Thực trạng về năng lực quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41 - 45)

họ thực sự an tâm công tác.

Thực trạng đội ngũ giáo viên của các trường tiểu học Quận I trong những năm qua có nhiều chuyển biến, phần lớn có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, nhiệt tình phục vụ nhân dân, yêu nghề mến trẻ, có ý thức vươn lên trong công tác giảng dạy. Theo báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 đánh giá xếp loại chuyên môn cả năm học, số giáo viên xếp loại xuất sắc đạt 453 = 63,6%, xếp loại khá đạt 252 = 35,4%, xếp loại trung bình đạt 14 = 2%.

Thực tế đội ngũ giáo viên của các trường có cả giáo viên lâu năm (trên 30 năm công tác) song cũng có nhiều giáo viên mới vào nghề vì vậy chưa đồng bộ về nhận thức cũng như chuyên môn.

2.2.2 Thực trạng về năng lực quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học. động dạy học.

2.2.2.1 Xây dựng kế hoạch Quản lý hoạt động dạy học * Kế hoạch quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Chất lượng dạy học hiện nay tuy đã dần ổn định và đi vào nề nếp, nhưng chất lượng hoạt động dạy nói riêng ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận I vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu thuộc về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Trước hết là vẫn còn cách quản lý dựa vào kinh nghiệm là chính, xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch quản lý, điều hành, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên. Trong quản lý của nhiều hiệu trưởng chỉ dừng lại ở quản lý hành chính. Công

việc chỉ đạo, điều hành, quản lý việc giảng dạy của giáo viên, hiệu trưởng thường giao phó cho cấp dưới, trực tiếp là phó hiệu trưởng và các tổ chuyên môn mà ít có tham gia trực tiếp. Trên thực tế ở một số đơn vị trường các bộ phận bên dưới không phát huy tốt chức năng của mình, không tổ chức tốt việc thực hiện nhiệm vụ được phân công với nhiều nguyên nhân: năng lực lãnh đạo, trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm…. nhưng lại không có sự kiểm tra, giám sát của hiệu trưởng để kịp thời hỗ trợ hay chỉ đạo điều chỉnh.

Để quản lý tốt hoạt động dạy học người hiệu trưởng cần phải cùng với Phó hiệu trưởng , tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy của giáo viên, đồng thời yêu cầu mỗi giáo viên phải thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giảng dạy. Kế hoạch dạy học cần chi tiết, cụ thể đến từng nhóm đối tượng học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy kế hoạch quản lý hoạt động dạy của giáo viên ở các trường vẫn còn nặng về hình thức, trong phân công giảng dạy người quản lý chưa quan tâm đầy đủ đến từng đối tượng giáo viên, chưa lường được những khó khăn mà người giáo viên gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chưa tạo điều kiện để giáo viên có thể tự tin trong quá trình cụ thể hóa “phân phối chương trình” để giáo viên chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng được Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Từ đó, chưa động viên được giáo viên tự giác và chủ động thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cũng như chưa có biện pháp để nâng cao chất lượng bài soạn, bài giảng theo nhu cầu đổi mới phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Hoặc việc soạn giảng, lên lớp của giáo viên còn mang tính chất đối phó mà không vì trách nhiệm nghề nghiệp. Từ đó, chất lượng giờ dạy của giáo viên không có tính sáng tạo, nặng sách giáo khoa, bài giảng không linh động, chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên làm cho học sinh dễ chán học. Có tình trạng bài soạn của giáo viên được chuẩn bị khá tốt nhưng trong quá trình giảng dạy không được giáo viên thực hiện tốt.

Hoặc tình trạng giáo viên bỏ bài, bỏ môn nhưng Ban giám hiệu vẫn không phát hiện. Nguyên nhân của những tồn tại trên đều xuất phát từ sự lỏng lẻo trong quản lý, không thường xuyên kiểm tra giáo viên từ tổ chuyên môn và của Ban giám hiệu nhà trường. Nên mỗi đơn vị nhà trường cần phải có kế hoạch quản lý hữu hiệu hơn về hoạt động dạy học nhất là hoạt động dạy của giáo viên.

* Kế hoạch quản lý hoạt động học của học sinh

Song song với hoạt động dạy, đặc biệt là muốn thực hiện đổi mới dạy học có chất lượng, điều không thể không quan tâm là cách học của học sinh, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dạy của giáo viên. Nhà trường cần có kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn năng khiếu khác với các đoàn thể khác trong nhà trường, với cha mẹ học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con em, học sinh học tập tốt.

Hiện nay, dù kết quả học tập của học sinh bước đầu ổn định nhưng chưa có chuyển biến tốt. Học sinh trung bình, Yếu còn nhiều, học sinh khá giỏi hằng năm chưa tăng. Trong học tập, học sinh có năng động hơn so với trước nhưng còn nhiều học sinh chưa có điều kiện thực hiện tốt theo hướng dẫn của giáo viên như học bài, đọc bài và làm bài tập trước ở nhà nên vẫn còn thụ động trong giờ học, kết quả học tập không cao. Còn nhiều giáo viên chưa quan tâm giúp đỡ tích cực cho từng đối tượng học sinh nhất là học sinh cá biệt, học sinh yếu trong học tập. Nếu có chăng chỉ làm nhiệm vụ bắt buộc mà chưa xuất phát từ sự yêu thương, thông cảm và tự giác của mỗi cá nhân đối với từng học sinh của mình. Đặc biệt hiện nay có nhiều giáo viên chưa am hiểu sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả là học sinh tuy có hiểu bài nhưng chưa tự đặt và tự giải quyết vấn đề, chưa phát huy tính tự học và tự khám phá. Cá biệt có học sinh học xong và làm ngay bài tập nhưng vài ngày

sau các em đã quên, đã tỏ ra lúng túng khi làm lại những bài tập đó, có em quên hẳn. Vì vậy, điều quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học là phải tạo cho học sinh cách suy nghĩ để tìm ra con đường nhận thức, nhớ suy luận của bản thân. Đó là cách duy nhất để cho học sinh trở thành người trong cuộc, người tham gia thực sự vào quá trình nhận thức bài học.

Trong thực tế, kế hoạch phối hợp giáo dục học sinh có được quan tâm nhưng chưa được đồng bộ, phong trào của các đoàn thể chưa thường xuyên, còn mang tính chủ điểm theo các đợt phát động từ cấp trên, chưa quan tâm nhiều đến việc động viên, khuyến khích và giúp đỡ nhau trong học tập. Nếu có, chỉ mang tính hình thức mà tính hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do khâu chỉ đạo kế hoạch và việc giám sát thực hiện kế hoạch chưa được quan tâm sâu sát của nhà quản lý, đánh trống bỏ dùi, chưa làm tốt công tác sơ tổng kết để rút kinh nghiệm, chưa thực hiện được chính sách động viên, khuyến khích nhằm duy trì và đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ và hiệu quả.

Trong việc phối hợp giáo dục với các bậc phụ huynh học sinh, mặc dù có nhiều cố gắng từ phía nhà trường, giáo viên nhưng đổi lại còn rất nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm đến việc học của con em mình, còn xem việc học hành của con em là trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên. Họ chưa hiểu hết tầm quan trọng của gia đình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Không theo dõi, nhắc nhở con em học tập khi ở nhà, không quan tâm tạo điều kiện tốt về góc học tập nên cần có nhiều cơ chế tác động hơn nữa trong công tác phối hợp từ các chính quyền và các đòan thể xã hội mà người làm cầu nối, đề xuất tham mưu chính là người hiệu trưởng nhà trường, để các bậc phụ huynh quan tâm hơn và phối hợp tốt với nhà trường trong việc quản lý họat động học của học sinh.

Bảng 2.8 Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của giáo viên

Nội dung Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

RTX TX KTX KTH RTX TX KTX KTH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận i, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41 - 45)