Tổ chức thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ ảnh hƣởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Trang 36 - 37)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3.1 Tổ chức thảo luận nhóm

Qua phân tích lý thuyết, nhóm tác giả quyết định chọn Mô hình mƣời yếu tố động viên của Foreman Facts (Viện quan hệ lao động New York, 1946) [19] để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân viên. Qua đó nhóm tác giả xây dựng một thang đo nháp đo lƣờng sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên, cũng nhƣ xem xét mức độ ảnh hƣởng của sự hài lòng đến lòng trung thành.

Để nội dung khảo sát phù hợp với tình hình thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành một cuộc thảo luận nhóm, với sự tham gia của 12 ngƣời, gồm Phó Giám đốc Hành chính – Nhân sự, các nhân viên đến từ các phòng ban trong một số DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Công ty Cổ phần Amata (Việt Nam), Công ty TNHH New Việt Nam, Công ty TNHH Young Poong Vina, Công ty Cổ phần nhựa Reliable (Việt Nam).

Nội dung cuộc thảo luận:

- Giới thiệu mục đích cuộc thảo luận.

- Sử dụng các câu hỏi mở và đƣa ra mô hình 10 yếu tố động viên của Foreman Facts để nhóm thảo luận cho ý kiến về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên.

- Đƣa ra thang đo nháp mà nhóm tác giả đã xây dựng dựa trên mô hình 10 yếu tố của Foreman Facts nhờ nhóm thảo luận điều chỉnh, bổ sung.

Kết quả thảo luận:

Sau quá trình trao đổi ý kiến, nhóm thảo luận đồng ý với mô hình các thành phần đo lƣờng sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mà nhóm tác giả đề xuất. Nhóm thảo luận cũng đề nghị hiệu chỉnh một số tên gọi các thành phần thang đo, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung thêm một số biến quan sát (Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ ảnh hƣởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)