Thực hiện các quy hoạch đã có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 91 - 92)

- Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong phụ vùng đồng bằng.

5. Một số giải pháp

5.1. Thực hiện các quy hoạch đã có

Trong quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH đến 2010 trong cả 3 ph−ơng án, cho thấy rõ tỷ trọng (% GDP) của ngành nông lâm nghiệp đều giảm, các ngành khác tăng. Điều đó chứng tỏ rằng ngành nông lâm nghiệp phải trú trọng tới môi tr−ờng và gìn giữ môi tr−ờng và ĐDSH song song với phát triển kinh tế.

- Không sử dụng đất lâm nghiệp vào các mục đích khác, không chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất trang trại trồng các loại cây khác không phải là cây rừng.

- Tiếp tục trồng rừng trên đất lâm nghiệp còn trống. Những vùng rừng trồng đã đến tuổi khai thác thì khai thác theo kế hoạch thiết kế cụ thể để khai thác đến đâu trồng rừng ngay đến đó mà không sử dụng đất này vào mục đích khác.

- Giữ vững diện tích các vùng rừng đã đ−ợc quy hoạch là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và tăng thêm diện tích các loại rừng này ở từng khu vực.

Đ−ợc biết tháng 8/ 2002, UBND TP. Hà Nội có xin Nhà n−ớc cho chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Rừng trồng ở Sóc Sơn có hơn 6000ha đ−ợc quy hoạch hơn 1000ha là rừng đặc dụng trong khu Văn hoá lịch sử môi tr−ờng Đền Gióng, hơn 5000 ha là rừng phòng hộ thuộc các xã Minh Phú, Minh Trí, Giao Hoà, Lâm Tr−ờng Sóc Sơn ... biết đ−ợc thông tin này một số nơi đ−ợc giao đất, giao rừng đã tranh thủ chuyển nh−ợng (mua bán) làm cho rừng bị xâm hại. Cần phải ngăn cấm những hiện t−ợng này.

- Rà soát lại ranh giới các khu rừng đặc dụng (VQG, khu rừng văn hoá - lịch sử môi tr−ờng, Khu BTTN) để có thể quy hoạch bổ sung mở rộng rừng đặc dụng, chống lấn chiếm rừng đặc dụng.

- Cấm khai thác gỗ, củi trong rừng tự nhiên hiện còn quy định thời gian khai thác các loại lâm sản phụ phi gỗ theo thời vụ để cho chúng có khả năng tồn tại và phát triển .

- Đối với các vùng rừng ngập mặn: Cấm khai thác rừng ngập mặn kế cả rừng tự nhiên và rừng trồng, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng mới ở những nơi xung quanh những khu rừng hiện có, khai thác các bãi bồi, khai hoang bãi biển phải −u tiên trồng rừng ngập mặn theo quy hoạch (bảng 17):

Bảng 17. Dự kiến khai hoang lấn biển Năm

Cơ cấu quy hoạch

2000 2005 2010

Dự kiến khai hoang lấn biển (ha) 5000 12.000 20.000

Trồng rừng sú vẹt (ha) 2500 6000 10.000

Nuôi hải sản (ha) 500 1200 2.000

Trồng cói (ha) 750 1800 3.000

Ch−a sử dụng (ha) 1250 3000 5.000

Dự kiến quy hoạch này chính là −u tiên trồng rừng ngập mặn bảo vệ môi tr−ờng sinh thái và ĐDSH.

Hạn chế nuôi tôm, tiến tới xoá bỏ các đầm nuôi tôm trong rừng ngập mặn đã đ−ợc quy hoạch là rừng đặc dụng để tránh dủi do cho đầm tôm và môi tr−ờng sinh thái.

- Hạn chế hoặc không mở đ−ờng giao thông mới trong các VQG, khu BTTN vì mục đích du lịch sinh thái. Kiểm soát các khu du lịch xung quanh VQG, khu BTTN để tránh du nhập các loài động thực vật lạ vốn không có trong khu vực.

- Mặt khác cũng cần thực hiện các biện pháp chống lâm tặc chặt phá rừng, săn bắt động vật, xoá bỏ các tụ điểm buôn bán gỗ, tiêu thụ động vật rừng trái phép.

- Về lâu dài đến năm 2010 quy hoạch thêm các khu BTTN (hạng B) để bảo tồn loài và sinh cảnh ở một số địa ph−ơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông hồng giai đoạn 2001 2010 (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)