Triết lý về cuộc đời, con ngườ

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 66 - 69)

Thổ ty Sề Sao Lỉn trong truyện ngắn Móng vuốt thời gian sau khi đã hưởng thụ một cuộc sống đầy quyền lực và giầu sang sung sướng bước vào

tuổi bảy mươi bỗng nhận ra một sự thật: “Con người ai cũng như ai, từ bậc đế vương đến tên đánh giậm, gã mã phu, chỉ được sống có một lần mà thôi. Con người đi trên con đường của mình, đi thẳng, đã qua là thôi, không quay trở lại. Ấy thế, trên là trời, dưới là đất, xung quanh là sông núi, là hiện thực trường cửu, vô thuỷ vô chung, trong khi đó, trớ trêu quá, cái sinh vật tinh khôn nhất, là ưu vật của tạo hoá là con người thì đời sống lại hữu hạn và vô cùng ngắn ngủi. Vì hữu hạn và ngắn ngủi như thế, nên con người mới bầy ra Thiên đường, Thiên giới, Thiên thai, Niết bàn, Cực lạc, toàn những cõi huyễn hoặc, hư không, để an ủi mình” [49, 144].

Ở truyện ngắn Mưa đêm, cơn mưa đêm nặng hạt đã làm rất nhiều

nhà ở một dẫy phố bị nước tràn vào, gây ngập lụt mà cái nguyên nhân khiến nước có thể tràn vào nhà là do lão Mộc thợ điện cậy thế anh là lãnh đạo thành phố xây dọc xây ngang ngôi nhà của lão làm tắc cống. Vì vậy, họ hùa nhau sang đập phá cái ngôi nhà ấy. Đứng trước cảnh tượng xô xát này, nhân vật Thuyết nghĩ: “Đời người ngắn lắm, hạnh phúc là sự cân bằng thanh thản nội tâm chứ không phải là ở sự sở hữu vật chất và chiếm đoạt của cải. Chân lý đã có sức mạnh thì đâu cần phô phang” [51, 302]. “Cuộc sống vốn rất thích sự cân bằng, nó không chấp nhận sự thiên lệch thái quá, đã có bên tả thì sẽ có bên hữu. Có thăng thì có giáng, có vui thì có buồn. Được và mất luôn song hành bên nhau” [51, 361]. Triết lý đó được tác giả chứng minh bằng rất nhiều truyện ngắn như Một mối tình si, Dấn thân vào chốn nguy hiểm, Bức tranh người đàn bà chơi đàn vĩ cầm… Trong truyện ngắn Bữa ăn trưa ở quán Cây Soài. Nhân vật cô gái khi chứng kiến cảnh anh người yêu mới của mình cậy có tiền quát nạt cô phục vụ một cách thô bỉ, hành động đó, cô nghĩ: “Khi ta bất nhã với bất cứ ai trước mặt người thân là chính chúng ta đang tỏ ra kiêu ngạo với chính người thân ta đó” [51, 497]. Ở truyện ngắn Bát ngát trời xanh để con chim cu gáy có giọng thổ mổ tứ cất tiếng hót người nuôi nó phải cho nó vào cái lồng: “Chật hẹp, ụp sụp, tối tăm. Nghĩa là ta phải chủ động

tạo ra một hoàn cảnh sống, một nơi ăn chốn ở luôn luôn gây cho nó cảm giác bí bức, khổ sở. Và chính vì hoàn cảnh ấy mà nỗi nhớ trời xanh tự do, nhớ bầy, nhớ bạn, nhớ đồng ruộng của nó mới càng trở nên bức xúc và thế là một khi đã phẫn thì phải phát, nghĩa là nó bó buộc phải cất thành tiếng, thành lời, thành giọng ca!”. Nhưng một cậu bé với tâm hồn ngây thơ lương thiện lại cảm thấy nếu bắt nó sống trong hoàn cảnh như thế thì thật tội nghiệp cho nó quá nên cậu bé đã thả nó bay đi. Qua hành động đó người ông của cậu bé cảm thấy: “Thì ra là thế cái tiếng nói nơi đầu nguồn nhân cách trong trẻo của thằng cháu tôi. Nó đã hiểu đã ngộ ra một điều hệ trọng bằng trực cảm hồn nhiên của tuổi thiếu niên vô tư. Nó không cầm lòng được khi thấy con chim cu gáy phải sống trong tình cảnh ngục tù. Sự sung sướng, vui vẻ của ta không nên có trên nỗi đau tủi của kẻ khác. Ta là con người và hơn tất cả mọi sinh thể, ta có năng lực và tấm lòng rộng mở tới vô cùng. Và do vậy từ đây ta đâu còn có thể vô tư lự hưởng thụ tiếng hót của con cu gáy. Từ đây, tiếng hót của con cu gáy giọng thổ mổ tứ với ta chỉ còn là tiếng khóc ai oán của một số phận đơn côi trong ngục thất,chịu ách cách ly với đồng loại ma thôi! Ta không thể ỷ vào bất cứ một mục đích nào để biện hộ cho một hành vi trói buộc vô nhân được!” [67, 17].

Không chỉ là những câu triết lý trực tiếp xuất hiện trong truyện ngắn mà có khi những triết lý đó còn được tác giả ngầm ẩn qua những truyện ngắn như truyện Người giúp việc là lời trách nhỏ nhẹ tới những con người chưa ý thức được đầy đủ về nhân cách cao quý của mình. Hay truyện Mảnh đạn cũng với giọng triết lý thâm trầm, tác giả để lại trong lòng người đọc một sự ám ảnh về số phận nhân vật Tư. Tư phát điên vì những di chứng chiến tranh hay chính vì sự bạc bẽo, ích kỷ, độc ác của con người. Truyện

Tóc huyền mầu bạc trắng lại là một triết lý về sự năng động uyển chuyển của con người trong cả những hoàn cảnh khốn khổ nhất…

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 66 - 69)