Cảm thương cho sự mông muội của kiếp ngườ

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 36 - 42)

Với cái nhìn xót xa thương cảm cho sự mông muội của kiếp người, Ma Văn Kháng hướng sự thể hiện đến với những kẻ chưa được hoặc không được làm người nơi núi rừng hoang sơ, nơi mà bao quanh cuộc sống của con người là núi rừng, muông thú,nơi con người sống giữa lòng thiên nhiên, nơi mà trình độ văn minh và những giới hạn văn hoá ở đây còn đang xa lạ với con người. Chính vì không có ý thức về mình cũng như chưa có con mắt tinh tường dùng lý trí để phán xét mọi việc xẩy ra quanh mình nên họ chưa nhận thức được những điều xấu xa mà cái xấu xa thì lại tinh vi xảo quyệt. Nhưng sống với bản năng đơn thuần nên khi bị cái xấu thâm nhập,

lôi kéo thì con người không có sức đề kháng, miễn dịch trước nó vì vậy bị nó lôi kéo mê hoặc cũng là điều dễ hiểu. Hướng cái nhìn tới những con người như thế, Ma Văn Kháng không khỏi xót xa, thương cảm và muốn dành cho họ những lời minh oan cho những hành động sai trái của họ mà căn nguyên của nó là sự dốt nát, mông muội của chính bản thân họ gây nên.

Trước hết đó là Khun tên vệ sĩ của quan châu, một kẻ hình hài thì gớm ghiếc, bản tính thì tàn bạo, một kẻ mà khiến “người ta băn khăn không hiểu là quỷ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ cỡ siêu đẳng” (Vệ sĩ của quan châu) [48,16]. Một kẻ mà ngay đến những người đã nuôi nấng yêu thương, che chở cho hắn từ lúc mới lọt lòng cho đến khi lớn là bố mẹ nuôi của hắn cũng phải kinh hãi vì sự tàn bạo của đứa con mà họ đã nuôi nấng đến nỗi “hai vợ chồng người lính nọ lặng lẽ rời bỏ vùng đất dữ này, ngậm ngùi đứng trước Thần, Phật, ăn năn và tủi hổ, vì đã nuôi nấng một hòn máu rơi thành một hung thần tai ác”. Và đến cả quan châu, người đã sử dụng hắn như một vệ sĩ tin cẩn, một tên tay sai đắc lực, cũng có lúc phải rùng mình sợ hãi: “Còn nó là cái gì, chính tôi cũng không biết…”. Một kẻ đáng sợ như thế tưởng chẳng có gì phải xót xa thương cảm ấy vậy, mà không, Ma Văn Kháng vẫn dành cho hắn những lời biện minh cho tất cả những hành động tàn bạo và man rợ ấy: “Khun bạo liệt tàn nhẫn, nhưng Khun không ý thức được hành động của mình”. Nghĩa là, những hành động của Khun chỉ là những hành động của một kẻ mông muội, mang tính bản năng của những con thú hung dữ chứ đó không phải là hành động của một con người có ý thức. Ma Văn Kháng còn dành sự xót xa thương cảm của mình cho Mã Đại Câu (Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang) một kẻ dị hình, dị dạng, khố rách, áo ôm, không nơi nương tựa, không người thân thích và cũng chẳng biết nguồn gốc xuất thân từ đâu: “Dòng giống Mã Đại Câu thì chẳng ai biết. Mà lai lịch của lão thì cũng còn mù mờ lắm. Vậy là chỉ còn căn cứ phần nào vào mặt mũi vóc dáng, mà phỏng đoán thôi. Vậy thì hình hài, diện mạo lão như thế này: Người cao chừng thước rưỡi, da

đen sạm, quắt như cái roi trâu, cóc váy đóng vẩy như xưa rày chưa hề biết tắm táp rửa ráy là gì. Đặc sắc nhất là cái đầu to quá khổ, do nặng quá nên cứ phải ngoẹo như là ngả trên vai.Các bộ phận trên mặt lão thì thế này: mắt trắng rã, mồm hõm, răng vẹo vọ, má trái bị một vết sẹo xẻ đôi, cái tai phải cụt, đôi môi trơn lì như hai vết sẹo và thâm đen” (Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang) [48, 262]. Đi cùng với cái hình hài gớm ghiếc ấy là một trí tuệ “ngu ngốc đến mức nhầm ông chủ tịch ngày nay với thằng bang trưởng ngày xưa. Hoá rồ hoá dại hay đói khát tới mức nào mà phải đi ăn thịt con dơi muỗi, con chuột ở trong hang!” [48, 246]. Còn với mọi người, Mã Đại Câu chỉ là một lão già ngu xuẩn và đần độn hay giúp mọi người làm những công việc nặng nhọc như vác đá, ghê tởm như chôn người chết vô thừa nhận. Nghĩa là Mã Đại Câu cũng chẳng làm gì tổn hại gì đến ai. Với tình cảnh đó, Mã Đại Câu đáng thương hơn là đáng trách. “Thương hại lão già, chủ tịch Lục Vân Hài mới khe khẽ vỗ vai lão: -Thôi ông Câu. Ở hang, thành người rừng, thành quỷ đấy! Về phố thôi. Về phố đi, tôi sẽ xếp việc cho ông làm!” [48, 265]. Những tưởng thế là xong: “Thời gian lặng lẽ trôi trong sự yên dạ của mọi người. Mã Đại Câu, lão già vô gia cư, không nghề nghiệp, chẳng thân thích, con người chẳng có gốc rễ dân tộc, ốm o, xấu xí, lẩm cẩm, gàn quải chắc là cứ thế mà sống yên ổn cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, hết đời người. Cứ yên lòng, lão Câu nhé. Lão ốm thì đã có thuốc thang và người trợ giúp. Lão không chết đói, chết rét đâu, nếu như chính lão không muốn. Bởi vì xã hội này vốn ưu ái con người. Lão chẳng có công tích gì với xã hội này đâu. Có khi còn có tội nữa là khác đấy. Người ta dị nghị quá khứ lão lắm. Nhưng mà thôi, giờ lão đã già, ốm yếu, chỉ cần biết thế thôi, mọi người sẽ đối xử tử tế với lão. Tuổi già của lão vậy là đã mãn nguyện rồi chưa, hỡi Mã Đại Câu” [48, 266]. Nhưng cuộc sống yên bình mà mọi người sắp đặt cho lão lại bị chính lão hất đổ. Mã Đại Câu đã ngu muội nghe lời xúi giục của bọn xấu ăn cháo đái bát rồi bỏ đi. Khi đi lão ta

còn:“Đứng lại ở nơi cửa khẩu, vạch quần, hướng về mảnh đất đã cưu mang lão, đái một bãi, rồi lão nhổ bọt, chửi: - Téo mẹ tằng Ố-Nàn!” [ 48, 269].

Để rồi vỡ mộng trở về trong bơ phờ mỏi mệt đến cái chăn rách, cái nồi nhôm méo lúc đi hắn mang theo cũng bị tước đoạt hết. Những tưởng đó cũng là bài học để hắn có thể nhận ra sự ngu dại của mình nên khi hắn quay trở về đến xin chủ tịch Lục Vân Hài rủ lòng thương thì chủ tịch Lục Vân Hài lai động lòng: “Ánh mắt của ông nhìn lão thật nghiêm nghị mà giọng thì đầy xót thương: - Đã ngu dại thì phải ở với người tử tế chứ, ông Câu. Thôi được, chiếu cố cho ông lần nữa thôi. Ăn xong quệt mỏ là không tốt đâu! Nhớ nhé!” [48, 274]. Ấy vậy mà khi quân xâm lược sang hắn lại quên ngay bài học bị lừa phỉnh hôm nào và định một lần nữa ôm gót quân xâm lược nhưng kết quả lại là: “Nòng súng ngắn của sư trưởng chĩa thẳng vào ngực Mã Đại Câu. Mã Đại Câu quay đầu định chạy. Nhưng lão đã quay tròn, y như người say thuốc, có điều là mệt lắm, mệt bã cả người. Tuy vậy, lão vẫn cố gào: “Ngộ là người Hán Tây. Ngộ là người Hán Tây. Ngộ gốc ở pên Tầu Tây”… Lão ngã rụi xuống, óc tăm tối vẫn chẳng hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Lão đã bị lừa mà vẫn chưa tỉnh ngộ, vẫn chưa hiểu nổi một điều giản dị: ngu đần mà sống với người hiền từ, lương thiện thì quá lắm cũng chỉ làm cho người ta bực mình thôi, chứ ai giết lão làm gì!” [48, 276-277]. Đó là lời của người kể chuyện hay đó chính là tâm trạng giận mà thương của tác giả cho sự muông muội đến chết vẫn chưa tỉnh ngộ của những con người như Mã Đại Câu.

Sự xót xa, thương cảm của Ma Văn Kháng còn dành cho cái Léng, (Thím Hoóng) một đứa trẻ người Hoa hồn nhiên, đáng yêu: “Con bé Léng thừa hưởng sức vóc của cha, khoẻ mạnh, mập mạp lắm. Tóc đuôi sam lũn chũn, má bầu, mắt một mí (…). Cái Léng học trường phổ thông cấp hai khu phố, chan hoà với các bạn bè người Việt trong học hành, vui chơi. Bạn bè thích đến nhà nó vì nhà nó có rất nhiều truyện tranh. Toàn truyện cổ, tranh vẽ đẹp, kèm lời kể hấp dẫn.

Cái Léng rất nhớ chuyện. Nó giải thích ý tứ từng tờ tranh, nó dẫn truyện vanh vách, mặc dầu một chữ Tầu bẻ đôi nó cũng không biết” [48, 276 - 277]. Sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của mọi người xung quanh như thế, nhưng khi bước vào tuổi thiếu nữ nghe theo tiếng gọi của bọn người phản động đến mức say mê, cuồng tín, Láng quăng mình vào cuộc đại náo ngu xuẩn như ngưòi bị quỷ bắt mất linh hồn nó cùng với đám thanh thiếu niên người Hoa ở thị trấn kéo nhau qua các phố hò hét ầm ĩ, tạo phản và cho đó là phẩm chất cao quý nhất. Mẹ nó ốm đau nằm đó khi được hỏi “Léng à, mẹ cháu ốm thế, sao cháu chẳng ở nhà chăm sóc mẹ?” thì nó đáp trơn tru ráo hoảnh: “Trái tim tôi không có chỗ dành cho mẹ cha!” [48, 388]. Không chỉ không có chỗ dành cho cha mẹ mà nó còn lớn tiếng rủa cha mẹ là “hạng người thối tha”, đáng đem chôn dưới ba thước đất sâu” [48, 392]. Và cũng chính nó đã biến “những điều nó nói thành hành động”, một hành động vô nhân tính dã man, tàn bạo. Nó nhét mẹ nó vào cái thống bẩn thỉu để đến khi có người tìm thấy thì mẹ nó ở trong tình trạng: “Ngồi co quắp, tóc tai bơ phờ, đầu gục, mắt nhắm nghiền như chết rồi trong lòng cái thống sặc mùi hôi mốc” [48, 329]. Bà mẹ khốn khổ khi được đưa ra khỏi cái thống thì chỉ là một bộ xương có hơi thở thoi thóp nhưng vừa mới lấy lại được một chút sức lực đã phải kêu lên: “Đi chứ! Ở lại gặp nó mà chết à! Nó bảo mình là đứa phản động, nó cho mình vào cái thống, bỏ mình chết rồi đấy” [48, 393]. Rõ ràng, hành động man rợ của đứa con ruột thịt đã thật sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho bà mẹ tội nghiệp. Một kẻ mất hết lương tri, tàn bạo đến không tưởng, một đứa con bất hiếu đến vậy, tưởng có chết cũng không thể xoá bỏ được hết tội lỗi của mình chứ đừng nói đến chuyện xót thương hay tha thứ được. Ấy vậy mà tấm lòng bao la yêu thương con hết mức của mẹ đâu có bao giờ vơi cạn. Bà mẹ ấy sau những phút kinh hoàng vẫn không nguôi ngóng đợi, nhớ thương đứa con khờ khạo dại dột, lầm đường lạc lối của mình. Ma Văn Kháng cũng dành cho cái Léng một sự xót thương, một lời biện minh: “Tôi vẫn

thấy cái Léng thật là đáng thương. Nó chỉ là nạn nhân” [48, 398]. Và ở đây, một lần nữa người đọc lại nhận ra sự mông muội của con người cũng thật đáng sợ. Chính nó là căn nguyên của bao tội ác.

Không chỉ dành sự xót xa thương cảm cho những kẻ người không ra người, ngợm không ra ngợm, Ma Văn Kháng còn trực tiếp thể hiện nỗi xót xa, thương cảm cho cả những ngưòi phụ nữ đẹp như Seo Ly (Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường), trang tuyệt sắc xứ Mèo qua cảm nhận của ba thằng đàn ông: Tống, Ngôn, Phúc.

“Tống thầm kêu: - Nàng đẹp và kiêu hùng như một con gà sống thiến! Ngôn choáng váng: - Thật là một sắc đẹp mê hồn. Một trang tuyệt thế giai nhân đầy sức cám dỗ. Một nhan sắc phi phàm, huyền bí và chết người!

Quốc câm lặng. Hắn như bị cấm khẩu. Hắn bí từ!” [48, 196].

Vẻ đẹp của nàng không chỉ khiến con người choáng ngợp mà đến cả những con vật, đồ đạc cũng kinh ngạc: “Làm sao mà có thể sống bình thường được khi ở gần nàng nhỉ? Nàng toả ra một từ trường lôi cuốn. Nàng hút hồn tôi. Nàng thôi miên mỗi chi tiết trên phố xá! Con ngựa tỉnh ngủ. Cái cối tự động quay. Cả lớp rêu xanh màu kim khí bám trên bờ đá cũng khởi sắc” [48, 197 - 198]. Vậy mà ở nơi đây nàng đâu có được coi là con người. Nàng không được sống, được hưởng những hạnh phúc như bao người phụ nữ bình thường khác. Vì họ cho rằng nàng là bông hoa độc đã gây ra cái chết của bao gã đàn ông. Nhưng thực ra nàng đâu có gây ra những tội lỗi ấy mà những hậu quả ấy đều do chính thói hiếu dục của bọn người đó tự gây ra cho bản thân. Mang một vẻ đẹp nguy hiểm song nàng vẫn là tâm điểm của sự chú ý. Nàng trở thành vật trang trí. Chủ tịch Giàng A Páo đưa nàng về để “làm sang cái cơ quan Uỷ ban mà không đáng giá à!” [48, 197]. Nàng bị biến thành một thứ công cụ để những chức sắc trong tỉnh rình rập, theo dõi, đuổi bắt, lật mặt, tranh chấp nhau. Ông Tráng bị cách chức bí thư huyện uỷ vì nàng. Chủ tịch Páo kiêm luôn nhiệm vụ ấy nhưng cũng chỉ được hơn một tháng thì bị đổ. Ông phó bí thư lên thay nhưng cũng chẳng được bao lâu thì bị bắt quả tang có quan hệ ân ái với Seo

Ly. “Thành tích” của nàng là đã đánh đổ “ba bí thư huyện uỷ, bốn trưởng phòng cấp huyện, và mười chủ tịch, bí thư xã”. Biết bao người đàn ông đã chết, đã mất chức vì nàng... Biết là thế, nhưng bọn đàn ông hiếu sắc vẫn lao vào công cuộc ca tụng, chinh phục nàng vì muốn chiếm hữu nàng, vì hung hăng hiếu thắng, vì chưa được nếm trải thì càng say sưa. Trong tay bọn họ, nàng bị biến thành vật tung hứng qua tay bao gã đàn ông nhưng không ai trong bọn họ có thể chinh phục được vì vậy họ bảo nàng là yêu phụ, là hoa ăn thịt người, là địch cài vào để phá ta… Cuối cùng họ quyết định điều một ông thường vụ tỉnh già vào để “trị” nàng nhưng “kết quả lại là một đêm nhộn nhạo phố huyện. Lần này đi “diễu phố” một cách man rợ là cả ông bí thư già và nàng. Cả hai đều trần truồng. Khốn khổ cho nàng. Vì lần đầu tiên thiên hạ được nhìn thấy nàng khoả thân và cùng kinh hoàng về sự tuyệt mỹ của mỗi đường nét trên thân thể nàng. Trước sự ngưỡng mộ của mọi người, nàng càng ngượng ngùng. Mắt nàng đẫm lệ và ngơ ngác, như tự hỏi: “Tôi có tội tình gì?”. Ái ngại cho nàng quá. Phô bày lộ liễu một tạo vật trác tuyệt là một sự thô phàm. Tôi có tiên giác ấy bên cạnh sự xót thương nàng. Nhưng tôi đã rất hèn. Và hai bác nữa,giá hai bác có mặt ở đó, hai bác cũng hèn như tôi thôi” [48, 216]. Có lẽ ở đây chúng ta không cần phải nói gì thêm nữa về sự sót xa thương cảm mà Ma Văn Kháng đã dành cho nàng vì chính ông đã trực tiếp bày tỏ điều đó qua từng câu chữ. Trước tình cảnh đáng thương đó của nàng, những kẻ từng muốn chiếm hữu, chinh phục nàng không ai trong bọn họ đứng ra để che chở bảo vệ cho nàng. Mà thay cho tất cả những kẻ đó làm cái việc ấy lại là một thằng quét chợ: “Nó gạt hàng súng CKC tua tủa quanh nàng,chạy vào và cởi phăng cái áo đại cán của nó, khoác lên vai nàng, che bớt tấm thân loã lồ của nàng. Xưa nay, tất cả bọn đàn ông chúng ta chưa hề có một kẻ nào đó có được hành vi giúp đỡ nàng nhỏ bé, nhưng thể hiện tình can đảm của nam nhi và quân tử như thế cả” [48, 217]. Xây dựng nên tình huống này phải chăng cũng chính vì xót xa thương cảm cho cái đẹp bị phơi bầy một cách thô phàm.

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w