Các vấn đề về quản trị

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 65 - 69)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.1. Các vấn đề về quản trị

- Xác định mục tiêu ngắn hạn: đã xác định được mục tiêu trong ngắn hạn một cách cụ thể nhưng năm 2011 là năm mà tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát cao, dư nợ không được phép tăng trưởng theo quy định của NHNN. Các nhà quản trị của SeABank chưa có cái nhìn đúng về thị trường trong năm này, vì vậy mục tiêu đưa ra cho năm 2011 chưa thực hiện tốt về vấn đề cho vay.

- Xây dựng các chính sách: chủ yếu do hội sở chính xây dựng và ở chi nhánh có trách nhiệm cụ thể hóa chính sách chung thành chính sách riêng để áp dụng tại chi nhánh. Chính vì đang ở trong môi trường như hiện nay, mang tính cạnh tranh cao thì phải đưa ra những ưu sách đối với từng phòng ban, cá nhân cụ thể thì mới kích thích hết khả năng của nhân viên được.

- Phân bổ nguồn lực: Các phòng ban trong chi nhánh khi nhận được mục tiêu đưa ra cho năm năm, thì nhận thấy nguồn lực phòng ban mình đủ đáp ứng hay chưa,

nếu chưa là có chính sách điều chuyển nhân viên hoặc tuyển thêm từ bên ngoài để đảm bảo chiến lược được hoàn thành. Năm 2011 và đầu năm 2012 nguồn lực của SeABank luôn đáp ứng tốt nhu cầu. Đây là điểm mạnh của SeABank Nha Trang.

- Gắn cơ cấu với chiến lược: Khi thực hiện chiến lược đưa ra cho năm 2011 thì mô hình chi nhánh đã được định sẵn, nên việc cơ cấu theo tình hình kinh tế mang tính nhất thời đảm bảo thực hiện chiến lược được ổn định. Ảnh hưởng từ biến động thị trường như giá xăng dầu, giá vàng, giá đô la ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta nói chung, trong đó thị trường tài chính, tiền tệ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Những năm 2011 cho đến nay mới xảy ra tình trạng khách hàng đi gửi tiết kiệm biết đòi hỏi về lãi suất, đòi hỏi về quà tặng,… Tạo tâm lý và thói quen không tốt cho khách hàng về việc giao dịch sau này.

2.4.2. Các vấn đề về Marketing

- Phân khúc thị trường: Theo như tình hình tại Chi nhánh Nha Trang có sự phân khúc cụ thể về khách hàng cá nhân, về khách hàng tiềm năng, từng loại sản phẩm cụ thể nên chiến lược đưa ra về sản phẩm TKTT là vượt so với mục tiêu năm 2011 và đầu năm 2012. Xác định được nhu cầu khách hàng tốt trong tình hình kinh tế không ổn định như năm 2011 và đầu năm 2012, SeABank luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng để lôi kéo khách hàng về gửi tiền tiết kiệm nên khả năng huy động của chi nhánh cũng tăng nhưng chưa đạt mục tiêu.

2.4.3. Các vấn đề tài chính

- Hiện tại chi nhánh có vốn để thực hiện mục tiêu của mình đưa ra do Hội sở hỗ trợ và tích luỹ qua quá trình kinh doanh của mình. Hiện tại theo tình hình kinh tế như thế này chi nhánh chưa thực sự có lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế đang âm, chưa bù đắp được do các khoản nợ quá hạn phải trích lập dự phòng lớn. Đưa ra mục tiêu là như vậy nhưng vấn đề này vẫn chưa được cải thiện.

2.4.4. Các vấn đề nghiên cứu và phát triển

- Tại chi nhánh thì không có bộ phận này, mà chỉ có ở Hội Sở chính, nên vấn đề này sẽ mang tính chất toàn hệ thống rồi áp dụng chung cho tất cả các chi nhánh, PGD.

2.4.5. Các vấn đề hệ thống thông tin

- Năm 2011, SeABank là Ngân hàng ngoài quốc doanh duy nhất trong Top 5 ngân hàng dẫn đầu về ứng dụng CNTT của bảng xếp hạng ICT Index 2011.

SeABank luôn có tỷ lệ 100% chi nhánh, điểm giao dịch đã triển khai thành công ứng dụng phần mềm quản trị Ngân hàng Lõi – Core Banking T24 Temenos. SeABank cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến khách hàng như việc đưa vào hoạt động Datacenter theo tiêu chuẩn quốc tế TIE III tại Hội sở cùng với hệ thống chuyển mạch Cisco Nexus 7000, hệ thống Server IBM P595 và hệ thống Storage cao cấp HP XP 2400, tất cả đã góp phần đảm bảo hoạt động hỗ trợ CNTT cho hoạt động Ngân hàng an toàn và ổn định. Hệ thống quản trị Ngân hàng T24 đã được triển khai hoàn thiện trong quý I năm 2007. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ của SeABank. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường, thực hiện cam kết không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á có áp dụng một số phương thức mới như Mobile Banking và Internet Banking... Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại này đã khẳng định những sáng tạo mang tính đột phá trong mô hình liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại những tiện ích tối đa cho khách hàng. Không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới và sản phẩm – dịch vụ, SeABank không ngừng nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Vấn đề này của Ngân hàng luôn đạt như mong đợi, làm hài lòng khách hàng và là thế mạnh của SeABank.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích môi trường kinh doanh Ngân hàng tại Tỉnh Khánh Hòa cho thấy đây là thị trường lớn, rất nhiều cơ hội cho các Ngân hàng gia nhập và khai thác. Đặc biệt, Khánh Hòa là trung tâm du lịch lớn, nổi tiếng nên việc mở rộng quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều, đem lại thị trường cho các Ngân hàng nhảy vào hỗ trợ vốn, và bên cạnh đó cũng thu hút thêm được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi từ cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp tạm thời chưa sử dụng.

Bên cạnh đó nguy cơ về sự cạnh tranh gay gắt xuất hiện giữa các tổ chức tín dụng, tạo làn sóng mới cho các cá nhân biết cách chọn lựa Ngân hàng để gửi gắm niềm tin. Những tháng đầu năm 2012 lãi suất đang có chiều hướng đi xuống giảm để góp phần ổn định lại nền kinh tế. Các Công ty, tổ chức, cá nhân có thể được hỗ trợ vốn trở lại với lãi suất ưu đãi hơn không như năm 2011. Dư nợ tín dụng bất động sản cũng được mở rộng với loại hình cho vay để mua bán nhà ở đầu tư, đầu cơ, để ở; mở cho vay xây dựng BĐS để bán,…Tuy nhiên, nguồn vốn vay này doanh nghiệp cũng khó tiếp cận vì các Ngân hàng đang rất cẩn trọng, quản trị rủi ro chặt chẽ trong việc chọn lựa đối tượng khách hàng để tài trợ trong phạm vi hạn mức tăng trưởng tín dụng cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Từ phân tích trên đã cho ta thấy được những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu của SeABank Nha Trang, để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp thực hiện chiến lược lâu dài của SeABank. Để SeABank Nha Trang có thể đứng vững trên thị trường, giữ vị thế là Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiện ích nhất có thể.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á_CHI

NHÁNH NHA TRANG ĐẾN NĂM 2015.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)