Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 49 - 55)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.1.2.Phân tích môi trường vi mô

a) Áp lực từ phía Ngân hàng Nhà nước: ảnh hưởng đến thực hiện chiến lược của SeABank Nha Trang.

- Tại Khánh Hòa, việc điều hành lãi suất của NHNN rất nghiêm minh nên “chợ” lãi suất đã được bình ổn giá đầu vào. Nhờ vậy, hoạt động của các NH trên địa bàn được ổn định hơn”.

- Trong bối cảnh hiện nay, khi lạm phát đang có xu hướng giảm, dự báo khả năng giảm trần lãi suất để đạt được những mục tiêu về kinh tế lớn hơn sẽ được NHNN triển khai dần cho đến năm 2015. Điều này sẽ khiến các NH tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản các NH.

- Tín dụng phát sinh mới khá hạn chế về năng lực điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng tài sản nợ, tài sản có, những sai phạm tuân thủ chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Với tình hình thực tế hiện nay thì có bốn rủi ro lớn trong ngành Ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trưởng, rủi ro thanh khoản và rủi ro về tác nghiệp, đặc biệt là rủi ro về tín dụng là rủi ro rất lớn trong vấn đề tăng trưởng nhanh. Đó là lý do giải thích tại sao hiện nay các Ngân hàng đều thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay và tăng cường mở rộng huy động vốn. Như vậy, lãi suất, tăng trưởng tín dụng… vẫn tiếp tục là bài toán khó giải cho các NH trong năm nay. Đến năm 2015, dự báo sẽ xử lý dần các khoản nợ xấu và cần tăng vốn điều lệ các Ngân hàng thương mại lên đảm bảo các ngân hàng không mất tính thanh khoản.

Tuy có nhiều thách thức nhưng trong khó khăn vẫn còn rất nhiều cơ hội dành cho những NH có tiềm lực tài chính và nhận thức rõ vị thế của mình đối với hệ thống tài chính NH cũng như nền kinh tế. Với nhiều nỗ lực, SeABank Nha Trang sẽ tiếp tục vượt qua thách thức để tăng trưởng và phát triển.

b) Áp lực từ khách hàng:có hai yếu tố là dịch vụ, chương trình khuyến mãi làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của SeABank Nha Trang.

- Dịch vụ mà Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cung cấp ở Khánh Hòa, cụ thể đáp ứng cho nhu cầu các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng hài lòng trước tiên ở sự tận tâm và chuyên nghiệp của đội ngũ giao dịch viên, những người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thay mặt ngân hàng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cho họ. Đầu năm 2012, SeABank Nha Trang hiện có gần 7.000 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Trong đó, 3.800 khách hàng truyền thống là khách hàng đóng góp chính cho doanh thu và lợi nhuận của SeABank Nha Trang.

- Hiện tại, ở Tỉnh Khánh Hòa có đến 34 Ngân hàng, nên số lượng khách hàng bị phân tán rất nhiều. Đặc biệt là các Ngân hàng mới thâm nhập thị trường Khánh Hòa tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn đánh vào tâm lý khách hàng, làm khách hàng lung lay và có ý định qua với các Ngân hàng đó. Tuy nhiên, những đối thủ đến sau thì sẽ khó có được lượng khách hàng ổn định như SeABank, mà nếu có thì cũng phải mất một thời gian khá lâu để xây dựng thương hiệu.

Chính vì vậy, SeABank Nha Trang coi hai yếu tố trên là cơ hội để luôn cố gắng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho những đối tượng khách hàng khác nhau, có những chương trình tri ân khách hàng để tạo mối quan hệ lâu dài. Đây cũng chính là lúc để thể hiện khả năng SeABank Nha Trang chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình.

c) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh: liên quan đến hai yếu tố như sau: năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.

- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank chính thức được NHNN xếp hạng thuộc nhóm 1 và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa không quá 17% trong năm 2012. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất, dành cho các tổ chức tín dụng có hoạt động lành mạnh, là kết quả phân nhóm các TCTD theo văn bản số 729/NHNN-CSTT, ngày 16/02/2012, thực hiện theo chỉ thị số 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012. Do vậy đối thủ cạnh tranh của SeaBank sẽ là các Ngân hàng thuộc cùng nhóm 1 như: ACB, Techcombank, MaritimeBank, MB, VIB,….

Năng lực tài chính

Bảng 2.4: Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của một số NHTM

Đvt: Tỷ đồng

ACB MB VIB SeABank Techcom

Bank Maritime Bank Vốn điều lệ 11.252 7.300 4.000 5.335 8.788 8.000 Tổng tài sản 281.019 138.831 96.950 55.242 180.531 129.000 Dư nợ tín dụng tại Khánh Hòa 501 341 324 371 226 215 Huy động vốn tại Khánh Hòa 1.977 339 543 512 702 630

[Nguồn: Báo cáo NHNN Tỉnh Khánh Hòa năm 2011]

Qua bảng thống kê một số chỉ tiêu hoạt động của nhóm các Ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay, SeABank nổi bật với một số điểm đáng chú ý sau:

- Về vốn chủ sở hữu: SeABank với tổng số vốn chủ sở hữu 5.335 tỷ đồng là Ngân hàng có tổng số vốn chủ sở hữu đảm bảo theo quy định của Ngân hàng, của Chính phủ đạt 3.000 tỷ đồng.

- Về tổng tài sản: SeABank có tổng tài sản hơi thấp so với các Ngân hàng khác.

- Về dư nợ tín dụng: Trên địa bàn Tỉnh thì SeABank cũng đã góp phần vào sự phát triển của Tỉnh, hỗ trợ dân cư vốn làm ăn, các công ty cần Vốn lưu động. Dư nợ hiện tại khoảng 371 tỷ đồng.

- Về huy động vốn: Bên cạnh việc cho vay, SeABank Nha Trang còn thu hút nguồn vốn chủ yếu từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế và vẫn có nhiều chính sách khuyến mãi để làm hài lòng khách hàng. Vì vậy, lượng khách hàng thì có nhưng đa số là nhỏ lẻ, chưa tập trung nhiều vào khách hàng lớn. Do đó, nguồn huy động của SeABank trong Tỉnh không cao so với các Ngân hàng khác. Nhưng nhìn chung tình hình tài chính của SeABank tương đối mạnh do tổng cho vay mới sử dụng khoảng 50% trên tổng huy động của chi nhánh.

Khả năng cạnh tranh

Mặc dù có rất nhiều các Ngân hàng thuộc nhóm 1 và đều là đối thủ cạnh tranh của SeABank. Nhưng tác gỉa chọn ra hai ngân hàng bạn là TechcomBank và VIB là vì hai ngân hàng này có nhiều điểm tương đồng với SeABank như: phát triển sản phẩm dịch vụ (SeABank: TKTK thông minh SeasaveSmart, Techcombank: TKTK FastSaving, VIB: TKTK E-Savings,...) đều là TKTT không kỳ hạn nhưng được hưởng lãi suất ưu đãi, các sản phẩm cho vay hướng đến đối tượng là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu,... Nên tác giả đã chọn và tiến hành điều tra các chuyên gia trong ngành với hai đối thử cạnh tranh như sau:

Bảng 2.5:Ma trận hình ảnh cạnh tranh STT CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG Mức độ quan trọng NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG SEABANK TECHCO MBANK VIB Phân loại Điểm quan trọng Phâ n loại Điểm quan trọng Phâ n loại Điểm quan trọng 1 Uy tín thương hiệu 0,12 3 0,36 3 0,36 3 0,36 2 Cạnh tranh phí dịch vụ 0,12 3 0,36 3 0,36 3 0,36

3 Cạnh tranh lãi suất vay 0,12 2 0,24 3 0,36 3 0,36

4 Chất lượng dịch vụ 0,13 3 0,39 3 0,39 2 0,26 5 Lòng trung thành của KH 0,12 3 0,36 3 0,36 2 0,24 6 Khả năng tài chính và khả năng huy động vốn 0,13 3 0,39 3 0,39 3 0,39 7 Nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng 0,13 3 0,39 3 0,39 3 0,39 8 Hoạt động Marketing 0,13 3 0,39 3 0,39 3 0,39 Tổng cộng 1,00 2,88 3 2,75

[Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả]

Nhận xét: Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: TechcomBank đứng trước, sau đó đến SeABank,

rồi sau đó mới đến VIB. Tổng số điểm quan trọng của TechcomBank là 3, cho thấy TechcomBank là đối thủ cạnh tranh mạnh của Ngân hàng chúng ta. Tuy VIB đứng sau SeABank nhưng trong chiến lược kinh doanh của mình nên lưu ý đến những điểm mạnh của các Ngân hàng này, hoàn thiện những điểm yếu của SeABank và thực hiện các chiến lược phát triển mạnh hơn nữa.

Qua phân tích hai yếu tố trên nhận thấy rằng đây sẽ là cơ hội tốt cho SeABank Nha Trang nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa trong tình hình kinh tế hiện nay.

d) Áp lực từ sản phẩm thay thế: có hai yếu tố là: sản phẩm và dịch vụ thay thế sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của SeABank Nha Trang.

- Khi lợi nhuận của khách hàng tham gia các sản phẩm của SeABank bị giảm xuống và giá cả dịch vụ tăng lên thì khách hàng sẽ có xu hướng mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ thay thế. Đây chính là áp lực mất khách hàng của SeABank. Các đối thủ cạnh tranh sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ thay thế có khả năng chuyên biệt hóa cao về lợi nhuận hay tạo điều kiện ưu đãi về dịch vụ.

- Nếu sản phẩm thay thế giống như sản phẩm của SeABank, thì mối đe dọa càng lớn, khả năng cạnh tranh kém. Điều này, ảnh hưởng đến lượng khách hàng và lợi nhuận của mình. Năm 2011, SeABank là một trong những ngân hàng đầu tiên trong hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng tại Việt Nam chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam. 06 loại thẻ quốc tế nổi tiếng nhất thế giới bao gồm Visa, MasterCard, CUP, American Express, JCB và Diners Club đều được chấp nhận tại hệ thống ATM của SeABank. Đây là bước đi quan trọng mang tính chiến lược của SeABank nhằm mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng nói chung và khách hàng sử dụng các loại thẻ quốc tế nói riêng, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro phát sinh cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ.

Hai yếu tố này là mối đe doạ cho SeABank nói chung và SeABank Nha Trang nói riêng vì không lường trước hết được các đối thủ khác như thế nào.

e) Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

- Ngân hàng HSBC Việt Nam: là Ngân hàng mới thành lập có trụ sở chính tại TP.HCM và thuộc 100% vốn sở hữu của Ngân hàng HSBC. Trước khi nhận được giấy phép thành lập Ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam, HSBC cũng đã trở thành đối tác chiến lược của TechcomBank và tập đoàn Bảo Việt. Việc thành lập Ngân hàng con sẽ giúp củng cố chiến lược phát triển nội tại, một phần trong chiến lược

phát triển song hành của HSBC tại Việt Nam bên cạnh việc xây dựng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược. HSBC hiện đang mở rộng thị trường sang các Tỉnh thành trong cả nước.

- Ngân hàng Shinhan Việt Nam: là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tại Hàn Quốc với bề dày lịch sử hơn 100 năm. Hiện tại có hơn 1.000 chi nhánh tại Hàn Quốc, 50 mạng lưới chi nhánh và công ty con tại hơn 14 quốc gia với hệ thống khách hàng rộng khắp. Là một trong những ngân hàng nước ngoài tiên phong đặt chân vào thị trường Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện vào năm 1993. Hai năm sau, đã có chi nhánh Ngân hàng Shinhan tại Hồ Chí Minh. Bước ngoặt lớn trong lịch sử hình thành và phát triển chính là việc thành lập Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, ngân hàng 100% vốn Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam, vào tháng 11 năm 2009. Hiện tại, đã đặt Hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và có các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương,...

- Ngân hàng Hong Leong Việt Nam: Ngân hàng Hong Leong (Malaysia) tự hào là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép thành lập Ngân hàng TNHH Một thành viên 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng Hong Leong Việt Nam đã đi vào hoạt động từ ngày 08/10/2009. Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng này cam kết sẽ mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam, sẽ ngày càng phát triển, tiếp cận và phục vụ cộng đồng, đồng thời quan tâm xây dựng những mối quan hệ thân thiết lâu dài với khách hàng.

- Các Ngân hàng nước ngoài khác như: Raiffeisen International (Úc), Ngân hàng ING (Hà Lan), Ngân hàng Barclays (Anh) và Bank of America (Mỹ) dù chưa có sự hiện diện tại Việt Nam nhưng vẫn đang hướng tầm nhìn vào thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.

Các Ngân hàng nước ngoài luôn đi trước trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, các sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Nhiều chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã có những chiến lược mở rộng và xây dựng mạng lưới khách hàng khá tốt, đa dạng. Sức hấp dẫn của Tổ chức tín dụng là ngành có khả năng sinh lợi và khả năng tăng trưởng cao, nên ngoài các đối thủ trên chúng ta có thể nhận định được phải chuẩn bị những chiến lược kế hoạch để cạnh tranh tốt. Tuy

nhiên, SeABank không được chủ quan vì cũng có rất nhiều đối thủ mà ta không thể nhận định được bởi hiện tại họ đang kinh doanh khác biệt với ngành chúng ta. Biết đâu đó, họ đang nghiên cứu chiến lược thâm nhập vào ngành và trở thành đối thủ trong tương lai. Đến lúc đó ta mới lên kế hoạch thì sợ đã quá muộn, nên cần phải có một chiến lược, tầm nhìn ở một mức xa gấp mấy lần hiện tại. Hiện nay, ở Khánh Hoà chưa xuất hiện nhiều ngân hàng nước ngoài, nhưng trong tương lai thì không thể nói trước được điều gì, nên bản thân SeABank Nha Trang phải cố gắng vươn lên, đạt được những mục tiêu đưa ra để làm bàn đạp sau nay cho mình đứng ngày càng vững hơn trong môi trường này. Đây là cơ hội tốt cho SeABank Nha Trang phấn đấu hơn nữa, và có gì đó đã được báo trước để chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 49 - 55)