- Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong phụ vùng đồng bằng.
2. Diễn biến về ĐDSH và TNSV vùng ĐBSH
2.1.4. Vùng rừng núi Chí Linh – Hải D−ơng.
So với năm 1960 đã mất khoảng 85% diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng còn lại bị chia cắt thành từng mảnh nhỏ, chỉ còn khu vực Đồng Châu có rừng nhiều nhất gần 3000ha, rừng tái sinh nghèo kiệt đang phục hồi.
Thành phần loài thực vật đã biết đang phục hồi tái sinh có thể không bị mất loài nào, nh−ng trong từng khu vực nhỏ các dải ven rừng nhân dân đã chặt phá nhiều lần lấy gỗ củi và lấn đất rừng làm trang trại trồng cây ăn quả, cộng với những ng−ời từ Bắc Giang, Quảng Ninh tới chặt trộm gỗ làm cho chất l−ợng rừng biến đổi, tổ hợp thành phần loài thay đổi từng khu vực.
Hiện nay các khu rừng còn lại đều đã đ−ợc xác định là rừng phòng hộ thuộc các xã Hoàng Hoa Thám, Bắc An đ−ợc giao khoán cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ. Các cây gỗ quý nh−: lim xanh, gụ lau, sâng, thị rừng, trám, bồ đề, chò, sau sau… đang
phục hồi, đặc biệt là các khu vực dẻ thuần loại (ở Hố Đình, đồi Đá Cóc) tái sinh rất mạnh.
V−ờn thực vật Côn Sơn và các khu vực di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nh− Côn Sơn, Kiếp Bạc, Chùa Thanh Mai, Đền Cao đã và đang trồng nhiều cây cảnh, cây bản địa, đặc biệt quy trình nhân giống lim xanh (Erythrophloeum fordii) thành công đ−ợc trồng ở Đền Cao và một số nơi xã An Lạc cho kết quả tốt. Nhiều loài cây (vốn không có ở Chí Linh) từ nới khác đ−a đến v−ờn thực vật cũng đang làm giàu nguồn gen thực vật ở vùng này.
Về động vật: Cho đến nay đã biến mất 17 loài thú, quá trình biến mất của các loài nh− sau: Đến năm 1993 biến mất 11 loài: sói đỏ, hổ, báo hoa mai, khỉ mặt đỏ, v−ợn đen, cu li lớn, cầy giông, cầy vòi mốc, cầy vòi h−ơng, nhím, tê tê vàng. Đến năm 1997 biến mất 5 loài: mèo rừng, heo xám, sóc đen, cầy vòi mốc, gấu ngựa. Đến năm 1999 biến mất 1 loài: hoãng.
Rừng Chí Linh bị cô lập hoàn toàn với rừng Yên Tử, Lục Nam, Sơn Động, vì thế 17 loài thú trên không có khả năng xuất hiện trở lại.
Các loài chim, bò sát ếch nhái cũng đã bị cạn kiệt về số l−ợng. Nhiều loài rùa, rắn cũng đã bị biến mất.
Nh− vậy, có thể nhận xét rằng: thất thoát ĐDSH ở phụ vùng đồi núi đã xảy ra nhiều nhất ở những khu vực không đ−ợc quy hoạch bảo vệ, đối với một số nhóm động thực vật: Giảm thành phần loài trên 50%, hầu nh− không còn các loài quý hiếm, giá trị tài nguyên cạn kiệt, phá vỡ các mối quan hệ sinh thái. Đối với các khu vực đã đ−ợc quy hoạch bảo vệ (VQG): Giảm thành phần loài không nhiều ở từng khu vực. Giảm số l−ợng cá thể của nhiều nhóm loài. Mất cân bằng phân bố giữa các nhóm loài trong từng khu vực.
2.2. Diễn biến ĐDSH ở phụ vùng đồng bằng:
Phụ vùng đồng bằng đ−ợc quy hoạch với diện tích 819.01 ha, bao gồm 3 khu vực chính: Đồng ruộng, thuỷ vực (sông ngòi, ao, hồ) và đô thị khu công nghiệp. Sự thất thoát ĐDSH ở 3 khu vực này đ−ợc đánh giá chủ yếu nh− sau:
- Khu đồng ruộng: chủ yếu vật nuôi, cây trồng nông nghiệp - Khu vực các thuỷ vực: chủ yếu là động vật thuỷ sinh.
- Khu vực đô thị, khu công nghiệp: chủ yếu là môi tr−ờng sinh học.
2.2.1. Thất thoát các giống cây trên đồng ruộng
+ Về giống lúa
+ Thất thoát các giống vật nuôi
2.2.2. Thất thoát ĐDSH trong các thuỷ vực
+ Giảm nguồn lợi cá
+ Các nguồn lợi thuỷ sản khác nh−: tôm, cua, trai, ốc.v.v... cũng giảm trữ l−ợng. + Vấn đề ô nhiễm các ao hồ, các đoạn sông trong các thành phố, quanh các khu công nghiệp, trong các làng nghề cũng làm cho nguồn lợi thuỷ sinh vật suy giảm làm thay đổi cấu trúc thành phần loài trong các thuỷ vực.
2.2.3. Thất thoát ĐDSH trong các đô thị và khu công nghiệp:
Các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp đều đ−ợc xây dựng và phát triển trên những khu vực mà ở đó ĐDSH và Tài nguyên sinh vật rất nghèo, không phải là những khu vực cần đ−ợc bảo tồn. Mặt khác sự phát triển của các thành phố, thị xã, khu công nghiệp đều đ−ợc quy hoạch, trong quy hoạch ấy đều giành nhiều diện tích trồng cây xanh, công viên và xử lý môi tr−ờng.
Các khu phố mới, các khu công nghiệp sẽ tiếp tục trồng đ−ợc nhiều cây xanh làm cho thành phần loài cây càng phong phú hơn.
Thất thoát có thể xảy ra đối với những cây cổ thụ già cỗi đứng riêng lẻ trong các khu phố cũ do gió bão và sâu bệnh.
Sự thất thoát chính ở đây là thành phần sinh vật và cấu trúc các quần thể sinh vật trong các đầm hồ do môi tr−ờng n−ớc bị ô nhiễm. Biến đổi cấu trúc quần thể cá ở Hồ Tây. Ô nhiễm ở Hồ Tây mới ở mức độ nhẹ cũng đã làm biến đổi cấu trúc sinh khối của các loài thuỷ sinh vật khác làm thức ăn cho cá.
2.3. Diễn biến ĐDSH ở phụ vùng ven biển:
+ Chất l−ợng môi tr−ờng sống đối với các loài hải sản và chim n−ớc giảm.
+ Trong rừng ngập mặn: chất l−ợng rừng giảm; mật độ và số l−ợng các loài hải sản (cá, tôm, cua, ngao, sò…) giảm. Số l−ợng loài chim sống định c−, di c− kiếm ăn trong rừng ngập mặn giảm.
+ Trên các bãi bồi: mất khả năng phát triển rừng ngập mặn tự nhiên, mất nơi kiếm ăn và nguồn thức ăn của nhiều loài chim n−ớc và chim di c−, số l−ợng loài và số l−ợng của chúng giảm.
+ Khu vực đồng ruộng trong đê: số l−ợng loài và mật độ của chim giảm, các loài ếch nhái, bò sát (rắn, thằn lằn) ven biển mất.
Ch−ơng III
Hiện trạng đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng
1. Phụ vùng đồi núi:
1.1. Một số đặc điểm chung:
- Địa hình đồi núi với nhiều đỉnh núi cao trên 300 mét đến trên 1000 mét so với mặt n−ớc biển, tạo thành các dẫy núi bao quanh vùng đồng bằng sông Hồng, có độ dốc lớn hơn các phụ vùng khác, có nhiều suối nhỏ đổ ra các hồ chứa hoặc các sông lớn làm cho địa hính bị chia cắt mạnh.
- Phần lớn diện tích đất đai ở phụ vùng này chủ yếu là: nhóm đất cát, đất bị bào mòn trơ sỏi đá, và nhóm đất đỏ vàng hoặc vàng nhạt.
- Phụ vùng này rất ít bị ảnh h−ởng của gió bão và lũ lụt, nh−ng đôi khi cũng xảy ra úng ngập cục bộ ít ngày ở một số khu vực thung lũng núi đá.
- Phụ vùng có lớp phủ thực vật của rừng tự nhiên và rừng trồng nhiều nhất là những cái nôi cho sự tồn tại và phát triển đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật hoang dã của vùng đồng bằng sông Hồng, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm.
1.2. Đặc điểm đa dạng sinh học phụ vùng đồi núi
1.2.1. Tài nguyên rừng.
Rừng, nhất là tự nhiên là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên những giá trị của đa dạng sinh học cao và tài nguyên sinh vật quý giá. Trong hơn nửa thế kỷ qua sự phát triển kinh tế và dân số đã làm cho nhiều vùng rừng đã bị mất đi. Đến nay diện tích rừng trong phụ vùng còn lại nh− sau, (bảng 2).
Bảng 2. Diện tích rừng còn lại trong phụ vùng núi đồi Nơi còn rừng (huyện) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Lập Thạch 4.074 7.202 Tam D−ơng 2.411 2.586 Bình Xuyên 2.470 2.513 Mê Linh 506 1.011 Thị xã Vĩnh Yên 144 250 Sóc Sơn - 4.166 Chí Linh 3.102 5.205 Kim Môn 2 1.558 Kim Bảng 5.213 904 Thanh Liêm 1.439 456
Thị xã Sơn tây - 1.260 Mỹ Đức 2.711 322 Ch−ơng Mỹ - 686 Quốc Oai - 725 Thạch Thất - 819 Ba Vì 1.682 5.899 Nho Quan 14.103 2.082 Gia Viễn 2.569 288 Tam Điệp 2.188 287 Tổng số: 40.614 38.219