7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HÀI LÒNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC
Bất kỳ tổ chức nào khi động viên, khuyến khích nhân viên đều hƣớng đến một mục đích cuối cùng là nhân viên sẽ ở lại lâu dài với tổ chức, đồng thời ra sức nỗ lực cống hiến hết khả năng, nhiệt huyết cho tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung. Vì thế, mọi tổ chức đều cần có đƣợc lòng trung thành của nhân viên để góp phần vào sự thành công của DN.
Mức độ hài lòng của nhân viên có thể ảnh hƣởng đến quyết định ra đi hay ở lại làm việc tại công ty của nhân viên. Trong các nghiên cứu của Aon Consulting đƣợc thực hiện hằng năm ở quy mô quốc gia nhƣ nghiên cứu về Commitment @ Work tại Mỹ từ năm 1997, tại Canada từ năm 1999, tại Anh từ 2000 và tại Úc năm 2002 cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa sự hài lòng của nhân viên và lòng trung thành của họ với tổ chức [32]. Aon Consulting ứng dụng linh hoạt thuyết bậc thang nhu cầu Maslow vào điều kiện của nền kinh tế hiện đại và cho rằng để nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức, cần thỏa mãn nhu cầu của nhân viên:
Tại Mỹ, sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên đƣợc phân loại: - Lương và phúc lợi.
- Quản lý thay đổi.
- Đào tạo và phát triển.
- Văn hóa tổ chức và đường lối phát triển.
- Cân bằng cuộc sống.
Tại Canada và Úc, sự thỏa mãn của nhân viên đƣợc phân loại theo: - An toàn.
- Phần thưởng.
- Xã hội – Được yêu mến.
- Đào tạo và phát triển.
Văn Điệp (2007) [7] cũng khẳng định có mối quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Nhƣ vậy, sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên có thể có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều quan trọng là nhà quản trị cần phải biết đƣợc nhóm yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên. Sự không hài lòng trong công việc là nguyên nhân lớn nhất khiến nhân viên ra đi, tuy nhiên khi tác động vào sự hài lòng của nhân viên, nhà lãnh đạo cần biết đƣợc đâu là những yếu tố kích thích, động viên nhân viên nỗ lực cống hiến hết khả năng của họ cho công ty, đâu là những yếu tố có thể duy trì nhân viên ở lại lâu dài với tổ chức. Từ đó, giúp cho nhà quản trị có những động thái tích cực để thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, giúp họ yên tâm làm việc, nâng cao lòng trung thành đối với tổ chức, góp phần vào sự thành công và phát triển của DN.
1.4 ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các đặc điểm cá nhân nhƣ: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chức vụ và thâm niên công tác… thực sự có ảnh hƣởng đến nhu cầu, sự hài lòng cũng nhƣ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Cynthia D. Fisher và Anne Xue Ya Yuan trong một nghiên cứu năm 1998 về ngƣời lao động Trung Quốc, thấy rằng tuổi tác có ảnh hƣởng rất rõ đến mức độ hài lòng của nhân viên: với ngƣời lao động dƣới 30 tuổi thì công việc thú vị và sự thăng tiến, phát triển kỹ năng là quan trọng, trong khi từ 30 tuổi trở lên thì sự thăng tiến đứng thứ bảy, và sự an toàn nghề nghiệp và sự đồng cảm các vấn đề cá nhân ở mức quan trọng cao hơn so với ngƣời trẻ tuổi [15].
Bên cạnh đó, giới tính và tình trạng hôn nhân cũng là yếu tố có tầm ảnh hƣởng quan trọng đến ngƣời nhân viên. Do ảnh hƣởng của văn hóa Á Đông, ngƣời phụ nữ phải gánh nhiều trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình, vì thế sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến sự hài lòng cũng nhƣ lòng trung thành của họ đối với tổ chức.
Beauregard (2007) cho rằng cũng có sự khác biệt giữa ngƣời nhân viên trẻ, độc thân với ngƣời nhân viên đã có gia đình: khoảng một nửa nhân viên tại Anh cho rằng việc cân bằng giữa công việc và trách nhiệm gia đình là một vấn đề rất đáng quan tâm của họ, và nhiều ngƣời quyết định đặt gia đình lên trên công việc [21].
Tại Việt Nam, TS Trần Kim Dung (2005) cho rằng không có sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên theo trình độ học vấn nhƣng có sự khác biệt theo giới tính, tuổi tác, chức năng công việc và thu nhập [3].
Tóm lại, các đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng đến suy nghĩ, hành vi ngƣời lao động, từ đó ảnh hƣởng đến nhu cầu, mức độ hài lòng và lòng trung thành của họ đối với tổ chức. Tuy nhiên, tùy theo nền văn hóa, địa phƣơng mà mức độ ảnh hƣởng của các đặc điểm có thể khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả quyết định sử dụng các đặc điểm cá nhân: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, học vấn, chức vụ, thâm niên công tác và thu nhập để kiểm định mức độ ảnh hƣởng của chúng đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên trong tổ chức.