Xây dựng kế hoạch dạy họ cở các trường tiểu học Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh một cách khoa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)

9 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất HT 66,

3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy họ cở các trường tiểu học Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh một cách khoa học

Thành phố Hồ Chí Minh một cách khoa học

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp cho cán bộ quản lý các trường tiểu học nắm được cách thức xây dựng kế hoạch dạy học một cách bài bản, hợp lý.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

Kế hoạch là chức năng quan trọng nhất của người quản lý. Xây dựng kế hoạch có nghĩa là nghiên cứu thông qua quyết định quản lý quan trọng nhất. Kế hoạch tạo điều kiện cho tổ chức và các thành viên của tổ chức đánh giá khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt được mục tiêu chung; làm giảm thiểu sự bất trắc bằng cách dự đoán những khó khăn có thể gặp, từ đó tìm phương án để khắc phục.

Kế hoạch giúp giảm thiểu những hoạt động trùng lặp, chồng chéo và dư thừa, tạo khả năng hoạt động 1 cách có hiệu quả hơn. Hình thành những mục tiêu và những chuẩn mực để làm cho việc kiểm tra được dễ dàng hơn.

cách triệt để và đó là sự đóng góp trí tuệ của các thành viên trong nhà trường. Như vậy, kế hoạch có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng trong nhà trường, nó là cơ sở để người quản lý tổ chức các hoạt động, thực hiện các biện pháp hữu hiệu, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường, đánh giá kết quả của các thành viên trong nhà trường.

Công tác quản lý nhất thiết phải xây dựng kế hoạch, cần xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Kế hoạch dạy học cần chi tiết cụ thể đến từng nhóm đối tượng học sinh, từng giáo viên. Yêu cầu giáo viên cũng phải lập kế hoạch giảng dạy phù hợp cho học sinh của mình. Kế hoạch hóa với các chỉ tiêu mang tính thực tiễn cao thể hiện tinh thần trách nhiệm càng cao của nhà trường và của các giáo viên trong công tác giáo dục.

3.2.1.3 Cách thức thực hiện

i) Triển khai xây dựng kế hoạch theo các giai đoạn

* Giai đoạn chuẩn bị xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học

Trong giai đoạn này, người cán bộ quản lý nhà trường phải thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch.

* Giai đoạn xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học

Trong giai đoạn này, người cán bộ quản lý nhà trường phải bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch, bao gồm: Kế hoạch theo thời gian, kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần; Kế hoạch theo nội dung cấp bậc, đơn vị và các chức danh cá nhân, kế hoạch của các tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân mỗi giáo viên.

* Giai đoạn tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Lập chương trình trong quản lý hoạt động dạy học một cách cụ thể. - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi bổ sung, điều chỉnh kế hoạch. - Tiến hành chỉ đạo điểm.

- Có biểu mẫu để theo dõi hoạt động của từng giáo viên.

ii) Hướng dẫn các tổ và giáo viên dựa vào kế hoạch của nhà trường lập kế hoạch của tổ và của bản thân trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực dạy học của giáo viên.

- Kế hoạch của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên, giúp giáo viên định hướng được nội dung, chương trình dạy học cho cả năm học, tránh được sự tùy tiện trong việc thực hiện qui chế và nội dung chương trình giảng dạy, giúp người quản lý dễ dàng kiểm tra giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Muốn hoạt động dạy của giáo viên có hiệu quả trước hết mỗi giáo viên phải có kế hoạch dạy học cụ thể. Trên cơ sở kế hoạch chung, dựa vào sự phân công của nhà trường, của tổ chuyên môn, yêu cầu mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học của cá nhân theo hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT đối với cấp học tiểu học. Kế hoạch của giáo viên phải được thông qua và thống nhất của tổ chuyên môn, được tiến hành thực hiện dưới sự giám sát của tổ trưởng và Ban Giám hiệu.

- Hiệu trưởng tổ chức việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên trên cơ sở chỉ đạo, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chuyên môn. Hoạt động dạy học của các giáo viên trong tổ phải được tổ trưởng quản lý và giám sát chặt chẽ, có kế hoạch và tạo thành nề nếp buộc các thành viên phải thực hiện, như nề nếp soạn bài, giờ giấc lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định, ... những hoạt động này phải đảm bảo yêu cầu chất lượng và hiệu quả. Kiên quyết khắc phục và không để còn tình trạng làm hình thức qua loa để đối phó, kém thực trạng như đã nêu.

- Hiệu trưởng phải duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm cho phó hiệu trưởng trực tiếp giám sát, quản lý hoạt động của tổ để kịp thời chỉ đạo và điều chỉnh hoặc hỗ trợ đảm bảo cho các tổ

chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ, có chất lượng.

- Hiệu trưởng phải chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần, học kỳ và cả năm. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học thông qua thời khóa biểu lên lớp là một trong những phương tiện cốt yếu giữ vững nề nếp giảng dạy, đưa hoạt động nhà trường vào trạng thái nhịp nhàng, ổn định và hiệu quả. Đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra giáo viên thực hiện kế hoạch giảng dạy bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài việc kiểm tra trực tiếp, định kỳ, đột xuất, còn phải đối chiếu lịch báo giảng, kiểm tra qua học sinh hoặc gián tiếp qua đội ngũ giúp việc. Cần chú ý tăng cường kiểm tra đột xuất, xem đây là biện pháp để mỗi giáo viên có thói quen chuẩn bị và thực hiện tốt cho giờ lên lớp và luôn hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy có chất lượng. Và thực tế cho thấy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trước hết hiệu trưởng phải biết tổ chức thực hiện tốt kế hoạch dạy học của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w