Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 41)

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo công tác quản lí luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, đội ngũ cán bộ quản lý trường học là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Bảng 2.7 Thống kê trình độ đào tạo cán bộ quản lý các trường tiểu học công lập Quận I năm học 2010 – 2011.

viên chuyên môn

qua lớp BD nghiệp vụ quản

ĐH 1-5 năm 6-10 năm Trên 10

năm

42 28 26 32 6 6 9 27 39

100% 66,7% 61,9% 76,2% 14,3% 14,3% 21,4% 64,3% 92,9%

(Nguồn: từ trường Bồi dưỡng giáo dục)

Cấp tiểu học hiện có 16 trường công lập với 42 cán bộ quản lý. Mỗi trường có đủ hiệu trưởng, hiệu phó theo TT 35/2006/TTLB-BGD&ĐT-BNV. Phần lớn có độ tuổi dưới 50, riêng hiệu trưởng khoảng 50% có độ tuổi trên 40. Về trình độ chuyên môn có 76,2% có trình độ đại học, qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm. Xét về mặt nghiệp vụ, phần lớn là những giáo viên dạy giỏi cấp Quận, Thành phố được đề bạt bổ nhiệm làm quản lý nên rất có uy tín đối với giáo viên về mặt chuyên môn.

Nhìn chung, đa số cán bộ quản lý đều trẻ, khỏe và nhiệt tình trong nhiệm vụ, có uy tín với đồng nghiệp và với xã hội, thuận lợi trong các mối quan hệ xã hội, có điều kiện tốt trong công tác quản lý, điều hành hoạt động nhà trường nói chung và hoạt động dạy và học nói riêng.

Tuy nhiên, xét về nghiệp vụ quản lý, do nhiều năm qua chưa có sự quan tâm nên trong việc bổ nhiệm cán bộ quản lý đôi khi còn hụt hẫng. Một số cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nhưng thiếu về yếu tố chính trị hoặc ngược lại. Một số ít thì còn quá trẻ, với ít tuổi nghề, chưa đủ kinh nghiệm và uy tín lãnh đạo. Đa phần cán bộ được bổ nhiệm mới đều chưa qua lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về kiến thức quản lý, thiếu về lý luận chính trị nên còn nhiều hạn chế về khả năng truyền đạt, thuyết phục và chưa phát huy được các chức năng, hiệu quả quản lý.

Mặt khác, số cán bộ quản lý lâu năm có tuổi nghề lẫn tuổi đời cao, có uy tín, nhiều kinh nghiệm quản lý nhưng thường hay bị rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, nặng về quản lý hành chính, chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới: đổi mới

về quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học,… Đặc biệt là còn nhiều hiệu trưởng chưa thể hiện tốt vai trò người nhạc trưởng trong chỉ đạo điều hành và giám sát thực hiện hoạt động chủ đạo: dạy và học.

Giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định giáo dục mà nhà trường nói

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 41)