Khái niệm về từ láy

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức (Trang 34 - 37)

Láy là một hiện tợng phong phú và đa dạng nhng cũng đầy phức tạp. Xung quanh khái niệm và tên gọi từ láy, trớc đây có nhiều quan niệm khác nhau. Về tên gọi: từ lấp láy, từ láy âm, từ trùng điệp, từ ngữ kép phân thức. Về cơ chế cấu tạo, có ba hớng quan niệm chính về từ láy.

a) Coi láy là phụ tố

Đại diện cho quan niệm này là L. Bloomfield trong công trình mang tên "Language" (1933), tác giả cho rằng láy là phụ tố biểu hiện ở hình thái cơ sở đợc lặp lại trong từ láy.

ở Việt Nam, Lê văn Lý (1972), tuân theo quan điểm này, ông gọi là "từ ngữ kép phân thức". Trong cuốn "Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam", ông viết: "Láy là từ ngữ đợc lặp đi lặp lại trong những yếu tố thành phần của chúng".

Nguyễn Tài Cẩn (1975) cho rằng: "Từ láy là loại từ ghép trong đó các yếu tố thành tố trực tiếp kết hợp với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm". Cùng quan niệm này còn có các tác giả nh Trơng Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê...Nguyễn Văn Tu (1976) cũng gọi chung những từ láy âm là từ ghép vì thực chất chúng đợc tạo ra bởi một từ tố với bản thân nó.

c) Coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trng hóa.

Các nhà nghiên cứu: Trần Trọng Kim (1953); Đinh Trọng Lạc (1964) đều cho rằng: "Láy là sự hòa phối ngữ âm", trong hiện tợng có sự chi phối của luật "hài thanh" và "hài âm".

Hoàng Tuệ (1978) cũng quan niệm: "Nếu hiểu rằng láy là phơng thức cấu tạo những từ mà trong đó có một sự tơng quan âm nghĩa nhất định. Tơng quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp nhng tơng quan ấy tinh tế hơn nhiều và có thể nói là đã đợc cách điệu hóa. Sự cách điệu ấy chính là sự biểu trng hóa ngữ âm - mỗi tơng quan này tạo ra sắc thái biểu cảm, giá trị của từ láy". Và cũng hởng ứng quan niệm này giáo s Hoàng Văn Hành [13] - ngời đã có công lớn nghiên cứu từ láy một cách toàn diện theo hớng này, ông xem: "Láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trng hóa". Đây cũng là xu hớng chung phổ biến hiện nay của giới Việt ngữ khi nghiên cứu hiện tợng láy của tiếng Việt.

Khi thừa nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trng hóa nh vậy cũng có nghĩa là chúng ta đã coi láy là một cơ chế. Theo giáo s Hoàng Văn Hành thì "Cơ trình cấu tạo từ láy tiếng Việt chịu sự chi phối của xu hớng hòa phối ngữ âm". Sự phối hợp ngữ âm trong từ láy biểu hiện ở quy tắc điệp và đối. Quy trình cấu tạo từ láy bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định sao cho mỗi quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp vừa đối, hài hòa với nhau về âm, về nghĩa lại có giá trị biểu trng hóa.

Cũng theo Hoàng Văn Hành, hình vị cơ sở để nhân đôi gọi là tiếng gốc, còn tiếng đợc tạo ra trong quá trình láy là tiếng láy. Hệ quả của quá trình nhân đôi là tạo đợc thế điệp giữa hai tiếng. Đồng thời với quá trình nhân đôi khi tạo ra tiếng láy cũng diễn ra quá trình biến đổi và tiếp hợp ở những bộ phận nhất định trong tiếng

láy, nhờ đó mà có thế đối bên cạnh thế điệp. Với quan niệm nh vậy giáo s Hoàng Văn Hành kết luận: "Với t cách là một phơng thức cấu tạo từ, cơ chế láy là một quá trình diễn ra những sự hoạt động của một hệ thống những quy tắc ngữ âm, ngữ nghĩa chi phối việc tạo ra những từ mà các tiếng của chúng vừa nằm trong thế điệp vừa nằm trong thế đối, nằm trong sự hòa phối giữa ngữ âm và nghĩa, có giá trị biểu trng hóa..."

Đi theo quan niệm thứ ba, chúng tôi rút ra các quy luật cơ bản của cấu tạo từ láy nh sau:

1) Láy tuân theo quy tắc điệp và đối một cách triệt để, nhất quán

2) Xét ở góc độ sử dụng thì từ láy có tính chất gợi tả, giá trị biểu cảm và giá trị phong cách.

Từ láy thiên về biểu cảm, gợi cảm, gợi hình, gợi tâm trạng hơn là biểu thị sự vật mặc dù nó chứa đựng đầy đủ các nét biểu vật, biểu niệm. Nó giúp con ngời t duy hình tợng và xây dựng hình tợng ngôn ngữ.

3) Từ láy là sự hòa phối ngữ âm có tính chất biểu trng hóa ngữ âm của từ. Có thể thấy 3 cấp độ biểu trng hóa ngữ âm trong vốn từ láy:

- Từ láy biểu trng hóa ngữ âm giản đơn: chính là ngôn ngữ láy mà chúng ta quen gọi là từ tợng thanh, đó là những từ trực tiếp mô phỏng âm thanh tự nhiên. Ví dụ: Lộp bộp, róc rách, kinh cong, ầm ầm...

- Từ láy biểu trng hóa ngữ âm cách điệu (có tiếng, hình vị gốc): đây là những từ quen gọi là từ tợng hình, là những từ mà nghĩa của yếu tố gốc thờng đã mờ nghĩa. Ví dụ: tần ngần, thớt tha, đủng đỉnh...

- Từ láy vừa biểu trng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa, đây là những từ mà nghĩa của yếu tố gốc và cấu tạo của khuôn vần chi phối tác động tạo ra nghĩa của từ láy (quen gọi là những từ láy biến thái). Ví dụ: Tròn trặn, vuông vắn, vừa vặn...

Nh vậy, qua tìm hiểu đặc điểm của từ láy ở trên chúng ta nhận thấy rằng, từ láy là một công cụ tạo hình đắc lực, hữu hiệu trong tác phẩm ngôn từ. Mỗi tác phẩm thơ ca là một mảnh đất, trên đó từ láy đã tỏ rõ sức sống và vẻ đẹp muôn màu

của mình. Điều đó giải thích tại sao từ láy đợc dùng với tần số rất cao trong tác phẩm văn học.

Hiểu đợc giá trị nhiều mặt của từ láy nhà văn Anh Đức đã rất có ý thức trong việc sử dụng từ láy và sự dụng từ láy một cách khéo léo, có hiệu quả để diễn tả những nội dung cảm xúc tinh tế, chính xác

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w