Phụ vùng đồng bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 42 - 43)

2.1. Một số đặc điểm chung:

- Là phụ vùng rộng lớn, diện tích 819.013 ha chiếm 56% diện tích toàn vùng, địa hình khá bằng bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông lớn nh−: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, mật độ sông ngòi dày tới 1km/1km2.

- Dân số: 11.665.526 ng−ời, mật độ dân số cao trên 330 ng−ời/km2

- Là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả n−ớc. Có nhiều thành phố lớn, các thị xã, thị trấn phát triển đô thị hoá nhanh. Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển nhanh. Nhiều khu công nghiệp tập trung dọc theo các tuyến giao thông lớn. Trình độ công nghệ, kinh tế và dịch vụ phát triển mạnh. Có nhiều di sản văn hoá quý giá.

- Cũng là vùng phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở phía bắc nên tập đoàn cây trồng vật nuôi rất phong phú.

- Tập đoàn động thực vật hoang dã kém phong phú.

2.2. Đặc điểm đa dạng sinh học phụ vùng đồng bằng.

2.2.1. Hệ sinh thái đồng ruộng

Đa dạng thực vật chủ yếu là tập đoàn cây nông nghiệp. Phụ vùng này là một trong hai vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, hàng năm có khoảng 15% sản phẩm l−ơng thực trong vùng đ−ợc đ−a ra các vùng khác và 10% dành cho xuất khẩu. Nhờ có cơ chế mở và áp dụng những tiến bộ canh tác, sử dụng các giống mới, từ năm 1991 đến 1996 đã có 86 giống lúa nhập nội tại Quảng Ninh, bao gồm 3 nhóm:

- Nhóm giống lúa thuần cảm ôn: 74 giống - Nhóm giống lúa thuần cảm quang: 8 giống - Nhóm giống lúa đặc sản: 4 giống

nhiều giống đã khảo nghiệm thành công và sản xuất rộng rãi ở các đỉnh đồng bằng nh− : giống Q.5, Khang dân 18, Kim c−ơng 90, L−ỡng quảng 164, ải 32, cho năng xuất trên 10 tấn/ha, năng suất lúa đã không ngừng nâng cao.

Theo báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng Thái Bình (12-2002): Năm 2001, 2002, Thái Bình đã khảo nghiệm khoảng 200 giống lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc và từ IRRI và các Viện nghiên cứu trong n−ớc, các giống lúa ấy thuộc 4 nhóm.

- Nhóm giống lúa lai có: D. −u - 527, C−ơng −u - 527, Bồi phong - 025, Bác −u - 213, Bác −u 903 .. HTY-83 (sản xuất trong n−ớc)...

- Nhóm lúa thuần năng xuất cao: Khâm dục, Khang dân, BM-9962, AYT-77, Phúc Triều...

- Nhóm lúa thuần có chất l−ợng gạo cao: Bắc thơm-7, h−ơng thơm-1, ST-3,... - Nhóm lúa nếp gồm các giống: N-97, DT-22, TK-106, N-87 (cũ)...

Thái Bình đã sản xuất đ−ợc giống lúa lai T1 từ các giống: Nhị −u-838, Nhị −u- 63, Bắc −u-903... năng suất rất cao, đạt gần 21 tấn/ha.

Cơ cấu giống lúa vụ xuân năm 2003 ở Thái Bình gồm các giống chủ yếu: 13/2, VN-10. X-21, XI-23, X-19, NX-30, X-20, C-70, Khang Dân, Q-5, L−ỡng Quảng, Khâm Dục, BM-9830, BM-9855, MT-163, AYT-77, D-22, Nếp TK-106, N-96, Bắc thơm-7, Tế đạo, H−ơng thơm-1, Nếp N-87, N-97, Sóc trăng-3 (VDS-20).

Cơ cấu các giống cây trồng khác cũng biến đổi rất mạnh. Một số giống đang đ−ợc sử dụng: Gống Ngô: LVN-9, LVN-98

Các giống đậu t−ơng: ĐT-93, ĐT-12, M-103 Các giống rau: VH-9, VH-13, VH-15

Giống nhãn: Trung Quốc Giống ổi: Đài Loan

Các giống cây trồng trên đồng ruộng Thái Bình chủ yếu là các giống thuần và giống lai chiếm tới 90% diện tích. Các giống cũ dài ngày, năng suất thấp chỉ còn rải rác trong một số hộ gia đình.

Năng suất lúa của Tiền Hải (Thái Bình) đã đạt 11, 12 tấn/ha Năm 2000 - 12 tấn/ha chủ yếu các giống lúa lai ngắn ngày. Năm 2002 - 11 tấn/ha chủ yếu là lúa tai TQ và thuần TQ

Các giống lúa lai ngắn ngày có chu trình sinh tr−ởng 120 - 130 ngày cho nên chủ động đ−ợc thời vụ, kỹ thuật chăm bón và phòng trừ sâu bệnh, xen vụ đông xuân bằng các cây hoa màu khác nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)