Các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp đều đ−ợc xây dựng và phát triển trên những khu vực mà ở đó ĐDSH và Tài nguyên sinh vật rất nghèo, không phải là những khu vực cần đ−ợc bảo tồn. Mặt khác sự phát triển của các thành phố, thị xã, khu công nghiệp đều đ−ợc quy hoạch, trong quy hoạch ấy đều giành nhiều diện tích trồng cây xanh, công viên và xử lý môi tr−ờng.
Trong hội thảo "Nâng cao nhận thức về sử dụng bền vững ĐDSH" tại Hà Nội tháng 10/2002, GS Vũ Hoan cho biết: ngoài các khu rừng ở Sóc Sơn, Hà Nội có trên 10 triệu cây phân tán phần lớn là những cây trồng trong những năm gần đây. Ven các hồ lớn đó có 214 loàicây bóng mát, hoa và cây cảnh.
Các khu phố mới, các khu công nghiệp sẽ tiếp tục trồng đ−ợc nhiều cây xanh làm cho thành phần loài cây càng phong phú hơn.
Thất thoát có thể xảy ra đối với những cây cổ thụ già cỗi đứng riêng lẻ trong các khu phố cũ do gió bão và sâu bệnh.
Sự thất thoát chính ở đây là thành phần sinh vật và cấu trúc các quần thể sinh vật trong các đầm hồ do môi tr−ờng n−ớc bị ô nhiễm. Biến đổi cấu trúc quần thể cá ở Hồ Tây theo GS. Vũ Hoan cho biết: "Cá ăn nổi (mè trăng, mè hoa) chiếm chủ yếu từ 70,04-79,35%, cá ăn mùn bã hữu cơ (trôi, rô phi, migral) chiếm 9,55-19,66%, cá ăn đáy (sống ở đáy) từ 18,71% giảm xuống còn 7,45%; cá ăn thực vật từ 1,64% giảm xuống còn 1,43%, cá ăn tạp chiếm 0,06-1,13%. Tỷ lệ này ch−a cân đối: cá ăn nổi nhiều, cá ăn đáy ít" Ô nhiễm ở Hồ Tây mới ở mức độ nhẹ cũng đã làm biến đổi cấu trúc sinh khối của các loài thuỷ sinh vật khác làm thức ăn cho cá.