Hệ sinh thái thuỷ vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 49 - 51)

- Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong phụ vùng đồng bằng.

2.2.2. Hệ sinh thái thuỷ vực

Các thuỷ vực tạo nên khu hệ cá đồng bằng sông Hồng rất phong phú, đã thống kê đ−ợc 116 loài. Số loài phân bố trong các khu vực nh− sau:

Trung và hạ l−u sông Hồng có: 75 loài Hồ tự nhiên: 38 loài (Hồ Tây có 36 loài) Ao chuôm trong làng và nội đồng: 48 loài Ruộng trũng: 23 loài

Đầm có ảnh h−ởng n−ớc lợ: 14 loài

Sống liên tục ở kênh m−ơng n−ớc chảy: 8 loài

Số loài trong các ao hồ, nội đồng giảm, thêm vào đó là nhiều loài cá nhập nội từ Trung Quốc, ấn Độ, Nam Mỹ, Hungari và các n−ớc khác khá phong phú.

Nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Hồng rất phát triển trên hầu khắc các tỉnh, thành phố. Có thể nêu một số số liệu qua các năm của một số tỉnh:

Bắc Ninh: tr−ớc đây Gia Bình và L−ơng Tài chỉ có 460 ha ao hồ cho năng suất 1,8 - 1,9 tấn/ha, tổng sản l−ợng 800 - 900 tấn. Năm 1998 đã chuyển 103 ha ao hồ, sông cụt, 215 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, đ−a diện tích lên 866 ha, năng suất 3 - 4 tấn/ha. Đã chuyển 577 ha sang trang trại theo mô hình VAC, sử dụng 770 ha ruộng trũng cấy 1 vụ và nuôi cá 1 vụ.. Năm 2000 đã đ−a diện tích nuôi tròng thuỷ sản lên 1.300ha, năng suất 4 - 5tấn/ha.

Các vùng trũng khác của Bắc Ninh cũng đang chuyển đổi theo h−ớng nuôi trồng thuỷ sản khá nhanh.

Hà Nội: từ năm 1989 - 1990 diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở hà Nội khoảng 10.000ha, đến nay đã giảm nhiều.

- Năm 1999 diện tích nuôi 3090 ha, sản l−ợng 6916 tấn - Năm 2000 diện tích nuôi 3340 ha, sản l−ợng 7745 tấn - Năm 2001 diện tích nuôi 3390 ha, sản l−ợng 7820 tấn

Hiện nay có khoảng 2500 ha ruộng trũng cũng đang đ−ợc nuôi cá, tôm càng xanh. Dự kiến đến 2010 sản l−ợng thuỷ sản sẽ đạt đ−ợc 15.000 - 20.000tấn/năm đáp ứng 40 - 60% nhu cầu của Hà Nội. Hiện nay Hà Nội mới chỉ đạt 7.500 - 8000 tấn cá đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu khoảng 25.000tấn.

Hà Nội có 5 con sông chảy qua nh−: sông Hồng (37km), sông Đuống (22km), Sông Cà Lồ (22km), sông Cầu (12km), sông Nhuệ (12km); có 1350 hồ, ao nhỏ, 950 hồ lớn,. 2500 ha ruộng trũng là thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Các công trình nghiên cứu về Hồ Tây đã cho thấy ở đây có 36 loài cá, 106 loài thực vật phù du, 24 loài động vật phù du làm nguồn thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản. Từ năm 1994 đến nay sản l−ợng cá khai thác ở Hồ Tây đã liên tục tăng từ 203 tấn lên 731 tấn, nhiều loài tôm cá, hến cũng đ−ợc khai thác.

H−ng Yên có khoảng 5000 ha mặt n−ớc, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong đó năm 2000 - 3070 ha đã đ−ợc nuôi trồng thuỷ sản, năng suất 1,8 tấn/ha, sản l−ợng khoảng 5572 tấn. Sản l−ợng và năng suất còn quá thấp do giống và kỹ thuật ch−a tốt. Sản l−ợng khai thác tự nhiên trên 2000 tấn/năm.

Hai huyện Tiên Lữ và Phù Cừ có nhiều ruộng trũng, mỗi huyện có thể chuyển 570 ha sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng cây ăn quả, chọn giống cá và kỹ thuật nuôi có thể nâng năng suất lên 4 - 5 tấn/ha

Hải D−ơng có khoảng 11.000 ha mặt n−ớc, đến năm 2000 có 6000 ha đã đ−ợc nuôi trồng thuỷ sản, năng suất 1,72tấn/ha sản l−ợng 11.200 tấn, tăng 35,8% so với năm 1997. Trong những năm tới nuôi trồng thuỷ sản ở Hải D−ơng còn phát triển.

- Ô nhiễm: Các chất thải của đô thị và công nghiệp không đ−ợc xử lý triệt để thải xuống các thuỷ vực. Cả 4 con sông ở nội thành Hà Nội đều bị ô nhiễm nặng, hầu nh− nhiều loài cá không thể sinh sống đ−ợc vào mùa khô. Mỗi ngày sông Tô Lịch đổ ra sông Nhuệ 300.000 - 350.000m3 n−ớc gây ô nhiễm trên đoạn sông dài 3 - 5km, phía

hạ l−u d−ới cống Thanh Liệt. Thành phần cá trên khúc sông từ Hà Đông xuống luôn bị chết do thiếu ô xy và ngộ độc bởi các chất thải khác.

Hồ Tây, mặc dù rộng lớn nh−ng cũng bị ô nhiễm do n−ớc thải làm cho cá chết vào ban đêm do thiếu ô xy, các loài cá chết nhiều là: mè trắng, trắm cỏ, cá trôi, rô phi (là những loài nhập nội), các chép, cá diếc và nhiều loài cá bản địa chịu đựng tốt hơn nên ít chết. Tháng 8/2002 tại xã Tam Huyệp (huyện Thanh Trì) cá nuôi bị chết hàng loạt do ô nhiễm n−ớc. Các hồ bị lấn lấp làm giảm diện tích. Chỉ riêng 10 hồ lớn: Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ, hồ Đống Đa, hồ Hoàn Kiếm, hồ Bẩy Mẫu, Hồ Ba Mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Thủ Lệ, hồ Thành Công đã giảm mất khoảng 39 - 41 ha(5- 6% diện tích mặt n−ớc). Tr−ớc đây Hà Nội có 64 hồ ao (ch−a kể các ao chuôm nhỏ và đồng ruộng), nay chỉ còn 36 hồ, vì thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)