Giải pháp cho yếu tố “Mối quan hệ với cấp trên”

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ ảnh hƣởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Trang 82 - 85)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2.4 Giải pháp cho yếu tố “Mối quan hệ với cấp trên”

Một ngƣời lãnh đạo, một cấp trên giỏi phải tạo phải tạo đƣợc sự tin tƣởng và nể trọng của nhân viên cấp dƣới. Muốn vậy, cấp trên cần phải lắng nghe và thấu hiểu nhân viên của mình, cần tỏ ra mình là ngƣời có thể tin tƣởng, là chỗ dựa, bảo vệ nhân viên trƣớc ngƣời khác thông qua năng lực xử lý tình huống, kỹ năng thƣơng lƣợng, nhất quán trong hành động, bản lĩnh và có lòng quả cảm. Lãnh đạo cần phải hiểu rằng mối quan hệ với ngƣời lao động không chỉ là mối quan hệ cấp trên với cấp dƣới mà phải tạo điều kiện cho nhân viên phát triển nghề nghiệp, chuyên môn, bản sắc cá nhân, cảm xúc và trí tuệ. Do đó, nhất thiết phải hiểu rằng sự chu đáo, tận tình quan tâm đến cấp dƣới là điều cần thiết đối với việc lãnh đạo và phát triển một lực lƣợng lao động mạnh mẽ.

Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

Luôn thể hiện năng lực và trình độ chuyên môn:

Tất cả các cấp quản lý bao gồm: quản lý cấp cao, cấp trung, tổ trƣởng… đều cần trang bị kiến thức và những kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết, từ đó khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên cấp dƣới cùng hoàn thành mục tiêu chung.

Khuyến khích nhân viên sử dụng năng lực cá nhân:

Coi trọng những ngƣời có năng lực, khuyến khích, động viên và tạo cơ hội để họ tham gia đóng góp ý kiến, mạnh dạn đề xuất, cải tiến phƣơng thức làm việc.

Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, từ đó tạo động lực làm việc cho họ cũng nhƣ kích thích, động viên những ngƣời lao động khác trong công ty.

Quan tâm đến nhân viên nhƣ một cá nhân:

Thƣờng xuyên thông báo cho nhân viên nếu có những thay đổi liên quan trực tiếp đến họ nhƣ: những thay đổi về chính sách, thủ tục hay thay đổi về thông tin sản phẩm…

Bên cạnh trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, cấp trên cần có uy tín trong việc thu phục nhân viên; đồng thời, đồng cảm với nhân viên và nắm bắt tâm lý của họ.

Cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống của nhân viên, lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của họ, tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, dành thời gian để tìm hiểu một chút về gia đình và cuộc sống riêng tƣ của nhân viên.

Tổ chức hoạt động mang tính vui chơi, giải trí… tại công ty vào những dịp lễ, vào những ngày kỷ niệm..

3.2.5 Giải pháp cho yếu tố “Trao quyền”

Nhân viên có trình độ càng cao, nắm giữ những chức vụ quan trọng thì họ càng muốn nhận đƣợc sự tín nhiệm và tin cậy từ cấp trên. Điều đó chứng tỏ đƣợc năng lực cũng nhƣ những cống hiến của họ cho DN đã đƣợc ghi nhận. Từ đó, lòng trung thành của họ đối với DN sẽ tăng lên, họ sẽ toàn tâm, toàn ý tập trung vào công việc và nỗ lực đóng góp công sức của mình để xây dựng tổ chức.

Tạo dựng lòng tin vững chắc trong công việc:

Tạo môi trƣờng tin tƣởng lẫn nhau giữa cấp trên và nhân viên. Đặc biệt, cần xây dựng lòng tin vững chắc đối với những nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, thâm niên… vì đây là nguồn nhân lực quan trọng góp phần vào sự thành công của DN.

Cấp trên cần nhìn nhận, tôn trọng nhân viên, thể hiện thông qua việc cấp trên cho nhân viên quyền ra quyết định, phân công công việc cho họ một cách rõ ràng, để họ chủ động thực hiện, tạo cơ hội cho họ nghiên cứu, học hỏi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm… thúc đẩy sự phát triển của DN.

Tạo động lực kích thích sự sáng tạo và cho nhân viên cơ hội tự thể hiện mình:

Tổ chức các lớp nghiệp vụ cần thiết cho chuyên môn của nhân viên.

Hiểu rõ các đặc điểm và yêu cầu của công việc; đồng thời, dựa trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên để giao phó cho những nhân viên có đủ khả năng hoàn thành tốt công việc đó.

Giao cho nhân viên các dự án và nhiệm vụ đầy tính thách thức, cho họ cơ hội làm việc với một dự án hay nhiệm vụ mới giúp bồi đắp thêm các kỹ năng của họ và mang tới cho họ cơ hội để tỏa sáng.

Tin tƣởng tuyệt đối và chấp nhận rủi ro:

Cấp trên phải nhận thức đƣợc rằng một khi đã ủy quyền cho nhân viên tự thực hiện công việc thì bản thân mình phải chấp nhận những biến cố ngoài ý muốn, kết quả nhận đƣợc có thể sẽ không nhƣ mong đợi; mặc dù vậy vẫn phải chấp nhận nó và sửa chữa những sai phạm đã xảy ra vì trong thực tế công việc không thể hoàn thành một cách hoàn hảo nếu chúng ta chỉ làm nó một mình.

3.2.6 Giải pháp cho yếu tố “Sự thông cảm các vấn đề cá nhân”

Trong cuộc sống, bất kể ngƣời nào cũng có lúc gặp phải những khó khăn cá nhân. Khi đó, nếu đƣợc thông cảm, sẻ chia và giúp đỡ thì họ sẽ có động lực để giải quyết những khó khăn đó nhanh chóng hơn. Đặc biệt trong DN sản xuất, các nhà

lãnh đạo nên dành sự quan tâm đến tầng lớp công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, họ chính là những ngƣời chịu nhiều vất vả nhất, cấp trên nên có những giải pháp thể hiện sự quan tâm, động viên và giúp đỡ họ, tránh để những bất mãn trong họ tích tụ và xảy ra tranh cãi, đình công, gây thiệt hại cho cả hai bên.

Nhóm tác giả xin đƣợc đề xuất những giải pháp cho yếu tố này tƣơng tự nhƣ những giải pháp đề ra cho loại hình DN dịch vụ, đồng thời bổ sung thêm giải pháp để thể hiện sự quan tâm đến giai cấp công nhân: Cấp trên trực tiếp nên cập nhật thƣờng xuyên những vấn đề khó khăn của công nhân, hàng tháng, hàng kỳ có thể giúp đỡ họ bằng những phần quà nhỏ nhƣ gạo, mắm muối hoặc một ít tiền, với kinh phí trích từ các Quỹ từ thiện của công ty hoặc việc thăm hỏi, động viên họ…

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ ảnh hƣởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)