Ngôn ngữ của những người tử tế

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 76 - 77)

Xã hội là một tập thể đa dạng và phức tạp, xấu có, tốt có. Vì vậy bên cạnh những kẻ lưu manh côn đồ sẵn sàng giẫm đạp lên chính người thân của mình để tiên bước thì cũng có không ít những con người sống có đạo đức, tình nghĩa. Chính họ với những hành động ân cần, những lời an ủi kịp thời với người xung quanh là nguồn an ủi, động lực to lớn để mọi người vững tin vào cuộc sống.

Bà thư ký công đoàn khuyên ông cụ Nhân trong truyện Đợi chờ: “Thật không ai yêu quý con như cụ. Nhưng cụ ơi, cụ thương con thì phải ăn uống cho tốt để lấy sức khoẻ, sống lâu với con.

- Đừng có tằn tiện quá, cụ ạ. Phải ăn cho nó có da, có thịt đi, cụ ơi. Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào, lo cho nó quá nó cũng chẳng khiến đâu!” [49, 363].

“ Bác Thiềng! Nhà em nói chuyện về bác từ lâu lắm rồi, giờ em mới được gặp bác, ý em là định mời bác vào trong nhà chúng em ăn bữa cơm kết nghĩa với vợ chồng em kia, nhưng nhà em nói bác còn bận thường trực. Với lại chúng em sợ bác đi lại vất vả…” [49, 400].

Bà Mùi tổ trưởng dân phố lo lắng cho gia đình của một người dân trong tổ trong truyện Trốn nợ: “Các chú đừng có bàn ra. Còn chú Thiệu, thế tôi hỏi chú, đang giữa ngày tư ngày tết, ngộ như bọn chủ nợ nó đến, nó xiết nợ, nó niêm phong cái nhà chú lại, nó tịch thu tất cả đồ đạc trong nhà chú thì chú làm thế nào? Chú ăn tết ở đâu? Đặt bàn thờ ông bà ông vải ở đâu? “- Thế cho nên tôi mới dặn chú. Nếu thấy bọn đầu gấu ấy nó đến thì chú phải báo ngay cho tôi biết. Hoặc là gọi ngay cho cảnh sát cơ động 113! 113! Chú nhớ chưa? Đấy, các cụ đã dậy: Đói cho sạch, rách cho thơm, có sai đâu” [67, 73 - 74].

Đó còn là những lời chân tình của bà cụ giúp việc trong truyện Người giúp việc: “- Nhớ lời anh ấy bảo, chứ không, dở chừng tôi đã lên rồi. - Bà cụ sụt sịt: -

Tôi nhớ hai đứa trẻ quá! Khổ, bây giờ không biết chúng ở chân trời góc bể nào. Bà chúng, mẹ chúng thì tai ác với con cháu. Biết thế, tôi xin chỉ về quê dăm ba ngày rồi lên, thì có gặp được không .Hai đứa trẻ chắc nhớ tôi lắm. Khổ!” [49, 539].

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w