7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
1.5.2.2 Đặc điểm của DN liên doanh
DN liên doanh đƣợc thành lập theo hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. DN liên doanh có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, đƣợc thành lập và hoạt động kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ [25].
Vốn pháp định của DN liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tƣ. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tƣ vào địa bàn khuyến khích đầu tƣ, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhƣng không dƣới 20% vốn đầu tƣ và phải đƣợc cơ quan cấp giấy phép đầu tƣ chấp thuận. Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nƣớc ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận, nhƣng không đƣợc thấp hơn 30% vốn pháp định của DN liên doanh; đồng thời tỷ lệ góp vốn cũng quyết định mức độ tham gia quản lý DN, tỷ lệ lợi nhuận đƣợc hƣởng cũng nhƣ rủi ro mỗi bên liên doanh phải gánh chịu [25].
Ưu và nhược điểm của loại hình DN liên doanh [25]:
Ưu điểm:
DN liên doanh là hình thức DN đem lại nhiều lợi thế cho các bên tham gia. Đối với nhà đầu tƣ Việt Nam, khi tham gia DN liên doanh, ngoài việc đƣợc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách, trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nƣớc ngoài, lợi thế đƣợc hƣởng là đƣợc đảm bảo khả năng thành công cao hơn, do môi trƣờng kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ, nếu không có bên Việt Nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, hình thức liên doanh cũng có sự bất lợi là sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.