Phân tích Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

Tình hình kinh doanh không chỉ chịu tác động bởi các yếu tố nội tại mà còn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố môi trường bên ngoài như: kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, công nghệ, pháp lý…được thể hiện qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.

Bảng 2.14 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Daiabank

(Nguồn: Tác giả + ý kiến chuyên gia) Qua bảng đánh giá các yếu tố moi trường, tổng số điểm quan trọng là 3.14 cho thấy các chiến lược của Daiabank tận dụng khá hiệu quả các cơ hội hiện có và hạn chế khá tốt các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài.

Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng

Tiềm năng của thị trường lớn 0.06 4 0.24

An Ninh chính trị nền kinh tế Việt Nam ổn

định 0.10 4 0.4

Pháp luật chủ trương và định hướng của nhà

nước về ngành Ngân hàng 0.08 4 0.32

Hợp tác quốc tế mở ra cơ hội cho ngành Ngân

hàng 0.10 3 0.3

Thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ, các cam kết WTO sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành Ngân hàng

0.13 3 0.39

Khoa học công nghệ thông tin tốc độ phát triển

nhanh chóng 0.11 3 0.33

Cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng 0.11 3 0.33

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán

phổ biến 0.10 2 0.2

Phát triển nhanh và mạnh mẽ của các thị

trường 0.10 3 0.3

Có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông

thôn về mức sống, thu nhập, chi tiêu 0.11 3 0.33

Qua ma trận với mức độ phân loại là 4, cho thấy Daiabank tận dụng các cơ hội về tiềm năng thị trường, an ninh chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Vận dụng tốt pháp luật, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Nhà nước về ngành Ngân hàng

Với mức độ phân loại là 3 cho thấy Daiabank có bước chuẩn bị khá tốt trước khi nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, nền kinh tế tiền mặt vẫn còn là thách thức lớn cho Daiabank nói riêng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung.

2.11 Kết quả hoạt động kinh doanh của Đại Á Ngân hàng: 2.11.1 Kết quả đạt được:

Trong điều kiện Đồng Nai đang có nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh kinh tế như hiện nay; các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, theo đó các sản phẩm dịch vụ của Đại Á Ngân hàng cũng vì thế dần được cải tiến và đa dạng hoá nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu thực tế nền kinh tế của tỉnh; các loại hình dịch vụ Ngân hàng đều tăng trưởng mạnh qua các năm, mặc dù trước mắt tỷ trọng nguồn thu từ các loại hình dịch vụ chưa cao nhưng đó là nguồn thu bền vững cho Đại Á Ngân hàng nếu Đại Á Ngân hàng phát triển chiến lược dịch vụ Ngân hàng bán lẻ một cách khoa học.

Điều này không những mang lại nguồn thu bền vững cho Đại Á Ngân hàng mà còn góp phần khai thác nguồn lực của nền kinh tế tỉnh nhà một cách hiệu quả và góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Chiến lược phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại tỉnh Đồng Nai đã đưa công nghệ vào cuộc sống, giúp cho người dân thích nghi dần với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng có ứng dụng công nghệ cao.

Trong những năm qua, thực hiện theo định hướng phát triển của ngành, Đại Á Ngân hàng đã quan tâm đến công tác khai thác hiệu quả thị trường dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Đồng Nai. Với nhiều hình thức quảng bá về sản phẩm dịch vụ mới, chính sách chăm sóc khách hàng lớn và khách hàng thân thiện bằng

nhiều hình thức khuyến mãi, tặng quà nhân ngày sinh nhật...Đại Á Ngân hàng đã quan tâm đến hoạt động Marketing của đơn vị tuy nhiên công tác Marketing của đơn vị chưa thể hiện tính chuyên nghiệp và bài bản.

Việc áp dụng công nghệ hiện đại hoá Ngân hàng vào hoạt động kinh doanh Ngân hàng đã giúp Đại Á Ngân hàng hoàn thiện hơn trong công tác giao dịch với khách hàng và quản lý dịch vụ, tạo sự thuận lợi và lòng tin nơi khách hàng. Đối với công tác quản lý tài chính, hàng năm Đại Á Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu để đảm bảo tình hình tài chính của đơn vị. Công tác quản lý nguồn nhân lực cũng được Đại Á Ngân hàng thật sự chú trọng, với đội ngũ cán bộ làm công tác Ngân hàng trẻ và có trình độ chuyên môn về ngành đã tạo thuận lợi cho việc cập nhật và triển khai chiến lược dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Đại Á Ngân hàng. Với quyết tâm trong việc thực hiện chiến lược dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đã mang lại cho Đại Á Ngân hàng những kết quả đáng kể trong những năm qua.

Trong bối cảnh các Ngân hàng thương mại cạnh tranh trên địa bàn toàn tỉnh, việc duy trì tăng trưởng được nguồn vốn huy động liên tục vượt bậc qua các năm chứng tỏ được sự nổ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ Đại Á Ngân hàng trong công tác tiếp thị, tuyên truyền để thu hút khách hàng.

Tình hình dư nợ tín dụng cuối năm 2010 tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân, hộ sản xuất; điều này đã thể hiện khả năng cung ứng vốn của Đại Á trong năm đồng thời đã thể hiện được xu hướng tín dụng cũng đã chuyển dần sang đối tượng khách hàng là cá nhân. Tuy nhiên do mạng lưới hoạt động còn hạn chế về số lượng phòng giao dịch đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của khách hàng ở các vùng xa khu vực trung tâm.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 60 - 63)