Triết lý về nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 64 - 66)

“Nghệ thuật có thể biến một kiếp sống lay lắt thành một ẩn dụ huy hoàng. Nghệ thuật tô điểm và đánh lừa người xem bằng sức mạnh đặc trưng và khả năng phát hiện của nó” [50, 52]. Triết lý này được rút ra từ truyện ngắn Tầu thông qua ga nhỏ khi tác giả chứng kiến sự đối lập giữa khung cảnh sống thực của nhân vật Hưng ở ngoài đời buồn tẻ, ảm đạm, hiu hắt vì bị bao bọc bởi không gian hoang sơ của những bông lau nhưng cũng khung cảnh ấy ở trong tranh lại óng ánh như dát bạc, như một ẩn dụ nghệ thuật huy hoàng, một phát hiện kỳ thú của người hoạ sĩ.

Trong truyện ngắn Ngày chủ nhật mưa ngâu, nhân vật An, tổng biên tập của một tờ báo cỡ vừa, suốt ngày bận rộn, căng thẳng với công việc. Đã lâu lắm rồi hôm nay mới được một ngày chủ nhật, An được nghỉ. Nằm một mình suy ngẫm về cuộc sống, anh thấy: “Thời buổi quái gì mà văn chương báo chí cứ như lên cơn nhập đồng. Văn chương là suy ngẫm chín muồi từ trong lòng mình, đến ngày đến tháng là khắc sinh nở, chứ không phải là thứ có thể thúc ép, cổ động được. Mà sao lại cổ động khích lệ thứ văn chương lấy sự vui vẻ hớn hở của đại chúng làm yêu cầu nội dung. Báo chí phải bận rộn do tính chất cập nhật là cái tất nhiên, nhưng bận rộn vì nghề nghiệp, chứ không phải là cái rập của kẻ luôn phải uốn mình đổi thay” [50, 83]. Nhân vật Hường trong truyện ngắn Thầy đàn, đề nghị ông Huynh làm thầy dậy đàn cho người yêu của mình. “Từ ngày xưa, các bậc hiền triết đã từng quan niệm âm nhạc là từ lòng người sinh ra. Lòng người có cảm xúc thì mới phát ra âm. Âm tuy biểu hiện ra bên ngoài mà phát tự bên trong (…) Âm nhạc có công hàm dưỡng tính tình. Nhạc phải thiện mỹ. Thiếu lòng nhân thì nhạc chỉ là giả dối” [50, 132 - 133]. Trong truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ, nhân vật Nam, một nhà văn nổi tiếng, nhận được rất nhiều sự hâm mộ cùng những lời mời xuống các cơ sở để tìm hiểu, viết bài Nam nghĩ: “Lúc này thật giả đang khó phân ngôi. Viết về cái gì, chẳng may sai sót, tình ngay lý gian, há miệng mắc quai, tiếng để đời! Vả lại, văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật. Đâu có phải cứ lăn lộn xuống cơ sở, gần gụi cái búa, cái bay, sống giữa tiếng máy, mùi than thì mới viết được văn hay!” [50, 214] .

Một triết lý khác về nghề văn được rút ra từ truyện ngắn Lỡ làng qua sự trải nghiệm của bản thân mình, nhân vật Hào đã kết luận: “Nghề gì không biết, chứ làm thơ, viết văn là không có thể tự dối mình và lừa thiên hạ được. Đừng có hòng mà dùng quyền lực, tiền tài để biến một kẻ vô tài thành một tài năng đặc sắc được. Có mà tài thánh!” [50, 66].

Truyện ngắn Dấn thân vào chốn nguy hiểm lại kể về một nhà văn viết được một truyện ngắn hay, độc đáo được rất nhiều người tỏ ý khen ngợi nhưng trớ trêu thay cũng chính vì truyện ngắn đó mà bị thủ trưởng cơ quan cho nghỉ việc, lâm vào hoàn cảnh bi đát, còn tờ báo cho đăng truyện ngắn đó thì gặp không ít phiền phức vì các ông thủ trưởng thấy có bóng hình mình trong truyện ngắn của nhà văn nọ. Tác giả triết lý: “Tôi bị trừng phạt là đích đáng. Ai bảo chuột ăn không trừ miệng lỗ. Nhưng mà biết sao được. Đánh chết cái nết anh nhà văn đem chuyện đời thường nhật biến thành chuyện văn chương là không thể sửa được. Sống giữa đời bề bộn, ngổn ngang, chọn lựa chỗ này là một tình huống, chỗ kia là một mẫu người, lấy ở đây một câu nói thông minh, nhặt ở chỗ nọ một ứng xử khéo, sắp xếp lại trong một hình thức đẹp, ấy chính là văn chương” [51, 365].

“ Văn chương ám chỉ là thứ văn chương hèn mạt,tầm thường. Rằng kẻ viết thứ văn chương đó cũng là loại nhân cách kém cỏi, là bọn vay mười trả chín, là kẻ chỉ biết được lòng ta mà không biết xót xa lòng người!”. Trước những lời quy kết đó, nhà văn phản ứngvà tự bào chữa cho mình bằng một loạt các quan điểm văn chương: “Ô hay! Vậy theo các vị thì bọn nhà văn chỉ được phép gửi vào trang văn của mình những kỷ niệm đẹp đẽ riêng tư thôi (…) Còn như gửi gắm cái uất hận vào nhân vật này nhân vật nọ là không được. Vì như thế là lợi dụng văn chương làm điều hèn hạ! Không! Không đúng. Vì như thế là bất công, là triệu vi tróc vẩy nhà văn, là biến nhà văn thành một gã thi sĩ tụng ca (…) Một bậc thầy văn xuôi hiện đại Việt Nam đã nói: Viết văn tức là trải mình, mài mình trên trang giấy. Và nghệ thuật hiện đại là sự kết hợp yếu tố tự thuật với hư cấu. Các vị có hiểu thế không”. Như vậy, qua đoạn tranh luận này, rất nhiều triết lý về nghề văn đã được rút ra.

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 64 - 66)