Chỉ đạo chặt chẽ hoạt động dạy họ cở các trường tiểu học Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 70 - 77)

9 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất HT 66,

3.2.3. Chỉ đạo chặt chẽ hoạt động dạy họ cở các trường tiểu học Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh

Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm giúp cho cán bộ quản lý các trường tiểu học nắm được cách thức chỉ đạo hoạt động dạy học ở trường tiểu học.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Để hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học được quản lý một cách chặt chẽ và đem lại hiệu quả cao cần có sự chỉ đạo hoạt động này bài bản. Chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay bao gồm chỉ đạo các công việc như: Đổi mới phương pháp dạy học; Hoạt động của tổ chuyên môn; Thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học...

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

i) Chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó đổi mới phương pháp dạy học đang là mối quan tâm của tất cả các cấp quản lý.

Thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng sự vận động của các nhà trường đang diễn ra chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Muốn quản lý được việc đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng phải nắm được nội dung đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là thay đổi toàn bộ phương pháp đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, từng bước áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy của thầy, thay đổi phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần phương pháp dạy học theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.

là hoạt động sáng tạo hàng ngày của cả thầy và trò, và vì vậy, để đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học có kết quả, ta phải có định hướng đúng, có sự chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn của nhà quản lý, hiệu trưởng nhà trường. Đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cán bộ quản lý. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trên các tiết dạy, trong quá tình quản lý chỉ đạo và sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường, mỗi giáo viên phải am hiểu về đổi mới phương pháp dạy học một cách đầy đủ, thực hiện dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả.

Chỉ đạo thực hiện giờ lên lớp có chất lượng theo hướng đổi mới phương pháp dạy học là điều rất quan trọng. Muốn chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Hiệu trưởng cần tập huấn cho giáo viên nhận thức rõ về mặt lý luận phương pháp cũ và phương pháp mới giống nhau, khác nhau ở điểm nào, dần tập trung xây dựng một số giờ thể nghiệm phương pháp giảng dạy mới.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm học tập, tăng cường quan hệ giao tiếp thầy trò, mở rộng giao tiếp giữa trò với trò. Đổi mới cách dạy học của thầy, đổi mới cách học của trò chính là đổi mới mối quan hệ thầy trò trong dạy học. Mối quan hệ một chiều: thầy giảng – trò nghe, ghi nhớ được thay thế bằng mối quan hệ hợp tác, hai chiều: thầy tổ chức, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài, còn trò là chủ thể hoạt động.

Trong chỉ đạo quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học người hiệu trưởng còn cần phải tổ chức cho giáo viên tiếp cận nhiều với phương pháp dạy học mới như thực hiện dạy mẫu, dự giờ, thao giảng, xem các tiết dạy mẫu qua băng hình, tham quan học tập kinh nghiệm,... Quan trọng nhất là

tổ chức học tập và quán triệt để mỗi giáo viên và cả người quản lý phải hiểu sâu sắc và nắm những yêu cầu của hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới phù hợp với học sinh từng vùng miền của Vụ giáo dục tiểu học. Trong đó chú ý thực hiện tốt những quan điểm đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của từng môn học cụ thể. Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giúp cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, cần chú ý đến việc lựa chọn bài học sao cho phù hợp, tránh lạm dụng dẫn đến việc không phát huy được tính tích cực của học sinh, không đạt được mục tiêu của bài học.

Phải có kế hoạch và chỉ đạo phong trào sưu tầm hoặc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản để phục vụ tốt cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Những thiết bị dạy học do giáo viên tự làm hoặc học sinh sưu tầm cần phục vụ thiết thực cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Phải chú ý quan tâm cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học cho giáo viên ở những điểm trường lẻ. Hiệu trưởng chỉ đạo quản lý việc sử dụng và phát huy tốt tủ sách – thiết bị dạy học, đồng thời bổ sung cho các điểm này những thiết bị còn thiếu theo nhu cầu giảng dạy đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học ở các điểm lẻ, hạn chế sự chênh lệch về chất lượng giữa các điểm trường.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các khối lớp đối với từng giáo viên; tổ chức các Hội thi về thiết bị dạy học tự làm và thi sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả với các tiêu chí cơ bản: Thiết bị dạy học góp phần tạo điều kiện cho việc đổi mới hoạt động dạy học, kích thích hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của từng học sinh.

thể trong nhà trường phát động các phong trào thi đua, có sơ tổng kết đánh giá việc đổi mới của các tổ, các thành viên trong nhà trường ở học kỳ, cuối năm học để có động viên kịp thời, có khen thưởng thỏa đáng nhằm động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.

ii) Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là bộ phận quan trọng, là nơi để triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, đồng thời là đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp thường xuyên hoạt động của giáo viên. Muốn quản lý tốt hoạt động chuyên môn của giáo viên, trước tiên người quản lý phải phát huy vai trò của tổ chuyên môn, thông qua tổ để quản lý tốt hoạt động dạy của giáo viên. Nên việc chỉ đạo và quản lý tốt hoạt động tổ chuyên môn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

Trên cơ sở kế hoạch chung của trường về hoạt động dạy học, hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn cụ thể hóa thành hoạt động của tổ và phân công trách nhiệm cho từng cá nhân thực hiện. Trong kế hoạch cần chú ý thực hiện các tiết thao giảng, hội giảng và có báo cáo kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới ở cấp học theo hướng điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học ở từng môn học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hiệu trưởng cần cụ thể hóa các văn bản, hướng dẫn thành những quy định nội bộ cho hoạt động của các tổ chuyên môn để tổ chức thực hiện và để kiểm tra việc thực hiện các quy định:

- Về việc thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học như: thực hiện chương trình, soạn bài, lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh theo hướng dẫn đổi mới đối với cấp tiểu học.

đề, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ,... trong từng học kỳ, năm học, phù hợp với từng môn học. Đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của từng tổ trong việc thực hiện đổi mới và yêu cầu dạy học đối với cấp học.

- Về quyền hạn và trách nhiệm của tổ trưởng trong việc giám sát việc thi hành các quy định đó đối với các thành viên trong tổ. Tất cả các qui định cần phải được tổ trưởng tổ chức học tập, thảo luận và cụ thể hóa trong kế hoạch của từng giáo viên.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo hoạt động sư phạm trọng tâm của tổ chuyên môn là tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở nội dung chương trình, sách giáo khoa mới, trên cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy . Từ việc dự kiến phân công chuyên môn, đề xuất bố trí người làm công tác kiêm nhiệm, tổ chức việc dự giờ thăm lớp của giáo viên trong năm học, việc bồi dưỡng chuyên môn, duyệt và thể nghiệm sáng kiến kinh nghiệm trước khi thông qua hội đồng khoa học, công tác chủ nhiệm… đến việc quan tâm đến đời sống của giáo viên trong tổ đều phải được tổ trưởng quan tâm, khuyến khích, động viên, nhằm phát huy được tinh thần tự giác, tích cực, ý thức vươn lên của mỗi giáo viên.

Ban giám hiệu cần kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ, tìm hiểu nguyên nhân của những việc chưa thực hiện được hoặc chưa thực hiện tốt để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời.

Trong kiểm tra chú ý về công tác tổ chức thực hiện, giám sát và kiểm tra của tổ trưởng đối với các thành viên trong tổ về việc thực hiện những qui định. Bao gồm việc thực hiện quy chế chuyên môn (soạn giáo án, lên lớp, kiểm tra, đánh giá học sinh,…), việc tự học, tự bồi dưỡng, chủ nhiệm, kiêm nhiệm, hoạt động ngoại khóa, dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn, thi đua …

Hiệu trưởng phải xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại đối với tổ chuyên môn nhằm để động viên khen thưởng kịp thời những tổ thực hiện có hiệu quả

các hoạt động theo kế hoạch đề ra. Trong đánh giá, xếp loại tổ chuyên môn phải thật sự công bằng, khách quan và khoa học nhằm động viên và phát huy tích cực hiệu quả của các tổ chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ ở năm sau. Kết quả đánh giá cần có sự tham khảo và đồng tình, ủng hộ các đoàn thể và Hội đồng giáo dục nhà trường. Đồng thời phải quán triệt, nêu cao tính kỷ luật trong việc thực hiện nôi quy nhà trường, những quy định về quy chế chuyên môn.

iii) Chỉ đạo việc thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học

Chỉ đạo, xây dựng nề nếp dạy học là một quá trình tổ chức, tác động điều phối nhằm chuyển hóa những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của quá trình dạy học thành ý thức tự chủ và tự quản, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm trong tập thể, thành hành vi thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật và luật lệ đã được quy định trong nhà trường.

Khó khăn lớn nhất của một số trường tiểu học trong Quận hiện nay là chưa xây dựng tốt nề nếp, kỉ cương trong nhà trường, chưa tạo thành thói quen có tính tự giác và trách nhiệm trong mỗi cá nhân khi thực hiện trọng trách của mình là nhiệm vụ dạy học và vì học sinh thân yêu, dẫn đến tình trạng giáo viên không tâm huyết với nghề, không nghiên cứu, không đầu tư cho giảng dạy nên chất lượng dạy học không cao. Vì thế điều cần thiết cho hoạt động dạy học là cần phải tập trung vào việc xây dựng nề nếp, kỉ cương trong các nhà trường .

Muốn xây dựng và thực hiện nề nếp dạy học, trước hết phải thực hiện, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm dạy học. Thực hiện kỷ cương trong trường là làm mọi nhận thức và thực hiện đúng nội quy nhà trường, quy chế ngành, đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ theo quy định chung, nề nếp ổn định từ sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đến các cuộc họp trong nhà trường, đến việc soạn giảng, lên lớp, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên đề, tự học, tự bồi dưỡng....

Đặc biệt chú ý đến việc thực hiện đổi mới dạy và học, trong đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy là then chốt. Trong quá trình thực hiện phải có những quy định nhằm đảm bảo chế độ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Muốn thực hiện tốt kỉ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi cán bộ giáo viên, hiệu trưởng nhà trường cần có biện pháp xây dựng một tập thể nhà trường có độ ổn định cao về tổ chức, về hoạt động sư phạm, có sự đoàn kết gắn bó, cộng đồng hợp tác với nhau trong công việc một cách nhịp nhàng và đồng bộ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng, thực hiện nề nếp kỉ cương trong hoạt động dạy học. Đây là vấn đề rất quan trọng, không có nề nếp, kỷ cương không thể có chất lượng thật sự. Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo kiên quyết việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy học, đảm bảo công bằng trong nhà trường. Cần phải xây dựng quy chế nội bộ, thực thi tốt những quy định và nội quy nhà trường, những quy chế chuyên môn một cách công bằng, dân chủ; có khen thưởng, kỷ luật phân minh tạo sự đồng tình ủng hộ cao trong tập thể đơn vị.

Cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng nề nếp học tập của học sinh, thông qua giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đội,… được thực hiện qua các phong trào thi đua, sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm… để tạo thành nề nếp trong học tập, chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp và những yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô. Đặc biệt chú trọng vào việc hướng cho học sinh thói quen thực hiện kế hoạch học tập như làm bài, xem bài trước ở nhà, hiểu bài ở lớp, … nhằm giúp cho hoạt động dạy học có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w