Tài nguyên rừng vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 131 - 133)

- Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong phụ vùng đồng bằng.

1. Tài nguyên rừng vùng ĐBSH

1.1. Hiện trạng rừng vùng ĐBSH

Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc đến tháng 12-1999, đ−ợc Chính phủ công bố tháng 1-2001, thì diện tích rừng của các tỉnh thuộc vùng ĐBSH nh− sau: bảng 1

Bảng 1. Diện tích rừng các tỉnh đồng bằng sông Hồng TT Tỉnh Diện tích tự nhiên Diện tích có rừng Tỷ lệ che phủ % (ha) Tổng số (ha) Tự nhiên (ha) Trồng (ha) 1 Hà Nam 84.238 8.012 6652 1.360 9,5 2 Hà Nội 91.846 4.166 4166 4,5 3 Hà Tây 219.296 14.104 4393 9711 6,4 4 Hải D−ơng 166.087 9867 3104 6763 5,9 5 Hải Phòng 151.369 8580 6493 2087 5,7 6 H−ng Yên 89.084 0 0 0 0 7 Nam Định 167800 5541 1125 4416 3,3 8 Ninh Bình 142.763 26853 23566 3287 18,8 9 Thái Bình 153.780 6515 6515 4,2 10 Vĩnh Phúc 135.220 26.167 9.605 16.562 19,4 11 Bắc Ninh 79.972 567 - 567 0,7 Tổng số 1.441.446 110.372 54.938 55.434

Nguồn: Số liệu kiểm kê rừng, 1999

Rừng ở vùng đồng bằng sông Hồng có: - Rừng tự nhiên trên đồi núi : 50.000ha

- Rừng trồng: 55.434 ha (51.022 trên đồi núi và 4416 ha ven biển). - Rừng ngập mặn ven biển bao gồm:

+ Rừng ngập mặn tự nhiên: 4929 + Rừng ngập mặn trồng: 4416

Rừng tự nhiên và rừng trồng ở đồng bằng sông Hồng cho đến nay đã đ−ợc quy hoạch trong 3 loại hình rừng cơ bản:

- Rừng đặc dụng trên đồi núi: 38.397 ha, trong đó có 27.663 ha là rừng tự nhiên và 10.734 ha là rừng trồng.

- Rừng đặc dụng ven biển: 2.660 ha chủ yếu là rừng tự nhiên còn lại là rừng trồng, 40877 ha đã đ−ợc quy hoạch thành các Khu bảo tồn thiên nhiên.

- Rừng phòng hộ: 61.973 ha, trong đó có 3.804 ha rừng ngập mặn ven biển. - Rừng sản xuất: 14.302 ha, trong đó có 1.063 ha rừng ngập mặn ven biển.

1.2. Về chất l−ợng rừng:

Diện tích rừng tự nhiên hầu nh− ít bị biến đổi, nh−ng chất l−ợng rừng biến đổi theo xu h−ớng giảm số l−ợng các loài cây có lợi.

Trong các VQG, Khu BTTN, Khu di tích lịch sử văn hóa môi tr−ờng do đ−ợc bảo vệ tốt nên các loài cây gỗ tốt, cây quý hiếm ít bị lâm tặc chặt phá nên vẫn có khả năng phát triển.

Chất l−ợng rừng ngập mặn ven biển, vốn là rừng có số loài thực vật kém phong phú trong rừng tự nhiên tái sinh và rừng trồng, th−ờng xuyên bị các hoạt động kinh tế nh− đánh bắt thủy hải sản, đắp đập, đắp bờ khoanh vùng nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quản canh và nuôi hải sản khác đã làm cho cây rừng kém phát triển, các loài cây không chịu đ−ợc ngập mặn lâu dài sẽ bị h− hỏng bộ rế và chết dần. Chất l−ợng rừng ngập mặn suy giảm, cộng với c−ờng độ hoạt động của con ng−ời gia tăng làm cho nhiều loài chim mất nơi trú ngụ và kiếm ăn nh−: Cò Thìa (Platalca minor), vịt mỏ rộng (Anas clypeata), Mòng két (A. Crecca), Vịt đầu vàng (A. penelop), Vịt mốc (A. acuta) và nhiều loài chim di c− khác. Đồng thời số l−ợng các loài cũng sẽ bị suy giảm nhiều.

1.3. Rừng trồng:

Từ 1990 tại đây các lâm tr−ờng đã chuyển sang quản lý bảo vệ và trồng rừng. Bằng ch−ơng trình 327 vùng Chí Linh đã trồng đ−ợc: 2895 ha. Rừng trồng chủ yếu là bạch đàn, keo tai t−ợng, keo lá chàm. Diện tích rừng trồng đạt đ−ợc qua các năm: 1993-169 ha, 1994-329 ha, 1995-496 ha, 1996-441 ha, 1997-1460 ha đến 1999 Chí Linh đã trồng đ−ợc 2310 ha, đ−a tổng số rừng trồng ở Chí Linh lên 5205 ha.

Chất l−ợng rừng trồng không còn đơn điệu mà đa dạng hóa bằng nhiều loài cây bản địa nh−: Trám trắng, Trám đen, muồng, giàng giàng, giẻ, mỡ, lim xanh, lát hoa.v.v…

Nh− vậy, xu h−ớng diễn biến rừng vùng ĐBSH theo h−ớng: -Diện tích rừng tự nhiên đ−ợc ổn định.

- Chất l−ợng rừng tự nhiên trong rừng đặc dụng ngày càng phát triển; ngoài rừng đặc dụng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất) đã đ−ợc giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nhận khoán bảo vệ và chăm sóc, và bằng giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng dặm thì chất l−ợng rừng cũng ngày càng đ−ợc cải thiện tốt hơn.

- Rừng trồng có xu h−ớng tăng diện tích.

- Xu h−ớng rừng trồng đa dạng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế thay cho rừng trồng đơn điệu 2-3 loài cây nhập nội, nhất là xung quanh các khu rừng đặc dụng, những nơi giáp với rừng tự nhiên sẽ kết hợp đ−ợc nhiều loài trong một khu vực nên rừng trồng có ý nghĩa bảo tồn ĐDSH nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)