cán bộ quản lý cần tiến hành rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn chức danh công việc, yêu cầu trình độ, năng lực và kỹ năng làm việc đối với từng công việc cụ thể của cấp dưới, lựa chọn ra những đối tượng phù hợp với công việc hiện tại. Những đối tượng còn lại sẽ được đào tạo tiếp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Các nhà quản trị luôn luôn theo dõi sát sao quá trình làm việc của cấp dưới để xem xét đến chính sách thăng tiến cho cấp dưới. Trưởng phòng sẽ là người tiến cử cấp dưới của mình vào vị trí mới cao hơn vị trí hiện tại của họ. Lúc bày Ban giám đốc có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và chuyển lên Hội sở đợi sự chấp thuận, quyết định có chấp nhận nhân viên đó được thăng tiến hay không.

- Cán bộ quản lý phải biết xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tạo tinh thần cho anh em trong SeABank đoàn kết, phát huy hết khả năng của mình để phục vụ cho khách hàng, đem lại hiệu quả công việc cao. Hiệu quả này cũng như sự gắn bó của nhân viên đối với SeABank, mối quan hệ giữa lãnh đạo các cấp và nhân viên phải gần gũi và thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau cùng làm việc, cùng cống hiến cho SeABank.

*Giải pháp nâng cao đời sống nhân viên

- Nhân viên là người tác nghiệp thực hiện giao dịch giữa Ngân hàng và khách

hàng, là đầu mối tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng. Nên việc khách hàng có hài lòng với Ngân hàng hay không thì nhân viên đóng góp một phần rất lớn tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Chính vì vậy, SeABank cần phải có chế độ quan tâm đến đời sống cho anh chị em trong Ngân hàng trước, để họ coi Ngân hàng như là nhà và có thái độ, tâm trạng phục vụ khách hàng được tốt nhất.

- Trong bất cứ ngành nghề nào thì lương, thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tâm lý và thái độ làm việc của người lao động. Hệ thống Ngân hàng có một quy định về lương nhất định theo từng vùng miền khác nhau, từng địa bàn hoạt động khác nhau. Có xây dựng hệ thống lương theo từng chức vụ, từng bộ phận và các khoản phụ cấp khác nhau. Nhưng hiện nay trong hệ thống SeABank và hay hệ thống các Ngân hàng TMCP khác đều đang tồn tại mức lương thỏa thuận. Nghĩa là cùng một bộ phận, cùng một công việc nhưng mức lương hoàn toàn khác nhau. Ban

đầu thì lương bảo mật, nhưng làm cùng với nhau một thời gian thì mức lương đó đều được nắm rõ dẫn đến tình trạng thách thức nhau: “lương cao thì làm nhiều, lương thấp thì làm ít”,… không công bằng trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh như vậy.

- Để tránh tình trạng đó SeABank phải có một quy định về mức lương giữa các bộ phận ngay từ đầu, hoặc có sự chênh lệch không được quá lớn làm ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên, dễ dàng bỏ cuộc để theo đuổi mục tiêu khác có nhiều ưu đãi hơn. Chi nhánh phải xây dựng tiêu chí đánh giá từng nhân viên theo từng bộ phận riêng biệt theo từng tháng và có chế độ khen thưởng. Thành lập quỹ riêng của Chi nhánh lấy nguồn từ phần đóng góp của BGĐ, toàn thể nhân viên trong Chi nhánh.

- Có chính sách đãi ngộ nhân viên như mua nhà cửa, xe cộ đi lại với lãi suất thật ưu đãi, tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội vay vốn đảm bảo được đời sống tinh thần cho nhân viên.

- Có chương trình thi đua trúng thưởng cho nhân viên may mắn nhất. Nâng cao đời sống cho nhân viên, thì nhân viên mới yên tâm công tác.

- Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc, có sáng kiến trong công việc thông qua việc đánh giá hiệu quả công việc,…. Đồng thời phải có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân không chấp hành đúng nội quy, hoặc hành động gây ảnh hưởng đến Ngân hàng.

- Chi nhánh nên có chế độ bồi dưỡng cho nhân viên trong các ngày mà hệ thống báo lỗi, phải chờ đợi rất lâu, mất thời gian. Mặc dù lỗi chung cả toàn hệ thống nhưng công việc là của từng Chi nhánh và từng nhân viên vẫn kiên trì để hoàn thành công việc của mình. Thể hiện trách nhiệm trong công việc, nâng cao tinh thần làm việc trong toàn Chi nhánh. Tạo tinh thần gắn kết với nhau trong toàn thể chi nhánh, không nên phân biệt đối xử giữa các bộ phận trong cùng một hệ thống.

d) Giải pháp về cơ cấu

- Hiện nay, thị trường dịch vụ Ngân hàng đang diễn ra cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh của SeABank đã không ngừng đưa ra những chiến lược trong kinh doanh (Như khuyến mại, chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ...v.v) nhằm thu hút và lôi kéo các khách hàng. Khi giá dịch vụ đều đã hạ xuống đáy, thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong cả khâu kỹ thuật và kinh doanh là một giải pháp tối ưu để tăng sức mạnh cạnh tranh.

Trước tình hình như vậy, đòi hỏi SeABank Nha Trang cần có chiến lược không ngừng đổi mới năng lực quản lý, năng lực kinh doanh, tăng cường các giải pháp tối ưu hóa nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ nhằm đem lại lợi thế giúp SeABank Nha Trang cạnh tranh thắng lợi. Nhằm từng bước khắc phục những tồn tại, xây dựng và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất lượng chăm sóc và phục vụ khách hàng, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm Ngân hàng của khách hàng.

- Tổ chức các buổi hội nghị để tập trung đánh giá thực trạng về tình hình chất lượng mạng lưới; công tác điều hành, công tác phát triển kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng,... Đồng thời tiến hành trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các giải pháp tối ưu hóa nâng cao chất lượng dịch vụ; phát triển kiện toàn về chăm sóc khách hàng; đào tạo nghiệp vụ, chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên trực tiếp quản lý, chăm sóc kênh bán hàng và khách hàng....

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)