Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 85)

9 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất HT 66,

3.2.5 Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp cho cán bộ quản lý các trường tiểu học nắm được cách thức bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học cần có các điều kiện đảm bảo. Các điều kiện này bao gồm: Các phương tiện điều kiện phục vụ dạy học; Môi trường thuận lợi, tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học...

3.2.5.3 Cách thức thực hiện giải pháp

i) Sử dụng và tăng cường các phương tiện điều kiện phục vụ dạy học Cơ sở vật chất thiết bị dạy học là một thành tố vô cùng quan trọng, là điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của mỗi nhà trường. Để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học cần phải tăng cường sử dụng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

* Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hoàn chỉnh về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

Trên cơ sở cơ sở vật chất – thiết bị dạy học hiện có, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của năm học, cho kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, 10 năm và có phương án cụ thể tham mưu các cấp có thẩm quyền hỗ trợ. Trong đó, hiệu trưởng cần quan tâm đến các điểm trường lẻ để đủ điều kiện phục vụ dạy học, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong những năm qua.

Để thực hiện tốt kế hoạch này, hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ cơ sở vật chất – thiết bị dạy học hiện có, thực hiện phân loại theo tính năng, chất lượng, số lượng,… để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa, thanh lý, thay thế.

- Đối chiếu với danh mục và nhu cầu tối thiểu để xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung hoặc đề nghị cơ quan thanh lý cấp trên hỗ trợ mua sắm bổ sung cho trường. Kế hoạch phải sát với nhu cầu thực tế để tránh lãng phí.

- Mỗi điểm trường lẻ cần bố trí các tủ sách và thiết bị đủ để phục vụ. - Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phát động phong trào thi đua sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung và làm phong phú kho thiết bị dạy học.

* Khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất – thiết bị dạy học.

- Thông qua các tổ, nhóm chuyên môn, hiệu trưởng cần nắm vững kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các thiết bị dạy học nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Việc quản lý sử dụng thiết bị dạy học không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy đối với giáo viên mà còn giúp các cấp quản lý đánh giá, rút kinh nghiệm để có những bài học chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên một cách có hiệu quả. Mỗi giáo viên phải có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học hiện có phù hợp, tránh làm hư hỏng hoặc sử dụng tùy tiện sai quy định. Việc sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học được quy định trong chương trình môn học, hiệu trưởng cần có nội quy quy định việc sử dụng trong đó cần chỉ rõ chế độ trách nhiệm của người sử dụng.

- Các tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng thường xuyên giám sát việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong quá trình lên lớp để trách lãng phí và giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện có. - Có biện pháp hỗ trợ giáo viên biết sử dụng và khai thác triệt để tính năng các thiết bị dạy học một cách hiệu quả, lựa chọn và sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học trên cơ sở logic quá trình nhận thức của học sinh và chú ý đến các chức năng lý luận dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Giúp mỗi giáo viên nhận thức được việc sử dụng thiết bị dạy học không chỉ với tư cách là một phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, từ đó chú trọng sử dụng những thiết bị mới để phát huy tư duy thực hành, sáng tạo cho học sinh.

- Chỉ đạo phong trào sưu tầm hoặc tự làm thiết bị dạy học đơn giản nhằm phục vụ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học các môn học. Trên cơ sở nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa, hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo cho các tổ (nhóm) chuyên môn lập kế hoạch đề xuất thiết bị dạy học tự làm và khuyến khích giáo viên căn cứ vào đặc trưng của từng môn học ở từng khối lớp để sưu tầm, thiết kế các đồ dùng dạy học bằng những nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm ở địa phương. Các thiết bị dạy học do giáo viên tự làm cần phục vụ thiết thực cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tiểu học.

học ở các khối lớp đối với từng giáo viên; duy trì và phát huy tính hiệu quả của việc tổ chức các Hội thi về thiết bị dạy học tự làm, phát động cuộc thi sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học với các tiêu chí cơ bản: thiết bị dạy học góp phần tạo điều kiện cho việc đổi mới hoạt động dạy học, kích thích hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của từng học sinh.

ii) Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học

Để tạo được động lực cho hoạt động dạy học, hiệu trưởng cần tạo ra bầu không khí đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống nhà trường theo tinh thần tôn vinh những nhà giáo dạy giỏi; khơi dậy lòng biết ơn của học sinh, của phụ huynh đối với các thầy cô giáo.

Các giá trị văn hóa của nhà trường được hình thành và phản ánh trong cuộc sống hằng ngày của nhà trường, trong quá trình xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động, trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả.

Môi trường, cảnh quan sư phạm nó phản ảnh giá trị, bộ mặt văn hóa nhà trường. Hiệu quả hoạt động dạy học phụ thuộc rất nhiều yếu tố môi trường. Bởi môi trường giáo dục thuận lợi sẽ tác động tích cực đến tiến trình giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học. Môi trường thuận lợi sẽ làm thắt chặt tình cảm giữa thầy trò, gắn bó với tập thể, với địa phương, làm tăng tính năng động, hứng thú và tích cực trong quá trình dạy học và chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Ngược lại, môi trường dạy học không được thuận lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục của nhà trường. Việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học. Muốn vậy hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng để nhà trường có được một môi trường sư phạm lành mạnh, mỹ quan và dân chủ. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ giáo dục và đào

tạo về việc xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” để học sinh cảm thấy yêu mến, gần gũi thầy cô và ngôi trường của mình, tích cực trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động học tập.

Hiệu trưởng phối hợp cùng với tổ chức công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong và ngoài nhà trường để có những tác động tích cực cho hoạt động dạy học; tham mưu Đảng ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục các đoàn thể chính trị, xã hội, nhân dân, làm cho mọi người đều quan tâm hỗ trợ cho giáo dục.

Hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể cán bộ – giáo viên, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường. Các kế hoạch nhà trường cần phải được đưa ra tập thể bàn bạc để có sự nhất trí cao, tạo sự thoải mái về tư tưởng, về tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hiệu trưởng cần kết hợp với công đoàn xây dựng và quản lý tốt quỹ tương trợ trong đơn vị, tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời khi giáo viên khó khăn, bệnh tật,… làm cho giáo viên an tâm hơn trong cuộc sống và từ đó sẽ toàn tâm toàn lực vào việc giảng dạy của mình.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức Đội kết hợp giáo viên chủ nhiệm đẩy mạnh phong trào thi đua trong học sinh, đồng thời phối hợp với tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên phát động các phong trào thi đua trong đoàn viên, giáo viên tạo thành phong trào thường xuyên “Thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt” nhằm hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy và học có hiệu quả. Muốn vậy, mọi phong trào thi đua phải có kế hoạch cụ thể, được chỉ đạo và tổ chức một cách nghiêm túc, hiệu quả, phải có sơ tổng kết từng giai đoạn, có chế độ khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng. Qua đó tạo động lực cho mọi giáo viên phấn đấu để vươn lên và tích cực hơn trong nhiệm vụ.

Môi trường giáo dục gia đình không kém phần quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng chỉ đạo cho các đoàn thể chính trị địa phương quan tâm vận động và giáo dục cho các bậc phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện học tập cho con em.

Đối với nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo sâu sát cho giáo viên chủ nhiệm cùng các tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Thường xuyên tổ chức các buổi họp với phụ huynh học sinh, thông báo kết quả học tập của học sinh để phụ huynh biết, đồng thời hướng dẫn họ để họ biết cách quan tâm và phối hợp cùng nhà trường trong việc quản lý và giúp đỡ cho con em mình thực hiện tốt kế hoạch học tập. Đặc biệt là các bậc phụ huynh phải tạo môi trường thuận lợi từ gia đình như góc học tập, thời gian học tập, dụng cụ học tập,… để con em an tâm học tập. Tạo mối liên hệ thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh, học sinh thông tin cho nhau về kết quả học tập của học sinh, các biện pháp cần giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh học tốt.

Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và gia đình về nhiều mặt tạo động lực cho cả giáo viên và học sinh thì mới mang lại kết quả. Kết hợp với Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tác động và nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh, giáo dục truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ,… nhằm tạo thành nề nếp với động cơ, thái độ học tập đúng đắn ở tất cả học sinh.

Vấn đề then chốt là mọi kế hoạch của hiệu trưởng chỉ trở thành hiện thực khi được tổ chức triển khai thực có hiệu quả với sự tham gia bằng tất cả tình cảm, tự giác, tự nguyện của cá nhân trong đội ngũ giáo viên – công nhân viên. Do đó đòi hỏi ở người hiệu trưởng phải biết vận dụng khéo léo từng giải pháp sao cho phù hợp, đó là sự thể hiện tài năng, năng lực chuyên môn, cả về nghệ

thuật lãnh đạo và đạo đức của người quản lý để tạo được sự đồng thuận và ủng hộ trong đội ngũ, ủng hộ của chính quyền địa phương và trong nhân dân. Đó sẽ là động lực rất lớn giúp cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w