Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Đạ iÁ Ngân hàng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 33)

- Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á - Tên tiếng Anh: Dai A Commercial Joint Stock Bank - Viết tắt: DaiABank

- Vốn điều lệ: 3.100.000.000 đồng

- Trụ sở chính: 56-58 Đường CMT8 - TP Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (061) 846 085 - Fax: (061) 842 926

- Email: info@daiabank.com.vn - Website: www.daiabank.com.vn

Ngân hàng TMCP Đại Á được thành lập vào ngày 30/07/1993 trên cơ sở các cổ đông tự nguyện góp vốn, được hoạt động theo giấy phép số 0036/NHCP của Thống đốc NHNN cấp ngày 23/06/1993, ban hành kèm theo quyết định số 119/QĐ- NH5 ngày 23/06/1993 của Thống đốc Ngân hàng.

Là Ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại tỉnh Đồng Nai. Vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Năm 2001 sát nhập Quỹ tín dụng Quang Vinh vào Đại Á Ngân hàng, tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ đồng.

Năm 2003 tăng vốn điều lệ 16 tỷ đồng, với mạng lưới hoạt động 01 hội sở chính, 04 chi nhánh tại Biên Hòa và Thị xã Long Khánh.

Năm 2003 tăng vốn điều lệ 25 tỷ đồng, thuộc sở hữu của 70 cổ đông trong đó có 02 cổ đông pháp nhân là Ngân hàng Đầu tư phát triển Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai và Công ty Tín Nghĩa.

Năm 2004, tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ đồng với số cổ đông sở hữu vốn là 73. Ngày 31/12/2006 tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng với mạng lưới hoạt động gồm hội sở chính, 05 chi nhánh và 01 phòng giao dịch. Năm 2007 Đại Á Ngân hàng thực hiện thành công công tác chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức được

Ngân hàng Nhà nước cho chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị tại Quyết định số 2402/QĐ – NHNN ngày 10/11/2007.

Ngày 26/02/2008 Sở Giao dịch I TP.HCM là đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên được cấp phép hoạt động sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn thành Ngân hàng TMCP đô thị.

Ngày 19/4/2008 , thẻ ATM chìa khoá đa năng chính thức được phát hành. Ngày 2/10/2008 khai trương chi nhánh Hà Nội.

Quý 1 năm 2009, Đại Á Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Ngày 23/12/2010, Đại Á Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ đồng. Ngày 18/7/2011 khai trương chi nhánh Hàng Xanh.

Ngày 16/9/29011 khai trương chi nhánh Hải Phòng.

Tính đến nay toàn hệ thống Đại Á Ngân hàng có 58 điểm giao dịch hoạt động khắp các tỉnh trong cả nước, trong đó có 12 Chi nhánh và 46 phòng giao dịch.

2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Á

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng bao gồm tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị theo điều lệ Daiabank ít nhất 03 thành viên và nhiều nhất là 09 thành viến. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm và có thể được bầu lại. Hiện nay, Hội đồng quản trị gồm 07 thành viên. Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 thống nhất bổ sung số lượng thành viên Hội đồng quản trị là 02 thành viên, đã bầu ông Roca Jeanpaul Pierre làm thành viên HĐQT độc lập Daiabank nhiệm kỳ 2006-2010.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng. Hiện nay, Ban kiểm soát gồm 05 thành viên.

Hội đồng chính sách, nhân sự và phúc lợi: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy sức mạnh cao nhất của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.

Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư, quyết định đầu tư hoặc đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo thẩm quyền.

Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.

Hội đồng quản lý tài sản và quản lý rủi ro: quản lý các khoản mục trên bảng cân đối kế toán nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và ngày càng đạt hiệu quả cao, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo quy chế xét miễn giảm lãi.

Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Nhiệm kỳ của

Tổng giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó Tổng giám đốc.

Các bộ phận nghiệp vụ: trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại quy chế tổ chức điều hành, Daiabank có 07 khối và 18 phòng ban nghiệp vụ/trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Mỗi khối và phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên một bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống Ngân hàng.

Các Chi nhánh và phòng giao dịch: Daiabank có địa bàn hoạt động ở một số tỉnh thành lớn trong nước với trụ sở chính đặt tại Đồng Nai và 10 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại TP HCM, Hà, Nội, Hải phòng, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Các Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc phù hợp với điều lệ và quy định của Pháp luật. Mỗi Chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới Chi nhánh là các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm hoặc điểm giao dịch, máy ATM. Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh. Quỹ tiết kiệm chỉ được phép nhận tiền gửi và thực hiện một số dịch vụ theo ủy quyền cuả Giám đốc Chi nhánh.

2.2 Những giai đọan phát triển của Đại Á Ngân hàng 2.2.1 Giai đoạn 1993-2001: 2.2.1 Giai đoạn 1993-2001:

Khởi đầu với vốn điều lệ 1 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động tập trung chủ yếu trong tỉnh Đồng Nai, với hướng kinh doanh chủ yếu là tài trợ vốn cho các hộ dân (sản xuất, thương mại, dịch vụ, thương nghiệp) Daiabank nhận thấy cần phải tăng thêm sức mạnh, hướng tới mục tiêu ngày càng hoàn thiện hơn, năm 2001, Quỹ tín dụng nhân Quang Vinh sáp nhập vào Daiabank, tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ đồng.

2.2.2 Giai đoạn 2001-2002

Mạng lưới hoạt động gồm 01 Hội sở chính, 04 Chi nhánh tại TP Biên Hoà và thị xã Long Khánh, vốn điều lệ tăng từ 8 tỷ đồng lên 16 tỷ đồng.

2.2.3 Giai đoạn 2002-2003

Giai đoạn này Ngân hàng phát triển lên một tầm cao mới với sự đóng góp vốn của 02 cổ đông chiến lược là: Ngân hàng Đầu tư phát triển Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai và Công ty Tín Nghĩa. Vốn điều lệ tăng lên 25 tỷ đồng.

2.2.4 Giai đoạn 2003-2004

Thực sự thu hút được nhiều sự tín nhiệm từ các tổ chức, cũng như các đơn vị cá nhân thể hiện rõ qua việc tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ đồng qua đợt huy động vốn từ các cổ đông.

2.2.5 Giai đoạn 2004-2006

Đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Daiabank, vốn điều lệ tăng gần 12 lần. Ngày 31/12/2006 tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng với mạng lưới hoạt động gồm hội sở chính, 05 chi nhánh và 01 phòng giao dịch.

2.2.6 Giai đoạn 2006-2007

Năm 2007 Đại Á Ngân hàng thực hiện thành công công tác chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị tại Quyết định số 2402/QĐ – NHNN ngày 10/11/2007.

Triển khai phần mềm lõi Ngân hàng (core bankink) Smartbank bước đầu hiện đại hoá công nghệ thông tin.

2.2.7 Giai đoạn 2007 đến nay:

Sau khi Đại Á Ngân hàng thực hiện thành công công tác chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị ngày 10/11/2007.

Ngày 26/02/2008 Sở Giao dịch I TP.HCM là đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên được cấp phép hoạt động.

Hoạt động cho vay và huy động tại thời điểm này phát triển vô cùng mạnh mẽ tạo tiển đề cho sự phát triển lớn mạnh của Đại Á Ngân hàng, ngày 19/4/2008 thẻ ATM chìa khoá đa năng chính thức được phát hành.

Daiabank gia nhập liên minh thẻ VNBC

Triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Ngày 30/03/2009 Daiabank tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Ngày 23/12/2010 Daiabank tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ đồng.

2.3 Tình hình hoạt động của Đại Á Ngân hàng 2.3.1 Các sản phẩm chủ yếu của Daiabank 2.3.1 Các sản phẩm chủ yếu của Daiabank

- Sản phẩm tín dụng: Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của Daiabank gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà trả bằng lương, bằng thu nhập, mua sắm vật dụng gia đình..); Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh chứng khóan; Cho vay du học; Cho vay đi lao động nước ngoài; Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua sắm tài sản cố định, đầu tư dự án…

- Sản phẩm huy động vốn gồm: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm (Tiền gửi tiết kiệm siêu linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm bậc thang); Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Tài khỏan tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi của Ngân hàng khác.

- Sản phẩm bảo lãnh trong nước bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành công trình, thiết bị; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh khác.

- Sản phẩm thanh toán quốc tế: Mở L/C; Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm thu; Nhờ thu; Chuyển tiền; Chiết khấu bộ chứng từ.

- Sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ chi trả Western Union; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ thu, chi hộ; Dịch vụ trả lương qua thẻ; Dịch vụ chuyển tiền trong nước; Dịch vụ séc; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ tài khoản; Dịch vụ mua bán ngoại tệ.

2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 2.3.2.1 Huy động vốn: 2.3.2.1 Huy động vốn:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động Daiabank

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền vay từ NHNN 33.518 0.44%

Tiền gửi và tiền vay từ

các TCTD trong nước 103.590 5.27% 618.927 10.39% 916.017 11.9%

Vốn nhận từ Chính phủ. các tổ chức quốc tế và tổ chức khác

58.175 2.96% 73.528 1.23% 70.243 0.91%

Tiền gửi của khách hàng 1.802.174 91.77% 4.766.310 79.99% 4.580.303 59.48%

Phát hành giấy tờ có giá 500.000 8.39% 2.100.000 27.27%

Tổng vốn huy động 1.963.939 100% 5.958.765 100% 7.700.081 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Năm 2009 mặc dù lãi suất tỷ giá ít biến động do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và NHNN, điều này đã tác động không thuận lợi cho công tác huy động vốn. Mặc dù những tháng đầu năm 2010 tình hình đã đi vào ổn định nhưng tác động từ năm trước vẫn gây ra không ít những khó khăn đối với ngành Ngân hàng nói chung, trong đó không ngoại trừ Daiabank. Để thích ứng với thị trường, Ngân hàng đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với từng giai đoạn.

Năm 2009 vốn huy động từ các tổ chức va dân cư đạt 4.766.310 tỷ đồng, tăng 164,48% (tương đương 2.964.136 tỷ đồng) so với cuối năm 2008, đạt 98% kế hoạch năm.

Năm 2010 tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 4.580.303 triệu đồng giảm so với đầu năm chủ yếu giảm vốn huy động từ dân cư.

2.3.2.2 Hoạt động tín dụng:

Bảng 2.2: Tổng dư nợ của Daiabank

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tống dư nợ tín dụng 1.842.151 4.249.434 5.833.479

Doanh nghiệp 884.232 1.912.245 2.333.392

Cá Nhân 957.919 2.337.189 3.500.087

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý hồ sơ nhanh, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh Daiabank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Hoạt động tín dụng của Daiabank luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Các sản phẩm của Daiabank đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo phương án kinh doanh, cho vay theo dự án đầu tư cho vay hợp vốn, cho vay ủy thác, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán…

Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng một mặt chủ động hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán…để đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng cao, ổn định.

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2009 là 4.249.434 tỷ đồng, tăng 130,68% (tương đương tăng 2.407.283 tỷ đồng) so với năm 2008, đạt 94% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 60,04% trên tổng tài sản có và 89,15% trên tổng vốn huy động.

Đến 31/12/2010. dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt 5.833.479 tỷ đồng bằng 137.27% so với đầu năm. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và hạn chế cho vay hỗ trợ lãi suất đảm bảo an toàn thanh toán.

Theo ngành nghề:

Bảng 2.3: Cho vay theo ngành nghề của Daiabank

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Thương nghiệp 925.362 50% 2.346.593 55% 2.534.597 43.45% Hoạt động phục vụ cá nhân 414.640 23% 885.471 21% 1.497.579 25.67%

Công nghiệp chế biến 195.875 11% 328.971 8% 901.234 15.45%

Vận tải, kho bãi 111.106 6% 239.546 6% 149.488 2.56%

Hoạt động tài chính 34.159 2% 208.863 5% 57.413 0.98%

Nông lâm nghiệp 67.154 4% 124.148 3% 150.091 2.57%

Hoạt động phục vụ gia đình 42.782 2% 41.231 1% 19.761 0.34% Xây dựng 33.679 2% 37.841 1% 483.035 8.28% Khách sạn nhà hàng 12.159 - 27.063 - 27.914 0.48% Thủy sản 5.235 - 9.707 - 12.367 0.21% Tổng cộng 1.842.151 100% 4.249.434 100% 5.833.479 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay thương mại, dịch vụ cá nhân và công cộng, sản suất và gia công chế biến. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh và ổn định của ba ngành này là do chính sách tín dụng linh hoạt, đơn giản, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách lãi suất hợp lý của Daiabank.

Theo khu vực:

Bảng 2.4: Cho vay theo khu vực của Daiabank

Đvt: Triệu đồng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 33)