1. Phụ vùng đồi núi:
1.1. Một số đặc điểm chung:
Đây là phụ vùng bao quanh vùng đồng bằng sông Hồng, ở phía bắc giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ; Phía Tây giáp với các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá. Phụ vùng này bao gồm phần lớn đất đai các huyện: Chí Linh, Kim Môn (Hải D−ơng); Sóc Sơn (Hà Nội); Thị xã Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam D−ơng, Vĩnh T−ờng, Yên Lạc, Mê Linh (Vĩnh Phúc); Thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Ch−ơng Mỹ, Mỹ Đức (Hà Tây); Kim Bảng, Thanh Liêm (Hà Nam); Gia Viễn, Nho Quan, Thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điện, Hoa L− (Ninh Bình). Tổng diện tích tự nhiên khoảng 467.300ha chiếm 31,6% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng.
Đặc điểm chung của phụ vùng này là:
- Địa hình đồi núi với nhiều đỉnh núi cao trên 300 mét đến trên 1000 mét so với mặt n−ớc biển, tạo thành các dẫy núi bao quanh vùng đồng bằng sông Hồng, có độ dốc lớn hơn các phụ vùng khác, có nhiều suối nhỏ đổ ra các hồ chứa hoặc các sông lớn làm cho địa hính bị chia cắt mạnh.
- Phần lớn diện tích đất đai ở phụ vùng này chủ yếu là: nhóm đất cát, đất bị bào mòn trơ sỏi đá, và nhóm đất đỏ vàng hoặc vàng nhạt.
- Phụ vùng này rất ít bị ảnh h−ởng của gió bão và lũ lụt, nh−ng đôi khi cũng xảy ra úng ngập cục bộ ít ngày ở một số khu vực thung lũng núi đá.
- Phụ vùng có lớp phủ thực vật của rừng tự nhiên và rừng trồng nhiều nhất là những cái nôi cho sự tồn tại và phát triển đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật hoang dã của vùng đồng bằng sông Hồng, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm.
- Mật độ dân c− ch−a cao, đời sống đồng báo các dân tộc còn thấp, sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất tự cung tự cấp, nhiều nơi đời sống của đồng bào còn gắn liền với rừng.