Cơ sở khoa học đánh giá đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 60 - 62)

- Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong phụ vùng đồng bằng.

1. Cơ sở khoa học đánh giá đa dạng sinh học

Các nhà làm quy hoạch bảo tồn ĐDSH và bảo tồn thiên nhiên để xây dựng các khu BTTN, VQG .... th−ờng căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Nhìn khái quát trên tổng thể của vùng, trong mỗi vùng chọn ra những khu vực điển hình cho vùng ấy về mặt địa hình, khí hậu, thảm thực vật rừng và ĐDSH, vai trò chức năng của khu vực ấy đối với công tác bảo tồn thiên nhiên và môi tr−ờng sinh thái. Trên góc độ bảo tồn ĐDSH các khu vực ấy đ−ợc gọi là các "đơn vị địa lý sinh học". Trong "Báo cáo tổng kết công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng" (Bộ NN và PTNT-1997) các nhà khoa học đã chia thành 7 đơn vị địa lý sinh học chính nh− sau:

- Đơn vị địa lý sinh học Tây Bắc - Đơn vị địa lý sinh học Đông Bắc

- Đơn vị địa lý sinh học đồng bằng sông Hồng

- Đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộ (Bắc Tr−ờng Sơn) - Đơn vị địa lý sinh học Nam Trung Bộ (gồm cả Tây Nguyên) - Đơn vị địa lý sinh học Đông Nam Bộ

- Đơn vị địa lý sinh học đồng bằng sông Mê Kông

Mỗi một đơn vị địa lý sinh học có "sự phân bố địa lý cấu trúc của quần thể động, thực vật, sự khác nhâu về tổ hợp loài và giới hạn phân bố của loài mang tính chỉ thị".

- Rừng và quan trọng nhất là rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh, rừng già, rừng thứ sinh và các yếu tố khác (nh− địa hình, khí hậu, thuỷ văn, dân sinh kinh tế - xã hội khu vực) tạo thành đa dạng sinh học và khả năng bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của quốc gia hoặc của khu vực.

+ Ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở: - Có nhiều hệ sinh thái

- Có nhiều loài sinh vật

- Có nhiều loài quý hiếm của quốc gia và thế giới theo tiêu chí (criteria) đánh giá cuả IUCN và Sách Đỏ Việt Nam ở các cấp độ (Category) bị đe doạ khác nhau.

+ Có diện tích đủ lớn (>10000ha) đảm bảo sự tồn tại lâu dài, sự sinh sống bình thuờng và khả năng phát triển của các quần thể động thực vật.

+ Có vai trò chức năng môi tr−ờng sinh thái trong khu vực nh− đảm bảo nguồn n−ớc, làm trong lành không khí, làm giảm nhẹ thiên tài, giáo dục môi tr−ờng cho các thế hệ mai sau.

Thực ra các yếu tố trên đây phải dựa vào các kết quả điểu tra, khảo sát thực địa của các nhà khoa học tr−ớc khi thành lập các Khu BTTN, các số liệu ban đầu mang tính khái quát cho một khu vực nh− thảm thực vật rừng, các loại hình rừng, số l−ợng loài động thực vật. Các số liệu ban đầu vừa mang tính chất định tính, vừa mang tính chất định l−ợng sơ bộ. Sau khi thành lập các Khu BTTN các số liệu đ−ợc bổ sung dần dần về số l−ợng loài, các nhóm sinh vật đã và đang tồn tại, nghiên cứu cấu trúc và diễn thế quần xã sinh vật và các nghiên cứu khác. Nghiên cứu càng nhiều càng sâu và thời gian càng dài thì những phát hiện mới trong Khu bảo tồn thiên nhiên bổ sung về số l−ợng loài, nhóm động vật v.v... càng mang tính định l−ợng cao hơn.

Các Khu BTTN, VQG đã đ−ợc xây dựng thì các nghiên cứu về đa dạng sinh học đ−ợc tập trung nhiều hơn cả là: Thực vật bậc cao có mạch (chủ yếu thuộc các nhóm: thực vật hạt kính, thực vật hạt trần), thực vật bậc thấp đ−ợc nghiên cứu ch−a nhiều và ít đ−ợc đề cập trong các báo cáo khoa học, hệ thực vật Cúc Ph−ơng đ−ợc nghiên cứu toàn diện hơn về các ngành thực vật; hệ động vật cũng tập trung chủ yếu ở các nhóm động vật có x−ơng sống ở cạn (thú, chim, bò sát, ếch nhái), các nhóm cá, côn trùng và động vật không x−ơng sống khác cũng đã đ−ợc nghiên cứu nh−ng ch−a nhiều. Do đó để đánh giá đa dạng sinh học chúng tôi chỉ dựa vào số l−ợng loài của các nhóm động thực vật chủ yếu đ−ợc nghiên cứu.

Về chức năng môi tr−ờng của loài và các nhóm loài cũng mới chỉ đ−ợc để cập tới ở mức độ định tính, còn rất ít tài liệu nghiên cứu về định l−ợng, dù là định tính nh−ng cũng phải đặt chúng trong những hoàn cảnh cụ thể về không gian địa lý và thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)