Từ địa phơng Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức (Trang 53 - 57)

Từ địa phơng Nam Bộ đợc Anh Đức sử dụng nhiều nhất trong các tác phẩm của mình. Đọc tác phẩm Anh Đức ngời đọc thờng bắt gặp nhiều từ ngữ mang dáng vẻ riêng của cách ăn nói Nam Bộ. Sử dụng từ địa phơng là một minh chứng cho điều đó. Sinh ra và lớn lên ở quê hơng miền Nam gan góc, dạn dày, Anh Đức sử dụng thành thạo nhuần nhuyễn ngôn ngữ địa phơng mình đó là điều không lấy gì làm lạ. Tuy nhiên sử dụng nó nh thế nào trong tác phẩm văn học lại là cả một vấn đề đối với ngời viết. Anh Đức đã sử dụng từ ngữ địa phơng trong tác phẩm của ông mọt cách có tìm tòi, chọn lọc và nâng cao. Có khi từ địa phơng Nam Bộ đặt vào cửa miệng của nhân vật đã tạo ra cái duyên, cái đặc biệt của nhân vật trong các truyện ngắn. Vì vậy, đọc tác phẩm Anh Đức ngời ta nhận thấy ngồn ngộn từ ngữ và cách nói Nam Bộ nhng ngời ta không cảm thấy khó chịu mà ngợc lại ngời đọc cảm thấy ngời đọc cảm thấy thú vị. Nói nh lời nhận xét của Giáo s Đặng Thai Mai khi phát biểu về tiểu thuyết "Hòn đất", ông viết: "Về ngôn ngữ, nếu dùng tiếng miền Nam cho ngon thì đọc vẫn sớng. Hiện nay ngôn ngữ ta đang có sự trà trộn, nhà văn có thể trao đổi ngôn ngữ dân tộc bằng cách đa tiếng miền Nam vào"

Cùng với thể loại tiểu thuyết thì ở thể loại truyện ngắn nhà văn Anh Đức cũng đã làm đợc nh Giáo s Đặng Thai Mai nhận xét ở trên. Sử dụng từ địa phơng trong truyện ngắn một mặt Anh Đức đã thể hiện đợc hiện thực cuộc sống của nhân dân miền Nam ở những thời điểm khác nhau, mặt khác nhà văn cũng đã góp phần lu giữ, bảo toàn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Trong 26 truyện ngắn mà chúng tôi đã khảo sát, nhận thấy Anh Đức đã sử dụng một lợng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ dày đặc nh:

- Từ xng hô: Má, ba, nội, ảnh...

- Từ tình thái: Nghe, he, ha, heng...

- Động từ, tính từ, danh từ, từ chỉ tính chất, sự vật hiện tợng: Thiệt, té, ghe, biểu...

- "Con nhỏ út của tôi tên là Thu mới lên năm mà tôi vừa đón từ trờng mẫu giáo về, nghe có nội lên, nó ở trên xe nhảy xuống ùa vào kêu nội ơi, nội ơi vang lên. Tôi đi theo sau nó, vào tới thì thấy ba tôi đã bế nó lên lòng cọ râu vào má nó. Tôi lên tiếng chào ba tôi nhng ông không đáp và không ngó tôi..."

(Tiếng nói, tr.445) - "Tánh khí vợ tôi hợp với ba tôi. Ông già ổng quý vợ tôi lắm, luôn hởi han chuyện học thêm của vợ tôi có đợc tấn tới hay không. Nhiều lần lên chơi ổng biểu

vợ tôi đem vở ra học cho ổng coi chỉ dẫn từng lời hay ý dở..."

(Tiếng nói, tr.440) - "Ngặt anh Hai ảnh cứ chùng chình, ảnh nói là ảnh sợ con mang thêm gánh nặng...". (Miền sóng vỗ, tr.470).

- "Cơm cạn nớc rồi. Nãy giờ nội ở đâu? Con nớng cá cho nội nhậu đây". (Giấc mơ ông lão vờn chim, tr. 249).

- "Tụi bay đừng chộn rộn. ông Sáu bà Sáu đây hiền khô nè. Hai ông bà đó chắc không làm gì anh Côn đâu, để một chút rồi tao hỏi thăm coi sao".

(Ngời về hu, tr.383) Điều đặc biệt, trong cách sử dụng ngôn ngữ địa phơng Nam Bộ của Anh Đức ở mỗi truyện ngắn, ông thờng hay thể hiện ngôn ngữ địa phơng đó với ngôn ngữ của nhân vật trong truyện, và ngôn ngữ ngời kể chuyện. Qua lời kể, lời nói, lời đối thọai, độc thoại của nhân vật, qua từng trang văn, Anh Đức đã từng bớc giúp ngời đọc cảm nhận đợc bản sắc địa phơng của mỗi vùng, mỗi miền tổ quốc và đầu tiên phải kể đến quê hơng miền Nam. Ngời đọc có thể thấy đợc "chất Nam Bộ" rất rõ con ngời và mảnh đất thành đồng tổ quốc qua sự thể hiện lời nói, dòng suy nghĩ, ngôn ngữ mà nhân vật trong truyện thể hiện. Chẳng hạn: Trong truyện ngắn "Đất" có đoạn:

" - ém quân ngay trong ấp?

- Chớ sao. Coi vậy mà cũng không khó lắm đâu. Nhà nào tụi tôi thơng lợng thu xếp ém quân cũng đều đồng ý (...)

Tôi nói: "Đã đánh là phải đánh đứt, bà con đừng lo"

Họ nói: "Nếu làm thiệt thì tôi xin chứa ngay anh em mình ở trong mùng, để anh em bắn chết mẹ tụi nó, rồi mình tháp tùng phá ấp luôn". Đêm đó, tụi tôi đa anh em vô ém. Sáng ngày bọn lính thả ra khỏi bót đi nghễu nghện bị anh em tốc

mùng nổ súng. Tụi nó bị bắn gục trong các ngõ có thằng vừa kêu "trời" vừa chạy về bót mà chạy không kịp. Tụi tôi réo mấy thằng trong bót ra hàng. Bà áp phá bót

tanh banh nhng không phá ấp. ấp chiến lợc về mình thì mình xài, không thèm phá...". (Đất, tr.221).

ở đoạn đối thoại trên của Hai Cần và nhân vật tôi trong truyện, ta thấy, từ địa phơng xuất hiện nhiều lần. Chính sự xuất hiện của những từ địa phơng đó đã tô đậm thêm tính cách bộc trực, thẳng thắn, rộng rãi, phóng khoáng của ngời dân Nam Bộ nói chung và nhân vật trong truyện nói riêng.

Có những đoạn văn trong truyện Anh Đức, từ địa phơng đợc sử dụng nhiều lần nhng nó không làm cho ngời đọc cảm thấy nhàm chán mà ngợc lại cảm thấy thú vị là nhờ tài năng sử dụng từ địa phơng một cách rất tinh tế của tác giả. Ngôn ngữ địa phơng qua lời nói nhân vật một mặt đã tạo nên giá trị thẫm mĩ cho tác phẩm mặt khác nó giúp cho nhân vật thể hiện đợc tình cảm mộc mạc, chân thành, nhân hậu của ngời dân Nam Bộ.

Chẳng hạn: Qua lời nài nỉ của anh Năm Lúa với cô T:

"Cô T làm ơn về trỏng sanh cho vợ tôi nghe cô T. Vợ tôi nói nó muốn cô T

sanh lấy hên đẻ con gái...Với lại, tôi mà cụ bị xuồng bộng chở vợ tôi lên quận

sanh thì ít nhứt cũng mất ba bốn bữa ngặt lắm... Vắng tôi, lỡ có chuyện chi ..." (Giấc mơ giữa buổi bình yên, tr.422).

Có khi từ địa phơng xuất hịên trong tác phẩm qua ngời kể chuyện: Chẳng hạn trong truyện "Bức tranh để lại:

" - Nói thiệt với anh, tôi thì có phần hơi quê mùa cục mịch, đầu óc không

đặng sáng sủa bằng em tôi. Với lại tánh tôi củ mỉ củ mìchớ tánh em tôi nó gan góc lắm" (tr.95).

Nam Bộ là mảnh đất Anh Đức sinh ra và gắn bó gần nh suốt cuộc đời. Vì vậy, giọng điệu Nam Bộ, cách nói, cách cảm, cách nghĩ của ngời Nam Bộ cách đã ăn sâu trong tâm thức của nhà văn nên dờng nh mỗi lần viết, mỗi lần sắp xếp bố trí, chon lọc sử dụng ngôn ngữ địa phơng Nam Bộ là một lần nhà văn tự nói chính cái bản sắc địa phơng ở con ngời nhà văn đối với quê hơng. Chính vì yêu quê hơng miền Nam tha thiết, Và muốn viết về con ngời quê hơng thật nhiều, nên trong mỗi trang viết, ta thấy Anh Đức rất mẫn nhuệ trong việc thể hiện ngôn ngữ địa phơng Nam Bộ. Chẳng hạn, khi để nhân vật tự độc thoại, với ngôn ngữ độc thoại, nhà văn cùng lúc cho bạn đọc biết đợc từ địa phơng vùng miền mà tác giả đang nói đến:

"... Nắm chặt hai bàn tay lại. Ông lão thấy tay mình hãy còn săn chắc lắm: "Tao đã già, nhng cha đến nỗi đâu, tao sẽ cho tụi bây biết tay. Rừng này là của tao, dòng kinh này là của tao, cả vờn chim này nữa tất cả đều là của tụi tao hết". Ông lão gầm gừ nh muốn thét thiệt to những lời ấy". (Giấc mơ ông lão vờn chim, tr.248).

Với những từ địa phơng nh vậy tác giả đã giúp ngời đọc hình dung ra hình ảnh một ông lão ngời Nam Bộ yêu quê hơng và thiên nhiên tha thiết.

Trong toàn bộ 26 truyện ngắn của Anh Đức, phần lớn từ địa phơng đợc sử dụng đều là từ địa phơng Nam Bộ. Tuy nhiên những sáng tác của ông viết về nhân vật con ngời miền Bắc và viết về miền Bắc rất ít sử dụng từ địa phơng nói chung, từ địa phơng Nam Bộ nói riêng. Đó cũng là một nét riêng thể hiện ý thức ngôn ngữ góp phần tạo nên dấu ấn phong cách sáng tạo của nhà văn. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà nó có lí do.

Bên cạnh tài năng sử dụng từ địa phơng Nam Bộ một cách nhuần nhuyễn trong tác phẩm của mình, Anh Đức còn là nhà văn am hiểu tiếng địa phơng ở những vùng miền khác. Điều đó thể hiện trong tác phẩm của ông.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn anh đức (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w