Khái niệm về quản trị kinh doanh Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.3.1. Khái niệm về quản trị kinh doanh Ngân hàng

- Quản trị kinh doanh Ngân hàng là việc thiết lập một chương trình hoạt động kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho một doanh nghiệp ngân hàng, xác định các nguồn tài nguyên sẵn có từ đó lãnh đạo nhân viên ngân hàng thực hiện các mục tiêu

đã đề ra [5, tr.12].

- Quản trị ngân hàng là việc thiết lập các chương trình hoạt động kinh doanh để đạt các mục đích, mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của ngân hàng, là việc xác định và điều hoà các nguồn tài nguyên để thực hiện chương trình, các mục tiêu kinh doanh, đó là việc tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhân viên của ngân hàng

thực hiện chương trình, các mục tiêu đã đề ra [5, tr.12].

1.4.3.2. Đặc điểm của quản trị kinh doanh ngân hàng

- Quản trị ngân hàng là việc phối hợp, kết hợp giữa con người và vật chất trong quá trình sản xuất, cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Quản trị ngân hàng là việc đạt được năng suất, chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh cao, là sự tăng khả năng cạnh tranh đảm bảo tồn tại và phát triển an toàn, lành mạnh, là sự đảm bảo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, đối với đồng tiền.

- Quá trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng là việc tiến hành nhiều hoạt động khác nhau mà qua đó lợi ích của các bên liên quan đến ngân hàng được đáp ứng. Nhà quản trị ngân hàng ngày nay không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm lãnh đạo hay các phẩm chất thiên phú. Để có thành công họ luôn phải bổ sung vào đó những phẩm chất về sự am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ, khả năng phát triển và duy trì quan hệ, khả năng thiết kế, tổ chức và óc sáng tạo.

- Nhà quản trị ngân hàng cần nhìn nhận công việc mà họ phải thực hiện như là quá trình tổ chức, lãnh đạo công việc sản xuất và cung cấp thông tin. Nhà quản trị Ngân hàng làm công việc tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát một bộ máy sản xuất ra cả các sản phẩm thông tin đi kèm các sản phẩm ngân hàng truyền thống khác.

- Cũng như các lĩnh vực quản trị khác, quản trị ngân hàng về mặt lý thuyết cũng là một lĩnh vực khoa học mới mẻ. Vì vậy, những nguyên tắc chung như nguyên tắc mục đích, nguyên tắc tiếp cận hệ thống cùng các khái niệm và nguyên tắc khác trong các hoạt động hoạch định, tổ chức, biên chế, kiểm tra hay những kỹ năng quản trị tài sản, quản trị tài chính,... được các nhà quản trị ngân hàng đúc kết qua thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy quản trị kinh doanh ngân hàng bao gồm các phần việc như sau:

- Trước tiên là hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu dài hạn trong tương lai.

- Tiếp theo là xác định các nguồn tài nguyên cần phải có để thực hiện được mục tiêu, bao gồm tài nguyên về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vốn liếng tối thiểu ban đầu của ngân hàng.

- Cuối cùng là xây dựng một kế hoạch hành động nhằm bố trí các nguồn lao động, phân phối các nguồn tài chính, thiết kế và xây dựng chức năng cho bộ máy điều hành, ấn định các bước phát triển của ngân hàng…Qua đó, lãnh đạo lực lượng lao động sẵn có từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 29 - 30)