Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 39)

2.3.2.1 Huy động vốn:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động Daiabank

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền vay từ NHNN 33.518 0.44%

Tiền gửi và tiền vay từ

các TCTD trong nước 103.590 5.27% 618.927 10.39% 916.017 11.9%

Vốn nhận từ Chính phủ. các tổ chức quốc tế và tổ chức khác

58.175 2.96% 73.528 1.23% 70.243 0.91%

Tiền gửi của khách hàng 1.802.174 91.77% 4.766.310 79.99% 4.580.303 59.48%

Phát hành giấy tờ có giá 500.000 8.39% 2.100.000 27.27%

Tổng vốn huy động 1.963.939 100% 5.958.765 100% 7.700.081 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Năm 2009 mặc dù lãi suất tỷ giá ít biến động do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và NHNN, điều này đã tác động không thuận lợi cho công tác huy động vốn. Mặc dù những tháng đầu năm 2010 tình hình đã đi vào ổn định nhưng tác động từ năm trước vẫn gây ra không ít những khó khăn đối với ngành Ngân hàng nói chung, trong đó không ngoại trừ Daiabank. Để thích ứng với thị trường, Ngân hàng đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với từng giai đoạn.

Năm 2009 vốn huy động từ các tổ chức va dân cư đạt 4.766.310 tỷ đồng, tăng 164,48% (tương đương 2.964.136 tỷ đồng) so với cuối năm 2008, đạt 98% kế hoạch năm.

Năm 2010 tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 4.580.303 triệu đồng giảm so với đầu năm chủ yếu giảm vốn huy động từ dân cư.

2.3.2.2 Hoạt động tín dụng:

Bảng 2.2: Tổng dư nợ của Daiabank

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tống dư nợ tín dụng 1.842.151 4.249.434 5.833.479

Doanh nghiệp 884.232 1.912.245 2.333.392

Cá Nhân 957.919 2.337.189 3.500.087

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý hồ sơ nhanh, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh Daiabank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Hoạt động tín dụng của Daiabank luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Các sản phẩm của Daiabank đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo phương án kinh doanh, cho vay theo dự án đầu tư cho vay hợp vốn, cho vay ủy thác, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán…

Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng một mặt chủ động hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán…để đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng cao, ổn định.

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2009 là 4.249.434 tỷ đồng, tăng 130,68% (tương đương tăng 2.407.283 tỷ đồng) so với năm 2008, đạt 94% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 60,04% trên tổng tài sản có và 89,15% trên tổng vốn huy động.

Đến 31/12/2010. dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt 5.833.479 tỷ đồng bằng 137.27% so với đầu năm. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và hạn chế cho vay hỗ trợ lãi suất đảm bảo an toàn thanh toán.

Theo ngành nghề:

Bảng 2.3: Cho vay theo ngành nghề của Daiabank

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Thương nghiệp 925.362 50% 2.346.593 55% 2.534.597 43.45% Hoạt động phục vụ cá nhân 414.640 23% 885.471 21% 1.497.579 25.67%

Công nghiệp chế biến 195.875 11% 328.971 8% 901.234 15.45%

Vận tải, kho bãi 111.106 6% 239.546 6% 149.488 2.56%

Hoạt động tài chính 34.159 2% 208.863 5% 57.413 0.98%

Nông lâm nghiệp 67.154 4% 124.148 3% 150.091 2.57%

Hoạt động phục vụ gia đình 42.782 2% 41.231 1% 19.761 0.34% Xây dựng 33.679 2% 37.841 1% 483.035 8.28% Khách sạn nhà hàng 12.159 - 27.063 - 27.914 0.48% Thủy sản 5.235 - 9.707 - 12.367 0.21% Tổng cộng 1.842.151 100% 4.249.434 100% 5.833.479 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay thương mại, dịch vụ cá nhân và công cộng, sản suất và gia công chế biến. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh và ổn định của ba ngành này là do chính sách tín dụng linh hoạt, đơn giản, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách lãi suất hợp lý của Daiabank.

Theo khu vực:

Bảng 2.4: Cho vay theo khu vực của Daiabank

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Cơ cấu dư nợ cho vay theo khu vực đã phản ánh đúng tiềm năng kinh tế của từng địa bàn trong cả nước và đặc thù của Daiabank.

Mặc dù TP Hồ Chí Minh giữ vai trò là trung tâm kinh tế của cả nước, nhưng Đồng Nai vẫn là địa phương chiếm tỷ trọng tín dụng cao nhất trong cơ cấu dư nợ cho vay theo dư nợ của Daiabank theo theo khu vực và địa lý. Cơ cấu cho vay theo địa bàn đang có sự chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng cho vay của các thành phố lớn trong cả nước trên cơ sở tận dụng và phát huy hơn nữa lợi thế kinh tế xã hội riêng có của từng địa bàn.

Khoản mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Đồng Nai 1.501.296 81.5% 2.504.199 58.9% 2.991.061 51.27% TP Hồ chí Minh 246.894 13.4% 974.841 23% 1.500.013 25.71% Hà Nội 24.060 1.3% 502.085 11.8% 993.907 17.04% Bình Dương 69.901 3.8% 268.309 6.3% 242.347 4.15% Vũng Tàu 106.151 1.82% Tổng cộng 1.842.151 100% 4.249.434 100% 5.833.479 100%

Theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.5: Cho vay theo thành phần kinh tế của Daiabank

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Đóng góp đáng kể trong tổng dư nợ cho vay là từ khách hàng cá nhân, hộ gia đình, đang tập trung lợi thế khai thác khách hàng khu vực doanh nghiệp. Trước ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hình lạm phát của Việt Nam tăng cao, các doanh nghiệp rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh do khó tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng, Daiabank đã đưa ra chương trình tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Daiabank còn tăng cường hỗ trợ tư vấn dịch vụ giúp cho khách hàng giảm thiểu rủi ro và yên tâm trong tác nghiệp của mình. Dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân tại Daiabank cuối năm 2010 đã đạt 2.818.700 tỷ đồng tăng 29,4% so với năm 2009 (tương đương 640.947 tỷ đồng).

Trong suốt thời gian hoạt động Daiabank thực hiện công tác quản trị rủi ro khá tốt, đảm bảo chất lượng và an toàn tài sản trong trạng thái tốt.

Daiabank thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, các khoản tín dụng mới đảm bảo an toàn, đa dạng và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế

Khoản mục

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Công ty TNHH 281.858 15% 963.944 23% 1.353.368 23.20% Công ty CP khác 87.213 5% 541.775 13% 1.180.626 20.24% DNTN 261.083 14% 448.006 10% 389.533 6.68% Cty TNHH nhà nước 124.500 7% 117.294 3% 87.413 1.50% Kinh tế tập thể 1.033 - 662 - 3.839 0.07% Kinh tế cá thể 1.086.464 59% 2.177.753 51% 2.818.700 48.32% Tổng cộng 1.842.151 100% 4.249.434 100% 5.833.479 100%

từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, theo sát diễn biến thị trường. Các khoản nợ khó đòi lại cũng đã có giải pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn hợp lý, hiệu quả, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp.

Phân loại nợ và rủi ro lãi suất:

Việc phân loại các khoản nợ ở Daiabank tuân thủ theo quy định của NHNN, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 2.6: Bảng phân loại nợ của Daiabank

Đvt: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ đủ tiêu chuẩn 1.831.468 4.230.333 5.779.675

Nợ cần chú ý 2.034 13.374 15.124

Nợ dưới tiêu chuẩn 5.956 1.409 8.218

Nợ nghi ngờ 2.599 1.484 7.159

Nợ có khả năng mất vốn 94 2.834 23.303

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Việc tăng trưởng tín dụng nhanh là nguyên nhân nợ quá hạn tăng cao, năm 2010 nợ quá hạn tăng lên khá cao, đặc biệt nhóm nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 23 tỷ đồng, tăng hơn 8 lần so với năm 2009.

Ngoài rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng rủi ro lãi suất cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất đầu ra do biến động của thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận Ngân hàng.

2.3.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tê, vàng: Hoạt động kinh doanh ngoại tê: Hoạt động kinh doanh ngoại tê:

Bảng 2.7: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Daiabank

Khoản mục Năm 2009 Năm 2010

Doanh số (tỷ USD) 0.097 0.126

Thu nhập (tỷ đồng) 20.7 18.9

Trong năm qua, Daiabank tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ liên tục tăng trưởng từ khi triển khai đến nay.

Năm 2009 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 97.000.000 USD. Kết quả thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đạt 20.7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập.

Trong năm 2010 doanh số của hoạt động này đạt 126.000.000 USD và thu nhập đạt 18.9 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh vàng:

Daiabank bắt đầu triển khai kinh doanh vàng từ tháng 10/2009, trong 02 tháng kinh doanh đã huy động 15.601 chỉ vàng góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đóng góp vào sự tăng trưởng huy động của Ngân hàng. Đến năm 2010 huy động được 32.038 chỉ vàng.

Hoạt động kinh doanh vàng chủ yếu là huy động, chưa triển khai hoạt động cho vay vàng. Số vay huy động được tập trung gửi tại các tổ chức tín dụng nhằm cân bằng thu nhập và chi phí, không phát sinh lỗ trong hoạt động kinh doanh vàng.

2.3.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế

Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Đại Á Ngân hàng đã tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế từ tháng 6/2009. Tính đến cuối năm 2010, doanh số của hoạt động này đạt 32.000.000 USD và thu nhập đạt trên 1 tỷ đồng.

2.3.2.5 Hoạt động Ngân hàng đại lý, kiều hối:

Đã triển khai hoạt động Ngân hàng đại lý, kiều hối ngay từ giai đoạn đầu thành lập và đi vào hoạt động, đến nay thật sự ổn định. Thu nhập hàng năm từ hoạt động này là 597 triệu đồng.

2.3.2.6 Hoạt động thẻ:

Năm 2008 đánh dấu sự ra đời của sản phẩm thẻ tín dụng ATM góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm. Với các tiện ích gia tăng qua thẻ đã phục vụ tốt hơn cho các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng làm tăng hoạt động và cho vay của Daiabank.

Số lượng thẻ phát hành đến cuối năm 2009 là 30.035 thẻ, tăng 97% so với cuối năm 2008, doanh số thanh toán thẻ trong năm 2009 đạt 160 tỷ đồng, năm 2010 tăng thêm 10.439 thẻ, nâng tổng số thẻ lên 40.474 thẻ

2.4 Đánh giá ưu, nhược điểm của Đại Á Ngân hàng 2.4.1 Tình hình tài chính:

Bảng 2.8: Tình hình tài chính của Daibank

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Quy mô vốn - Vốn điều lệ 500.000 1.000.000 3.100.000 - Tổng tài sản có 3.090.192 7.077.701 11.160.000 - Tỷ lệ an toàn vốn 48,68 31,84 31,13 2. Kết quả HĐKD - Doanh số huy động 1.802.174 4.766.310 4.580.303 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh số cho vay 1.842.151 4.249.434 5.833.479

- Nợ quá hạn 10.589 16.267 30.501

- Nợ khó đòi 94 2.834 23.303

3. Hệ số sử dụng vốn

- Tỷ lệ NQH bảo lãnh/tổng số dư bảo lãnh

0 0 0

- Tỷ lệ NQH/tổng dư nợ 0,58% 0,38% 0,52%

- Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ 0,005% 0,067% 0,399%

4. Khả năng thanh khoản

- Khả năng thanh toán ngay 8,41(lần) 5,88 (lần) 5,39 (lần)

- Khả năng thanh toán chung 3,09 (lần) 2,98 (lần) 2,86 (lần)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của Daiabank) Quy mô tài sản tăng trưởng nhanh, với tốc độ tăng trưởng khá cao. Nếu như năm 2008, tổng tài sản chỉ có 3.090.192 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 7.077.701 triệu đồng, tỷ lệ tăng 129%, năm 2010 tuy tình hình huy động và cho vay có sự

cạnh tranh gay gắt nhưng Đại Á Ngân hàng đã phát triển tốt, quy mô tổng tài sản được 11.160.000 triệu đồng.

Quy mô tài sản tăng cao nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn hoạt động ở mức khá cao so với tỷ lệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước (9%). Năm 2008, tỷ lệ an toàn vốn là 48,68%, năm 2009 là 31,84%, năm 2010 là 31,13%.

Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của tổng tài sản, doanh số tiền gửi và doanh số cho vay đã đạt tốc độ tăng tương ứng. Nổi bật nhất, tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản cao nhưng Đại Á Ngân hàng luôn kiểm soát được chất lượng tăng trưởng, thể hiện qua chỉ tiêu nợ quá hạn năm 2008 là 0,58%, năm 2009 là 0,38%, năm 2010 là 0,52%; chỉ tiêu nợ khó đòi năm 2008 là 0,005%, năm 2009 là 0,067%, năm 2010 là 0,399% trong mức quy định Ngân hàng nhà nước quy định và thấp hơn so với tỷ lệ bình quân thực hiện của ngành.

Khả năng thanh toán luôn được điều hành và kiểm soát ở tình trạng an toàn cao. Khả năng thanh toán ngay cao hơn nhiều lần so với mức quy định chung của ngành. Năm 2008 là 8,41 lần, năm 2009 là 5,88 lần, năm 2010 là 5,39 lần; khả năng thanh toán chung năm 2008 là 3,09 lần, năm 2009 là 2,98 lần và năm 2010 là 2,86 lần.

2.4.2 Tình hình nhân sự:

Tính đến 31/12/2010 tổng số lượng cán bộ nhân viên của Daiabank là 1.037 người, trong đó phân loại theo các trình độ học vấn như sau:

Trên đại học : 19 người

Đại học : 577 người

Cao đẳng, trung cấp : 258 người Lao động phổ thông : 175 người

Đội ngũ làm công tác chuyên môn đều còn rất trẻ, tuổi đời trung bình là 30 tuổi, đây là một yếu tố hết sức thuận lợi và vấn đề đặt ra làm sao công tác tổ chức quản lý khoa học tại Daiabank để khai thác yếu tố hết sức thuận lợi này.

Daiabank luôn đổi mới và xây dựng chính sách nhằm thu hút chất xám, nhân tài. Tích cực khuyến khích và tiếp nhận những cán bộ ở các lĩnh vực khác, phù hợp

với nhu cầu phát triển của Daiabank, tạo đà phát triển mới trong môi trường cạnh tranh về nhân lực như hiện nay.

2.4.3 Chiến lược Marketing:

Công tác Marketing của Daiabank do Phòng Marketing đảm nhận. Chức năng chủ yếu của phòng này là lập kế hoạch marketing, giới thiệu quảng bá thương hiệu Ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến khách hàng.

Thường xuyên tổ chức chương trình quảng bá sản phẩm dịch vụ Ngân hàng trên báo đài, các kênh truyền thông, tổ chức sự kiện, tham gia triển lãm để quảng bá thương hiệu Ngân hàng.

Lồng ghép vào đó, bộ phận marketting cũng giới thiệu về sản phẩm có những tiện ích và điều quan trọng là giá cả và chất lượng sản phẩm so với các Ngân hàng khác, bên cạnh đó thường xuyên có chính sách chăm sóc khách hàng với các chương trình như: Tri ân khách hàng, gửi tiền nhận liền quà tặng…

Bên cạnh việc tỉm hiểu về thị trường, phòng marketing thường xuyên đưa ra những chiêu thức kinh doanh mới như: phục vụ khách hàng tận nhà đối với những khách hàng thân thiết, khách hàng lớn

Có bộ phận chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, phục vụ 24/24 tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Daiabank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ nhân viên biết quan tâm chăm sóc khách hàng với sự nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nới, tổ

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP đại á đến năm 2020 (Trang 39)