Giải pháp cho yếu tố “Được đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện”

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ ảnh hƣởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Trang 74 - 76)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.1.2Giải pháp cho yếu tố “Được đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện”

quả chƣa đƣợc tốt, cấp trên cũng không nên bình luận về những quyết định và ý tƣởng của nhân viên một cách tiêu cực, vì điều này chỉ làm giảm sự tự tin của họ và ngăn cản họ chia sẻ ý kiến trong tƣơng lai với cấp trên. Cần tạo cho nhân viên những cơ hội ra quyết định trong công việc, và để họ rút kinh nghiệm thông qua những sai lầm của chính mình.

3.1.2 Giải pháp cho yếu tố “Được đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện” hiện”

“Được đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện” cũng là một yếu tố đáng

để các nhà lãnh đạo DN dịch vụ phải lƣu tâm khi hơn nửa số lƣợng nhân viên (thuộc nhóm DN dịch vụ) đƣợc khảo sát có mức độ đồng ý từ rất thấp đến trung lập/ không ý kiến đối với phát biểu “Kết quả công việc của anh chị được đánh giá hợp

lý và công bằng” (App3) và “Anh chị nhân được sự khen thưởng và khích lệ khi hoàn thành công việc” (App4).

Thực tế, việc công nhận các hành động, nỗ lực và kết quả làm việc của nhân viên là một cách thức quan trọng để động viên họ nâng cao hơn nữa chất lƣợng công việc. Khi những cố gắng của nhân viên đƣợc đền đáp đúng mức, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu suất làm việc sẽ cao hơn. Đây là một kết quả tuyệt vời cho cả ngƣời nhân viên và cả nhà lãnh đạo.

Nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

Cần có tiêu chí đánh giá các công việc rõ ràng:

Dù áp dụng phƣơng pháp đánh giá nào, cấp trên cũng nên có các tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng, tránh chung chung, dễ dẫn đến sự hiểu lầm cho nhân viên.

Tiêu chí đánh giá phải gắn liền với nhiệm vụ đƣợc giao và mục tiêu mà tổ chức mong muốn. Các tiêu chí nên đƣợc đƣa ra ngay từ đầu khi nhân viên đƣợc giao thực hiện công việc, để họ hiểu các yêu cầu và mong muốn của cấp trên.

Thƣờng xuyên quan tâm đến quá trình làm việc của nhân viên:

Trong thực tế thƣờng xuất hiện sự khác biệt giữa đánh giá của cấp trên về nhân viên so với sự tự đánh giá của nhân viên. Sự khác biệt này rất có thể gây ra sự bất mãn trong nhân viên, dễ dẫn đến việc họ rời bỏ DN với suy nghĩ “Cấp trên không hiểu tôi”. Vậy nên bên cạnh việc đề ra các tiêu chí đánh giá rõ ràng, ngƣời quản lý phải dành thời gian để theo dõi quá trình nhân viên làm việc để có những đánh giá đúng đắn, hợp lý.

Đối với các sai sót của nhân viên, cấp trên nên nhắc nhở ngay khi phát hiện để tránh những sai sót tƣơng tự tái diễn, tránh việc để dồn lại đến cuối kỳ mới nêu ra, nhƣ vậy vừa gây thiệt hại cho tổ chức, vừa khiến nhân viên “ngập” trong những nhận xét, chê trách vì những sự việc mà theo họ là đã qua lâu.

Đồng thời, cấp trên cũng cần có sự trung thực, thẳng thắn, công bằng trong việc đánh giá nhân viên và những công việc họ đã hoàn thành. Về mặt cá nhân, thực tế cấp trên có thể có thiện cảm với nhân viên này nhiều hơn nhân viên khác, nhƣng trong công việc, cần phải công bằng với tất cả nhân viên của mình.

Động viên, khích lệ, khen thƣởng nhân viên:

Qua quá trình theo dõi, cấp trên hiểu đƣợc những nỗ lực của nhân viên để hoàn thành mục tiêu đề ra. Có thể kết quả họ đạt đƣợc chỉ gần với mong đợi của cấp trên, nhƣng họ luôn phấn đấu để công việc sau có kết quả tốt hơn công việc trƣớc. Khi đó, sự động viên, khích lệ của cấp trên là rất cần thiết, bởi vì đối với tâm lý chung, khi quá trình phấn đấu kéo dài mà không có sự động viên kịp thời của cấp trên, nhân viên rất dễ nản lòng và không còn động lực để phấn đấu. Tuy nhiên, nhà quản lý cũng cần thể hiện cho nhân viên biết mức độ yêu cầu của công việc và cần nhấn mạnh rằng nếu tiếp tục nhƣ hiện tại sẽ không đƣợc đánh giá cao trong kỳ tiếp theo.

Hình thức khen thƣởng khá phổ biến hiện nay ở các DN vẫn là tiền mặt, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nhận định thì tùy vào thực tế, có thể sáng tạo hơn về việc khen thƣởng nhân viên, chẳng hạn nhƣ: tổ chức những buổi liên hoan, ăn uống nho nhỏ cho nhân viên trong phòng ban khi họ đạt đƣợc một thành tích trong công

tâm tƣ, nguyện vọng của họ và ghi nhận lại, để rồi sau đó khi họ đạt đƣợc thành tích tốt trong công việc thì ngƣời cấp trên có thể đáp ứng phần nào những nhu cầu đó; và không thiếu những cái bắt tay, những câu chúc mừng đúng lúc, khi nhân viên vừa đạt đƣợc thành tích tốt.

Ở một khía cạnh nào đó, khen thƣởng nhân viên đúng nhƣ câu nói “Của cho không bằng cách cho”, vậy nên trong cách thức DN khen thƣởng nhân viên, cần phải thể hiện sự trân trọng họ để họ vui lòng hơn.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ ảnh hƣởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Trang 74 - 76)