Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 72 - 74)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT

- Trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, vi mô và môi trường nội bộ, thông

qua các ma trận IFE; EFE; ma trận hình ảnh cạnh tranh theo đánh giá từ các chuyên gia trong ngành, chúng ta có thể rút ra được những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của SeABank; cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của công ty cần phải phát huy hay khắc phục… đây chính là cơ sở để xây dựng ma trận SWOT cho SeABank Nha Trang thông qua các kết hợp điểm mạnh (S) với các cơ hội (O), các nguy cơ (T) để hình thành nên các chiến lược kinh doanh nhóm ST, SO. Kết hợp giữa điểm yếu (W) của SeABank Nha Trang với các cơ hội (O), các nguy cơ (T) để hình thành nên các chiến lược kinh doanh nhóm WO, WT:

- Qua phân tích ma trận SWOT ta có thể đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược của SeABank Nha Trang đến năm 2015 nhằm đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Trong phần này sẽ đưa ra các giải pháp dựa trên sự kết hợp từng cặp của ma trận SWOT. Những chiến lược đề ra trong phần này sẽ được phân tích đánh giá, kết hợp lại để đưa ra những giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cho SeABank Nha

Bảng 3.2:Ma trận SWOT Ma trận kết hợp SWOT CƠ HỘI (Opportunities) 1. Luật pháp và chính sách Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng

2. Công nghệ, thiết bị phục vụ cho Ngân hàng

3. Mức độ tăng trưởng GDP trong Tỉnh 4. Mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng của T.Khánh Hòa

5. Khánh Hòa là đô thị loại I, một trung tâm du lịch lớn trong cả nước

6. Thu hút được lượng khách hàng tiềm năng

7. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Ngân hàng.

8. Có nhiều đối thủ mạnh cạnh tranh trên địa bàn.

NGUY CƠ

(Threats)

1. Ảnh hưởng từ biến động thị trường

2. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán

3. Mức độ cạnh tranh ngành trên địa bàn tỉnh rất gay gắt

4. Sản phẩm thay thế

ĐIỂM MẠNH (Strengths)

1. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Ngân hàng

2. Các chính sách đào tạo cán bộ nhân viên

3. Năng lực tài chính của Ngân hàng 4. Khả năng quản lý rủi ro của Ngân hàng

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngân hàng

S.O

1.Tăng trưởng nhanh, mở rộng thị trường (S1-S5, O1-O8)

2.Thu hút khách hàng tiềm năng (S1-S5, O5-O6, O8).

3. Quảng bá sản phẩm dịch vụ trên địa bàn Tỉnh (S3-S5, O2-O8).

S.T

1. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ (S4-S5, T1-T4).

2. Nâng cao chất lượng dịch vụ (S1-S3, S5, T3-T4).

3. Đẩy mạnh sử dụng sản phẩm dịch vụ (S5, T2-T4).

ĐIỂM YẾU (Weaknesses)

1. Công tác quản lý và lãnh đạo trong Ngân hàng

2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng

3. Chính sách lương, thưởng, phụ cấp 4. Thương hiệu, uy tín trên địa bàn Tỉnh

5. Hoạt động Marketing

Quan hệ với khách hàng và tổ chức.

W.O

1. Marketing (W5-W6, O4-O8).

2. Nâng cao đời sống nhân viên (W1, W3, O3, O7-O8).

W.T

1. Đa dạng hoá sản phẩm truyền thống (W2, W4-W5, T1-T4). 2. Phát triển bộ máy quản lý (W1, W3-W5, T3-T4).

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược kinh 2 doanh của ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh nha trang đến năm 2015 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)