Tiểu vùng núi đá (I.2) theo sơ đồ phân vùng bao gồm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 82 - 83)

- Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong phụ vùng đồng bằng.

4.1.2.Tiểu vùng núi đá (I.2) theo sơ đồ phân vùng bao gồm:

4. Quy hoạch bảo vệ và sử dụng hợp lý ĐDSH và TNS

4.1.2.Tiểu vùng núi đá (I.2) theo sơ đồ phân vùng bao gồm:

- Khu vực phía Bắc huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc): khoảng trên 2000 ha. - Khu vực chân dãy núi Tam Đảo: khoảng trên 4000 ha.

- Khu vực nhỏ chân núi Ba Vì (huyện Ba Vì-Hà Tây): khoảng 50 ha. - Khu vực H−ơng Sơn (huyện Mỹ Đức-Hà Tây): khoảng trên 7000 ha. - Khu vực phía đông bắc Kim Môn (Hải D−ơng): khoảng 1000 ha.

- Khu vực phía Tây huyện Thanh Liêm (Hà Nam) kéo dài xuống phía nam nối với vùng núi đá Ninh Bình, −ớc tính khoảng gần 80.000 ha.

Tổng diện tích tiểu vùng núi đá khoảng: 94.050 ha chiếm 25,3% diện tích phụ vùng.

Núi đá là một hệ sinh thái đặc thù. Thảm thực vật tuy không giàu về thành phần loài (trừ khu vực VQG. Cúc Ph−ơng) do bị khai thác và tàn phá liên tục, nh−ng cũng có những loài đặc tr−ng nh−: s−a (Dalbergia tonkinensis), lá thông (Psilotum nudum), chân chim núi (Schefflera sp.), màu cau trắng (Goniothalamus macrocalyx)… và đặc biệt tập đoàn cây thuốc khá nhiều. Hệ động vật nghèo, nh−ng là nơi sống thích hợp cho nhiều loài nh−: khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, sơn d−ơng, nhiều loài chim sáo và nhiều loài rắn, rùa.v.v…

Tiểu vùng núi đá cũng có một số khu vực đáng chú ý trong quy hoạch phân khu chức năng bảo vệ ĐDSH.

Chúng tôi đề nghị phân làm 2 tiểu khu: tiểu khu bảo tồn (I.2.1), tiểu khu phục hồi sinh thái (I.2.2)

- Khu vực núi đá H−ơng Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Tây), quy hoạch khoảng 15.000 ha, trong đó bao gồm cả khu văn hóa – lịch sử môi tr−ờng H−ơng Sơn (4335 ha) để xây dựng thành khu bảo tồn phát triển ĐDSH.

- Khu bảo tồn loài và sinh cảnh: thuộc loại BTTN hạng b của Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg., gồm 2 khu:

1) Khu núi Trà Tu có thể quy hoạch khoảng 3500 ha thuộc thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) còn trên 1000 ha rừng tự nhiên, nhằm bảo vệ cảnh quan và loài quý hiếm: Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), củ khỉ (Murraya tetramera), dây xàng lông (Reissantia setulosa), mã tiền tán (Strychnos umbellata).

2) Khu núi đá xã Minh Tân huyện Kim Môn (Hải D−ơng) có thể quy hoạch khoảng 3000 ha nhằm bảo vệ 2 ha rừng tự nhiên, 1558 ha rừng trồng đang phát triển, và bảo vệ quần thể khỉ vàng (Macaca mulatta).

Tiểu khu phục hồi sinh thái (I.2.2) bao gồm toàn bộ diện tích còn lại khoảng 72.750 ha kết hợp giữa sản xuất phát triển kinh tế và phục hồi sinh thái:

- Quy hoạch ổn định các khu vực sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp.

- Quy hoạch ổn định các khu vực khai thác khoáng sản (chủ yếu là khai thác đá)

- Bảo vệ các khu rừng tự nhiên hiện còn để tái sinh tự nhiên.

- Tiếp tục trồng rừng và khai thác rừng trồng đã đến tuổi khai thác cần có kế hoạch,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 82 - 83)