Lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp với thị trường mục tiêu:

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 31 - 33)

Để đáp ứng nhu cầu của thị trừơng mục tiêu các NHTM có thể sử dụng một trong các chiến lược sau:

Chiến lược không phân biệt:

Là loại chiến lược bỏ qua tất cả các điểm khác biệt trên thị trường mục tiêu, không chú trọng đến nhu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng. Chiến lược này tập trung chủ yếu vào việc thiết kế một danh mục dịch vụ và một chương trình marketing nhằm thu hút nhiều khách hàng nhất.

Mục tiêu của loại chiến lược này là phục vụ toàn bộ thị trường với mong muốn số lượng sử dụng dịch vụ Ngân hàng cao sẽ đạt được lợi nhuận cao. Cơ sở lựa

chọn là đơn giản, chi phí đỡ tốn kém, gia tăng doanh số hoạt động nhưng hiệu quả của chiến lược này không cao.

Chiến lược phân biệt:

Là loại chiến lược mà Ngân hàng tham gia vào nhiều đoạn thị trường và phụ thuộc vào từng thị trường mà có các chiến lược marketing riêng biệt. Chiến lược này có ưu điểm là đáp ứng kịp thời, phù hợp với nhu cầu đa dạng của từng đoạn thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, do vậy gia tăng doanh số và uy tín của Ngân hàng.

Chính vì thế mà ngày nay có nhiều Ngân hàng sử dụng chiến lược này. Tuy nhiên, nhược điểm của chi phí này là gia tăng chi phí hoạt động marketing. Vì vậy, khi áp dụng chiến lược này các Ngân hàng thường cân đối giữa khả năng của Ngân hàng, số lượng đoạn thị trường và qui mô của từng đoạn.

Chiến lược tập trung:

Là loại chiến lược chỉ nhằm vào một khúc thị trường mục tiêu duy nhât trên cơ sở thiết kế dịch vụ và xây dựng một chương trình marketing thích hợp riêng biệt đối với khúc thị trường mục tiêu lựa chọn.

Kết quả đạt được của chiến lược này thường có tỷ suất cao hơn so với chi phí bỏ ra. Vì Ngân hàng có điều kiện chăm lo kĩ hơn nhu cầu trên khúc thị trường mục tiêu. Các NHTM nhỏ, vừa thích hợp với chiến lược này và nên lựa chọn cùng lúc vài thị trường để hạn chế rủi ro thay vì một thị trường duy nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, phân tích vai trò của dịch vụ Ngân hàng đối với nền kinh tế cũng như phân tích tính tất yếu phải đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Á trong chương 2, kế đó là đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Á trong chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Đại Á Ngân hàng 2.1.1 Lịch sử ra đời của Đại Á Ngân hàng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)