9 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất HT 66,
2.4.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót
- Công tác đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học chưa thường xuyên do chưa được quan tâm đúng mức.
- Một số cán bộ quản lý chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, chưa khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý nhà trường vì vậy việc quản lý hoạt động của hiệu trưởng còn nhiều hạn chế.
- Một số cán bộ quản lý chưa thực sự quản lý toàn diện nhà trường, chưa có biện pháp quản lý chuyên môn cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, do đó chưa phát huy hết khả năng giảng dạy và giáo dục trong đội ngũ giáo viên, học tập của học sinh.
- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chuẩn đào tạo nhưng thực chất đội ngũ đó còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên đào tạo lâu, tuổi đời cao, không thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới. Một số giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Nhiều giáo viên mới ra trường có kiến thức nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Có thể nói những hạn chế
trên của đội ngũ giáo viên là nhân tố tác động trực tiếp mạnh mẽ tới hiệu quả quản lý chuyên môn của cán bộ quản lý và năng lực chuyên môn của giáo viên.
- Đời sống của giáo viên, của cán bộ quản lý còn gặp nhiều khó khăn. - Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục tiểu học còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất, trường lớp và các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Kết luận chương 2
Từ những nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý ở chương 1, vận dụng vào việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học của các trường tiểu học trong Quận I ở chương 2. Chúng ta có thể thấy được bên cạnh những tồn tại, hạn chế ở một vài lĩnh vực, song trong những năm qua giáo dục tiểu học của Quận I Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi. Các cấp các ngành đã thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của Quận. Đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm trong công việc, đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường đã có nhiều cố gắng và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục của Quận. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đã cho chúng tôi có những căn cứ, cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh, trong chương tiếp theo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN I, THÀNH